Đề thi Ngữ Văn vào chuyên lớp 10 ở Đồng Nai “cấp tiến” cỡ nào mà Trác Thúy Miêu cùng hội người lớn đồng loạt đòi được nhập vai thí sinh?
Lâu lắm rồi mới lại có 1 đề thi khiến người lớn cũng bị kích thích như thế…
Đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 chuyên tỉnh Đồng Nai năm nay khiến khá nhiều người hào hứng và ngợi khen hết lời. Tuy đề khá lạ nhưng ai cũng phải khen hay từ tư duy đến cách đặt vấn đề và quan trọng nó khá thời cuộc và hiện đại.
Nhiều người có cảm giác đây như 1 làn gió mới với cách ra đề hiện tại vì sự đơn giản, dễ hiểu và “đời” đến như thế. Cách đưa ra vấn đề giản dị, không cao siêu đao to búa lớn nhưng rất cuộc sống khiến “hội người lớn” cũng nô nức muốn được đi thi để bày tỏ quan điểm của mình.
Có lẽ nó “khá kích thích” vì đánh trúng 1 vấn đề mà xã hội đang quan tâm, 1 khía cạnh ngách nhưng gần gũi vô cùng.
Đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 tỉnh Đồng Nai.
Trong đề Ngữ Văn này câu 1 được cho là điểm nhấn khá thú vị vì bám vào 1 vấn đề rất đời, rất cuộc sống từ chính tâm lý đầy áp lực của các con do sự kỳ vọng của cha mẹ và liên hệ ngay trong chính kỳ thi có tính quyết định này. Đây cũng là 1 trạng thái được cho là nỗi niềm chung của teen từ áp lực có thật từ chuyện thi cử.
Câu 1:
“Tốn bao nhiêu tiền ăn học, tại sao điểm thấp thế này? Sao chỉ có ăn với học mà làm cũng không xong? Con phải cố gắng đậu trường A. bố mẹ đặt hết kì vọng vào con”. Đó là những lời bố mẹ luôn nói với tôi. Lúc ấy, tôi chỉ muốn trả lời rằng: “Con chỉ muốn sống 1 cuộc sống bình thường nhưng sống bình thường cũng rất khốc liệt”.
Bằng trải nghiệm của bản thân hãy bày tỏ suy nghĩ về câu trả lời trên.
Video đang HOT
Câu 2:
Trong cuốn “Phẩm cách văn chương”, tác giả Hàn Quốc Ki Ju Lee đã chia sẻ:
“Có lẽ việc đặt tên cho 1 tác phẩm cũng cần sự chân thành không kém gì đặt tên cho 1 con người… Từng chữ được tác giả lấy tâm hồn và nước mắt làm mực, tận tụy viết ra trang giấy trắng với ước ao chạm đến trái tim người đọc”. Em hiểu ý kiến như thế nào? Hãy chọn nhan đề của 2 tác phẩm văn học “chạm đến trái tim em” để làm rõ.
Như thế có thể thấy đề thi đã vượt ra khỏi khuôn khổ những đề thi từ trước đến nay vẫn thường thấy, khá quen thuộc với những câu nói quá cao siêu hoặc có tính đánh đố học sinh.
Còn ở đây người ra đề đã có cái nhìn hiện đại cấp tiền về 1 vấn đề nóng trong xã hội, để các em có “đất”, có cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình từ chính vấn đề của mình.
Đề thi cũng không đao to, búa lớn, nhẹ nhàng như hơi thở mà khơi gợi cảm hứng để người viết hứng thú với việc thể hiện quan điểm qua những kiến thức và suy nghĩ của chính mình.
Chính vì thế Trác Thúy Miêu cũng phải bày tỏ tâm đắc: “Các thanh niên 15 tuổi ở Đồng Nai ơi, nói cho Miêu biết đi, đề thi này có quá sức các con không?
Trác Thúy Miêu cảm thấy hào hứng với đề thi hay và hiện đại của Sở GD Đồng Nai.
Thầy cô nào ở Đồng Nai có nhận em đi học bổ túc lại không ạ? Đề kích thích quá ạ! Không cho học cũng được, giả đò cho em thi thôi cũng được ạ!
Hoan nghênh thầy cô Sở GD Đồng Nai!”.
Đồng quan điểm với Trác Thúy Miêu, hội người trưởng thành cũng tới tấp xin được làm thí sinh: “Cho mình thi lại đề này đi”/”Đề thi kích thích quá”/ “Lâu rồi mới thấy 1 đề văn mà mình muốn được thi lại thế này”/”Đề đánh vào tâm lí học sinh quá. Khiến cho học sinh nghĩ đây chẳng phải một đề thi nữa, nó như một lời bộc bạch, giãi bày mà chính bản thân những cô cậu học sinh ấy cũng chưa từng nói cho ai hay về lòng mình!”…
Luồng gió mới về sự cấp tiến và hiện đại của đề thi đã khiến cho nhiều người hy vọng phương pháp sư phạm hiện tại đã có những sự thay đổi thức thời phù hợp với thời cuộc. Để giúp cho teen có cơ hội bày tỏ quan điểm, cá tính của mình 1 cách không nhọc nhằn vì những phân tích 1 bài viết hàng mấy chục thập kỷ qua đã được lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
Thế hệ trước nhiều người đã bày tỏ việc những đề rập khuôn, đóng khuôn xưa cũ khiến tư duy sáng tạo không có chỗ bay xa.
