Đề thi môn Tiếng Việt dành cho người Trung Quốc siêu khó, 80% người bản địa dịch được hết cũng chưa chắc làm đúng
Đề thi môn Tiếng Việt này khó, không chỉ bởi ngữ pháp lẫn từ vựng mà còn vì chủ đề luận đọc khó hiểu nữa.
Học ngôn ngữ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với học sinh, sinh viên và cả những người ngoại quốc. Người Việt học tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Đức… thì học sinh các nước cũng tương tự như vậy. Họ cũng có những trải nghiệm thi cử như IELTS, TOEFL của Tiếng Anh, HSK của tiếng Trung hay TOPIK của tiếng Hàn và cả thi năng lực tiếng Việt,…
Những ngày gần đây, một bài thi tiếng Việt trong kỳ thi năng lực tiếng Việt Quốc tế đã làm nhiều người xôn xao “mắt chữ O, miệng chữ A” khi thấy đề thi làm khó học viên. Đến cả người Việt đọc vào đề thi cũng hoang mang và tự đặt câu hỏi: “Liệu rằng mình đã hiểu hết tiếng mẹ đẻ, hiểu được hết quy luật của thơ Lục bát”?.
Đề thi như sau:
Bài đọc trong đề thi cao cấp năng lực tiếng Việt Quốc tế của IVPT
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” những câu hỏi liên quan đến ngữ pháp, từ vựng, kết cấu câu, thể thơ…. cũng khiến nhiều người Việt phải bối rối, quan trọng hơn trong mắt người nước ngoài thì điều này thực sự rất khó.
Đề thi cao cấp năng lực tiếng Việt Quốc tế của IVPT được đánh giá sẽ dễ thở ở phần Nghe và Viết. Nhưng đến phần Đọc thì khó lòng dành trọn điểm và cũng mất nhiều thời gian để hiểu được trọn vẹn tiếng Việt.
Video đang HOT
Xu hướng những năm gần đây, tiếng Việt được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn là ngôn ngữ thứ 2 để học và tìm hiểu về văn hóa và con người Việt Nam. Tại Hàn Quốc, tiếng Việt còn được đưa vào danh sách các môn Ngoại ngữ 2 trong kỳ thi Đại học, cùng với Tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập.
Có thể thấy, tiếng Việt đang rất được ưa chuộng đối với học sinh, sinh viên các nước. Trong năm 2021, đã có hai trường đại học thuộc khối Ivy League là Đại học Brown và Đại học Princeton cùng hợp tác triển khai khóa học tiếng Việt đầu tiên trong học kỳ này theo hình thức học trực tuyến qua Zoom.
Tiếng Việt chưa bao giờ là ngôn ngữ dễ dàng chinh phục, đến cả người bản xứ cũng chưa bao giờ tự tin mình hiểu hết. Đề thi trên đã nhận được rất nhiều bình luận và đánh giá về mức độ khó như sau:
- “Người Việt thì đương nhiên không vấn đề gì rồi mà tưởng tượng mình là người nước ngoài chắc đọc xong cũng khóc”.
- “Thực ra đề bài này ổn mà, không khó hiểu và khá chi tiết. Chỉ là với người nước ngoài học tiếng Việt thì hơi lừa xoắn não tí thôi”.
- “ Cũng như mình thi HSK5 N2 của nước bạn vậy, đọc hiểu xoắn cả não”.
Tranh cãi bất ngờ xung quanh câu hỏi "Khai giảng vào đầu thu hay cuối thu?" từ đề thi Tiếng Việt lớp 2
Xưa nay ai cũng nghĩ khai giảng là vào đầu thu, nhưng lại có bằng chứng cho 1 kết quả khác và khiến các bậc phụ huynh bỗng dưng lại phải đau đầu...
Trong 1 hội nhóm cha mẹ học sinh gần đây bất ngờ 1 câu hỏi được đặt ra: "Khai giảng vào đầu thu hay cuối thu?" từ 1 trích đoạn trong 1 đề thi môn Tiếng Việt lớp 2, khiến khá nhiều người ngỡ ngàng.
Từ xưa đến nay đa phần các cha mẹ vẫn nghĩ mùa tựu trường của các con là vào đầu thu, đó không phải là điều bàn cãi. Nhưng trong trích đoạn của đề thi này rành rành tác giả nói rằng khai giảng vào cuối thu. Từ đó mới nổ ra những tranh cãi xung quanh câu hỏi: "Khai giảng vào đầu thu hay cuối thu?".
Đề thi môn Tiếng Việt lớp 2 có nội dung tranh cãi liên quan đến ngày khai trường.
