Đề thi nêu tình huống “hàng xóm thuê xã hội đen hành hung mình thì phải làm sao?”, ngó xuống phần đáp án học sinh cười 7 ngày 3 đêm chưa tỉnh
Dẫu biết đây chỉ là tình huống giả định được đề thi đưa ra nhưng nó thật sự quá hài hước.
Mới đây, một bạn học sinh đã chụp lại câu hỏi trong đề thi thử môn Giáo dục công dân của mình và khiến dân tình được phen cười nghiêng ngả. Đó là bởi phần đáp án của câu hỏi này quá lầy lội và hài hước.
Nội dung câu hỏi cụ thể như sau: “Khi nhà hàng xóm làm nhà đã làm hư hại ngôi nhà của mình. Ông A đã sang nhà hàng xóm nói chuyện và yêu cầu khắc phục hậu quả nhưng nhà hàng xóm không nghe mà còn chửi bới và thuê xã hội đen về hành hung ông A. Trong trường hợp này ông A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo đúng quy định của pháp luật?”.
Bốn đáp án được đưa ra là:
A. Khiếu nại với công an xã.
B. Huy động gia đình anh em sang đánh nhau với nhà hàng xóm.
C. Tố cáo với công an xã.
D. Thuê xã hội đen về chơi lại nhà hàng xóm.
Video đang HOT
Câu hỏi bá đạo trong đề thi thử môn Giáo dục công dân.
Đọc phần đáp án, ai cũng cười lăn lộn với đáp án B và C. Dẫu biết đây chỉ là tình huống giả định nhưng nó thật sự quá hài hước. Rất nhiều học sinh sau đó đã để lại loạt comment hài hước như: “Em xin chọn đáp án B. Vì bà nội em ngày xưa đẻ đến 9 người con nên họ hàng rất đông. Họ nhà em mà đứng thì chật kín từ đầu ngõ đến cuối ngõ, đảm bảo trấn áp được nhà hàng xóm” hay “Em rất muốn chọn đáp án D nhưng em lại không có tiền thuê, nên thôi em xin chọn đáp án B. “Của nhà trồng được” vẫn hơn”,…
Nói vui là thế nhưng ai nấy đều biết được. Cả trên bài thi và trong cuộc sống đời thực, chúng ta đều không được chọn hai phương án tiêu cực và vi phạm pháp luật là B và D. Thay vào đó, đáp án đúng phải là A: “Khiếu nại với công an xã”.
Bởi: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, ông A đã bị xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của mình, ông A có quyền khiếu nại với công an xã.
Được biết, câu hỏi trên thuộc đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân của tỉnh Tiền Giang. Năm ngoái câu này cũng từng xuất hiện trong 1 số đề thi thử. Năm nay câu hỏi một lần nữa được các em học sinh chia sẻ lại và tiếp tục gây bão mạng xã hội.
Đề thi 'gây lú' khiến học sinh mếu máo không biết chọn đáp án nào, dân mạng thi nhau bàn tán
Một đề thi gây khó hiểu cho thí sinh khi đưa ra câu hỏi tên gọi khác của Tivi là gì nhưng trong đáp án lại không có câu chọn đúng.
Mới đây, dân mạng thi nhau lan truyền một hình ảnh được cho là đề thi môn Công Nghệ lớp 12 với câu hỏi khó hiểu khiến người xem vừa hoang mang, vừa buồn cười.
Cụ thể, ở câu số 21, đề thi ra câu hỏi: Tivi có tên gọi khác là gì? Và lần lượt có 4 đáp án được đưa ra là:
A. Micro
B. Loa
C. Tivi
D. Bộ đàm
Câu hỏi gây lú học sinh vì không biết nên chọn đáp án nào.
Đọc đề và đáp án được đưa ra, dân mạng không khỏi ngơ ngác vì cả 3 đáp án A, B, D đều không đúng, còn đáp án C là Tivi thì lại trùng với tên gọi được đưa ra trên đề bài. Đây thực sự là một câu hỏi đã đánh đố thí sinh khiến nhiều người hoang mang 'tột độ'.
Chính vì thế không ít bình luận trái chiều được dân mạng đưa ra. Người cho rằng đây có thể là do đánh máy bị lỗi, người cho rằng đây có lẽ là ngụ ý của người ra đề.
Nhiều bạn trẻ bình luận, ' câu này trả lời sao đây mọi người', 'Nếu là loại thì câu C sẽ bị loại vì trùng với tên gọi ở đề bài', 'Câu này khó quá bỏ qua', 'giáo viên đùa học sinh à? ',...
Chưa dừng lại ở đó, nhiều học sinh còn bình luận là cho thêm đáp án như: Vô tuyến, Television.
Trên thực tế đã có rất nhiều đề bài đưa ra nhưng lại nhầm các đáp án. Có câu hỏi không có đáp án đúng hoặc trùng các đáp án với nhau khiến học sinh hoang mang và mất phương hướng trong lúc làm bài thi.
Các bác cho em hỏi Tọa độ G ở đâu trong đề với ạ!
Dữ liệu là ngày 12/3 và thứ ba tuần sau có liên quan không ạ?
Đề thi "Con giúp bạn khóc" từng gây tranh cãi không ít trên các diễn đàn
Bài toán lớp 1 "cho khoai, bắt tính gạo" tưởng dễ ăn, nhưng khi phân tích lại siêu khó, đến giáo viên cũng chưa chắc giải được Toán lớp 1 tưởng "dễ ăn" nhưng hóa ra cũng phức tạp phết. Toán Tiểu học thường được nhận xét là đơn giản, chỉ cần cộng trừ nhân chia theo quy tắc là được. Nhưng cũng chính vì suy nghĩ đó mà không ít thầy cô đã xem nhẹ việc cho dữ liệu khiến cho bài toán đề bài thì đúng nhưng câu...