Để thanh long phát triển bền vững
Bình Thuận đã phát triển tới 19.000 ha thanh long, với sản lượng khoảng 600.000 tấn/năm. Đầu ra cho trái thanh long đang là nỗi lo không chỉ của nông dân, mà ngay cả với các cấp quản lý nhà nước và doanh nghiệp (DN) .
Cung vượt cầu
Ông Nguyễn Ba (xã Hàm Hiệp, H. Hàm Thuận Bắc) cho biết, với 2 ha thanh long của gia đình, nếu trúng giá có thể lãi vài trăm triệu đồng/năm. Nếu biết chia đợt kích thích cho trái, thì lợi nhuận còn cao hơn nhiều. Theo phân tích ông Ba, cái chính là thanh long được bà con kích thích ra trái đồng loạt, sản lượng vượt cầu nên bị ép giá.
Xuất khẩu trái thanh long ra nước ngoài – Ảnh: Quế Hà
Video đang HOT
Theo ông Huỳnh Thanh Cảnh- Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận thì với diện tích cây thanh long như hiện nay đang có dấu hiệu cung vượt cầu. Vì vậy chủ trương của tỉnh không khuyến khích bà con trồng mới, thay vào đó tỉnh đang tập trung nâng chất lượng trái thanh long. Kế hoạch năm 2013, phấn đấu có khoảng 7.000 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP. “Tất cả các thị trường đều coi trọng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Vì vậy, khâu sản xuất sạch là điều kiện sống còn cho thương hiệu thanh long Bình Thuận. Chúng tôi đang kiến nghị các nhà khoa học chuyển giao các tiến bộ về khoa học kỹ thuật cho bà con trong khâu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản trái cây đặc biệt là hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng thuốc kích thích. Phải hướng nền sản xuất theo các tiêu chuẩn VSATTP không chỉ của Việt Nam mà của các thị trường khó tính trên thế giới.”- ông Cảnh nói.
Thanh long, loại trái cây chủ lực của tỉnh Bình Thuận – Ảnh: Quế Hà
“Do đặc thù của người Việt và cả người Trung Quốc đều thích trái thanh long màu đỏ (biểu hiện sức mạnh và may mắn) nên mua về cúng Tết. Hiểu được tâm lý này nên xuất hiện tình trạng dự trữ. Giáp Tết, nhiều DN ở Bình Thuận thu mua thanh long rồi cất kho lạnh. Bây giờ, dưa hấu, cùng thời vụ với thanh long, cũng đang trúng mùa. Mà dưa hấu thì được ưa thích không thua gì thanh long. Do vậy, nguy cơ thua lỗ của các DN dự trữ thanh long là rất cao”- Bà Nguyễn Kim Lan, chủ DN ĐT ở TP. Phan Thiết (Bình Thuận) nói.
Cũng theo ông Cảnh, tình trạng tranh mua, tranh bán thanh long trong cộng đồng một số DN tại địa phương là có thật. Điều này không chỉ phương hại đến uy tín ngành thanh long, mà nó còn gây thiệt hại trực tiếp cho người nông dân. Do đó, ngoài việc phát huy vai trò đầu mối của Hiệp hội, thì các DN cần phải ý thức được việc làm của mình, tránh gây hại cho nông dân.
Còn theo ông Ngô Minh Hùng- Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, trong năm qua không chỉ thanh long bị sụt giảm giá với thời gian dài, mà các loại trái cây khác như dưa hấu, dứa, dừa cũng bị tình trạng tương tự. “Muốn phát triển bền vững thì các DN chỉ có cách duy nhất là đoàn kết lại. Cứ để tình trạng tranh nhau mua bán thì thua lỗ là điều khó tránh khỏi. Vì vậy cần chia sẻ lợi ích với nông dân. Phương châm người trồng thanh long và người xuất khẩu đều thắng là một giải pháp giữ vững uy tín ở bất cứ thị trường nào”- ông Hùng nói.
Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận Bùi Đăng Hưng cho biết, nhiều DN do tranh mua, nên “đội” giá lên cao. Khi bán sang chợ đầu mối Pò Chài (Trung Quốc) thì giá thấp xuống nên lại xuất hiện tình trạng tranh bán. Và DN bị lỗ nặng là điều hiển nhiên. Hiện nay có đến hơn một trăm DN xuất thanh long sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Do thị trường Trung Quốc là thị trường chiến lược và cũng là thị trường quyết định trái thanh long Việt Nam. “Nhưng nếu cứ khai thác chính sách buôn bán tiểu ngạch, mà không tăng cường xuất khẩu chính ngạch thì rủi ro vẫn còn cao. Cần tăng cường xuất chính ngạch, thậm chí không đi qua cửa khẩu Tân Thanh, mà khai thác cửa khẩu Hà Khẩu- Vân Nam hoặc vào sâu trong nội địa Trung Quốc bằng đường biển. Đây là điều mà các DN thanh long Bình Thuận cần nghĩ tới”, ông Hưng nói.