Theo như những gì chúng ta nhìn thấy thì đề thi này là 1 đề môn Tiếng Việt lớp 2 của 1 thầy cô hay 1 trường tiểu học nào đó.
Cụ thể trong đề thi có 1 trích đoạn của tác giả Lê Phương Liên như sau: "Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió chạy khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá xanh, làm tươi lên cái áo vôi vàng của ngôi trường... Kết thúc bài giảng, giọng cô ngân vang: "Ngày mai, chúng ta sẽ khai trường, bắt đầu một năm học mới".
Đây là 1 phần thi đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 2 và câu hỏi là: "Các bạn học sinh đón ngày khai trường vào thời gian nào?" .
3 đáp án được đưa ra để lựa chọn là: cuối thu, đầu đông, cuối hè.
Một phụ huynh khi nhìn thấy đề thi đã vô cùng ngỡ ngàng, vì có lẽ họ xác định được số đông cũng như mình vì luôn hiểu mùa khai trường là đầu thu. Nhưng trong trích đoạn trên lại khẳng định ngày khai trường là vào cuối thu. Thêm vào đó phần câu hỏi lại nhấn vào chi tiết này khiến cho nhiều phụ huynh cho rằng học sinh đều sẽ nghĩ khai giảng vào ngày cuối thu.
Nhiều ý kiến tranh cãi đã nổ ra sau câu hỏi này, theo suy nghĩ của nhiều người thì tháng 7,8,9 âm lịch mới là mùa thu. Và ngày 5/9 dương lịch là chưa hết tháng 7 âm, vậy thì phải hiểu ngày khai giảng là vào đầu thu mới đúng.
Có những phụ huynh còn tra cứu đàng hoàng: "Theo lịch vạn niên, tiết Lập thu năm 2021 bắt đầu vào ngày thứ Bảy, mùng 7 tháng 8 Dương lịch (tức ngày 29/06/2021 Âm lịch) và kết thúc vào ngày Chủ Nhật 22/08/2021 Dương lịch (tức ngày 15/07/2021 Âm lịch)". Nhưng theo lịch tra cứu này thì ngày Khai giảng vẫn rất gần tiết Lập thu.
Một bài thơ của tác giả Nguyễn Bùi Vợi khẳng định ngày khai trường vào đầu thu.
Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra là trong nhóm diễn đàn này lại có cháu của chính tác giả Lê Phương Liên, người viết trích đoạn kia (trong cuốn Những tia nắng đầu tiên) và đã được lý giải tường tận. Tác giả nói: "Bác viết bài này từ cách đây 50 năm. Khi ấy khai giảng vào cuối tháng 9, do học sinh đi sơ tán về Hà Nội muộn. Sau này mới có quy định là khai giảng vào 5/9" . Vậy thì việc tác giả viết khai giảng vào cuối thu không có gì sai, có điều đặt vào hoàn cảnh thời nay thì có lẽ gây hiểu lầm cho nhiều người.
Điều thú vị tiếp theo xảy ra là nhiều phụ huynh sau khi nhận được lý giải này đã cho rằng tác giả bài viết quả là nhà tiên tri tài ba. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhiều phụ huynh đã nghĩ đến 1 lễ khai giảng muộn vì lũ trẻ nhà mình vẫn còn đang "sơ tán" ở nhà ông bà nội, ngoại, 1 năm học mới khởi đầu rất khác như khai giảng và học online hoặc khai giảng chậm là điều bình thường. Một số comment vui: "Năm nay thì chắc khai giảng cuối thu thật đấy các bác" hoặc "Mùa tựu trường là mùa thu, còn đầu hay cuối không quan trọng" ...
Như vậy điều tác giả viết là hoàn toàn hợp lý ở thời kỳ ngày đó, còn bạn nghĩ khai giảng vào cuối thu hay đầu thu thực sự cũng không quá quan trọng.
Chuyện ngoài lề 1 chút, nhưng nhiều phụ huynh khi đọc cả trích đoạn này đều đã đồng loạt yêu thích giọng văn của tác giả và khen trong trẻo, dễ thương và gần gũi với thiếu nhi.
Cười ngất với bài văn tả bạn của học sinh: "1 mái tóc, 2 con mắt, 1 cái mũi. Cái miệng có răng nanh chìa ra" Ai cũng biết học sinh tiểu học hồn nhiên, nhưng ngây ngô và chân thật như học sinh này thì quả là có 1-0-2. Môn Tiếng Việt hay Ngữ văn là một môn học gắn bó với học sinh trong suốt 12 năm phổ thông. Dẫu đã nhận biết hết mặt chữ trong năm lớp 1, nhưng từ việc dùng từ, đặt câu...