Tuy nhiên, cũng không phải 100% số ý kiến đều ca ngợi, có số ít ý kiến khác cho rằng đề thi này ” khó tìm được bài thi đáp ứng được kỳ vọng người ra đề vì ở lứa tuổi lớp 9 lên 10 vẫn còn quá nhỏ mà vấn đề được đặt ra lại cần sự trải nghiệm và tầm nhìn!”.
Đề chuyên Văn 'Nếu phải ở trong nước sôi' gây tranh cãi
Một số giáo viên cho rằng câu lệnh của câu hỏi trong đề Ngữ văn vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hòa) khiến người đọc thấy phản cảm.
Sau khi học sinh dự thi vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hòa) hoàn thành môn Ngữ văn, câu 1 trong đề thu hút sự chú ý của dư luận bởi cách đặt vấn đề.
Đề Ngữ văn gây tranh cãi.
Cụ thể, câu nghị luận xã hội 4 điểm này sử dụng ngữ liệu là ý kiến của Lu-Mannup trong cuốn sách Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng: Phương Tây có câu ngạn ngữ: "Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng". Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của bạn tới đâu.
Câu lệnh định hướng vấn đề nghị luận là: "Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng? Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên".
TS Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn tại Hà Nội, nêu quan điểm ngay từ bản thân câu ngạn ngữ, cô đã không thực sự đồng tình. Theo cô, "nước sôi" không phải lúc nào cũng là "hoàn cảnh" theo nghĩa "nghịch cảnh" như cách chúng ta đọc câu ngạn ngữ.
Cô Tuyết phân tích ý kiến của Lu-Mannup cho rằng "nước sôi" là hoàn cảnh khắc nghiệt, đáng sợ nhưng theo cô, "nước sôi" lại là điều kiện lý tưởng cho một ấm trà để tỏa hương và trọn vị.
"Tất nhiên, đó chỉ là quan niệm chủ quan, cá nhân. Đây vẫn là câu ngạn ngữ quen thuộc mà nhiều người thường sử dụng", cô Tuyết nói thêm.
Tuy nhiên, TS Trịnh Thu Tuyết khẳng định câu lệnh có vấn đề. Thông điệp đề bài định hướng cho học sinh là bàn luận về bản lĩnh nội tại trước nghịch cảnh cuộc sống.
Vấn đề đặt ra tốt, hữu ích, nhất là trong cuộc sống thời hiện đại vốn luôn quá nhiều thử thách. Song cách diễn đạt ý giả định trong câu lệnh "nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng?" khiến người đọc thấy phản cảm.
Nữ giáo viên cho rằng không ai thấy thoải mái khi hình dung mình ở trong "nước sôi" và loay hoay chọn lựa cách làm "củ khoai tây hay quả trứng".
"Những liên tưởng va chạm với tầng nghĩa đen khiến bất kỳ ai cũng thấy không ổn", cô Tuyết nêu quan điểm.
Cô gợi ý đề văn sẽ giản dị, minh triết hơn nếu thay bằng câu lệnh: "Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về thông điệp em nhận được từ quan niệm trên".
Trong khi đó, thầy Vũ Thanh Hòa, giáo viên trường THPT Thăng Long (Hà Nội), cho rằng văn chương luôn có những lớp nghĩa ẩn dụ và lớp nghĩa thực. Nếu chỉ soi theo lớp nghĩa thực, người đọc sẽ thấy có vấn đề.
Trong khi đó, "nước sôi" trong đề trên có thể hiểu là hoàn cảnh thử thách, như cách mọi người vẫn dùng để hiểu câu "bảy nổi ba chìm với nước non".
Thầy Hòa đánh giá thêm vấn đề nghị luận xã hội trong đề chuyên môn Văn của tỉnh Khánh Hòa không quá mới nhưng cách kiến giải quan điểm khá độc đáo, giúp học sinh có "đất" thể hiện quan điểm lập luận và sự sáng tạo cá nhân.
Theo thầy, với câu này, mặt lý giải và chọn lựa phương án sẽ không có cái đúng hẳn hoặc cái sai hẳn, quan trọng là cách lựa chọn và kiến giải linh hoạt của học sinh, từ đó thấy được sự nhìn nhận học sinh về "bản lĩnh nội tại" của mình là gì, từ đâu, do đâu, và làm cách nào để bản lĩnh phá bỏ giới hạn vốn có.
Hot girl từng được báo Trung đưa tin về vòng 1 "siêu thực", sau một năm đăng ảnh "thả dáng" khiến người xem bất ngờ Hot girl 19 tuổi đăng hình ảnh khiến người xem "nhức mắt" vì quá nóng bỏng. Với gương mặt học sinh ngây thơ, trong sáng nhưng Phan Thị Bảo Trân lại từng được báo chí Trung Quốc viết bài riêng và dành nhiều lời cho hình thể. Khi đó, cô nàng vẫn còn là học sinh cấp 3, theo học một trường trung...