Theo TNO
Điều chỉnh giá xăng dầu: Còn nhiều vấn đề phải bàn
Bộ Công Thương vừa báo cáo Chính phủ rà soát, đánh giá và đề xuất hướng sửa đổi Nghị định 84/CP về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, có đưa ra các phương án tần suất điều chỉnh giá xăng dầu cũng như công thức tính giá cơ sở, công khai kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều hành giá xăng dầu cần thận trọng
3 phương án điều chỉnh giá
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó, nghiêng về phương án quy định tần suất điều chỉnh giá hài hòa giữa dự trữ lưu thông và tần suất điều chỉnh giá - chu kỳ tính giá bình quân 15 ngày. Cơ sở để lựa chọn phương án này là vì hiện nay, nước ta đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất, lượng xăng dầu sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ. Hơn nữa, trong thời gian tới sẽ có thêm một số nhà máy như: Nghi Sơn, Long Sơn... đi vào hoạt động Mặt khác, nhà nước vừa có quyết định dự trữ dầu thô (khoảng 10 ngày). Phương án này có ưu điểm hài hòa giữa tần suất điều chỉnh giá và số ngày dự trữ lưu thông, vẫn phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước được giữ ổn định trong thời gian dài hơn, nhất là khi giá xăng dầu thế giới có biến động tăng. Tuy nhiên, hạn chế của phương án này là cần chuyển một phần dự trữ lưu thông sang dự trữ quốc gia hoặc các hình thức dự trữ khác.
Các phương án về tần suất điều chỉnh khác là giữ nguyên 10 ngày như hiện nay hoặc tăng lên 30 ngày phù hợp với ngày dự trữ lưu thông. Tuy nhiên, sau khi xem xét các ưu điểm, nhược điểm của các đề xuất này, Bộ Tài chính lựa chọn phương án 15 ngày để dung hòa giữa các ưu, nhược điểm của từng phương án. Quan điểm của Bộ Công Thương là thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá làm sao để tăng tính linh hoạt trong điều hành, phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn.
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong- Chuyên gia kinh tế cho rằng, thực chất thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá xăng dầu gắn liền với cơ chế điều hành bất cập hiện nay, tức là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vừa phải thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, vừa phải đảm bảo an ninh năng lượng. Nếu 2 nhiệm vụ này được tách ra thì tần suất điều chỉnh giá bán có thể tính từng ngày. Theo ông Phong, thời gian điều chỉnh càng ngắn thì tính thị trường càng cao. Tuy nhiên, tính thị trường còn thể hiện ở cả động thái điều chỉnh có phù hợp với thế giới không, diễn biến thị trường thế giới như thế nào, doanh nghiệp được toàn quyền quyết định hay không? "Bao nhiêu ngày điều chỉnh một lần hiện vẫn phụ thuộc vào nước ta cần đảm bảo an ninh năng lượng trong bao nhiêu ngày. Hiện tại, khoảng 10-15 ngày là hợp lý" - ông Phong phân tích.
Tách bạch nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh
Theo Bộ Công Thương, Nghị định 84 đã giải quyết việc minh bạch hóa giá bán xăng dầu thông qua việc quy định công thức tính giá cơ sở với các yếu tố hình thành giá. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung cách tính giá vốn cơ sở. Trong đó giá vốn cơ sở được xác định bằng (=): giá CIF thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt nhân (x) với tỷ giá ngoại tệ chi phí kinh doanh định mức thuế bảo vệ môi trường thuế giá trị gia tăng quỹ bình ổn các loại thuế và các khoản trích nộp. Giá cơ sở sẽ bằng giá vốn cơ sở cộng lợi nhuận định mức.
Đồng tình với đánh giá của Bộ Công Thương về Nghị định 84, song Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng hướng sửa đổi của liên bộ vẫn luẩn quẩn. Để giải quyết được các vấn đề bất cập, cần tách quỹ an ninh năng lượng và quỹ dự trữ thương mại, tức là tách nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần viết lại công thức tính giá xăng dầu. Trong đó, phần cứng là giá cơ sở thuần chi phí để có được 1 lít xăng dầu, không có các loại thuế phí. Phần mềm là giá cơ sở cộng thêm các loại thuế phí. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định giá, không được bán dưới giá cơ sở và Nhà nước không phải bù lỗ.
Về biên độ điều chỉnh, theo Bộ Công Thương, để tăng giảm trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới, thay vì theo ba mức: 7%, 12% và trên 12% như hiện nay (theo điều 27 Nghị định 84) bằng các mức nhỏ hơn chẳng hạn: 3%, 5% và 7% hoặc quy định mức điều chỉnh giá xăng dầu trong nước khi chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hiện hành bằng con số cụ thể. Ví dụ như trong phạm vi đến 500 đồng/lít, kg thì thương nhân tự điều chỉnh giá bán trên 500 - 1.000 đồng/lít, kg thì để thương nhân tự điều chỉnh giá kết hợp quỹ bình ổn trên 1.000 đồng/lít, kg thì phải có ý kiến của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Bộ này cũng đề xuất cơ chế quản lý, giám sát và minh bạch công khai về quỹ bình ổn xăng dầu, lợi nhuận định mức và chi phí kinh doanh định mức, hoa hồng cho tổng đại lý, đại lý, tỷ giá ngoại tệ...
Theo ANTD
Ráo riết chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Mặc dù khá thận trọng trong việc chuẩn bị lượng hàng đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 nhưng thời điểm này, các siêu thị lớn, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng đã có chương trình cụ thể phục vụ khách hàng. Sẵn sàng đón khách sắm Tết Bà Nguyễn Thanh Huyền - đại diện truyền thông...