Để thai quá 28 ngày vì sợ mẹ chồng mắng, bà bầu vào phòng mổ bác sĩ phải che mũi
Nhiều người thường nói rằng trẻ ở trong bụng một ngày còn tốt hơn nuôi ngoài 10 ngày, nên khi tới ngày dự sinh mà không có dấu hiệu gì, người mẹ này đã ung dung ở nhà, mãi tới 28 ngày sau mới tới bệnh viện.
Chị Trần (38 tuổi, sống ở Trung Quốc) có một cô con gái 10 tuổi rất xinh xắn nhưng học lực không được tốt. Chính vì vậy mà chị Trần thường xuyên bị mẹ chồng đay nghiến rằng do bé gái bị sinh non nên không được thông minh, ngốc nghếch hơn người khác.
Khi mang thai đứa con thứ 2, chị Trần đã tin tưởng lời mẹ chồng nói, cho rằng trẻ ở trong bụng một ngày còn tốt hơn nuôi bên ngoài 10 ngày. Do đó, khi đã tới ngày dự sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ, chị Trần vẫn ung dung ở nhà, chắc mẩm để con trong bụng càng lâu càng tốt.
28 ngày sau ngày dự sinh, chị Trần bị đau bụng dữ dội. Lo lắng có chuyện chẳng lành, mẹ chồng chị Trần đã vội vàng tìm xe, đưa chị tới bệnh viện thăm khám. Khi mổ lấy thai, bác sĩ suýt ngất khi nhìn vào bên trong, bởi lẽ nước ối của chị Trần đục và có mùi hôi, thai nhi bị thiếu oxy nghiêm trọng, nhưng may mắn được cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm tới tính mạng.
Khi mổ lấy thai cho chị Trần, bác sĩ vô cùng hoảng hốt khi thấy nước ối của chị bị đục và có mùi hôi.
Trước thông báo của bác sĩ, chị Trần bức xúc hỏi: “ Không phải người ta nói rằng trẻ ở trong bụng một ngày còn tốt hơn nuôi bên ngoài 10 ngày sao? Làm sao lại xảy ra chuyện đó được?”. Khi nghe chị Trần nói vậy, bác sĩ vô cùng hoảng hốt và giải thích kỹ càng nguyên nhân cho chị hiểu rõ.
Thai nhi không được để trong bụng quá 42 tuần
Nếu sinh từ 42 tuần trở lên là trẻ sinh già tháng, lúc này nước ối dễ bị đục, bánh nhau dễ bị vôi hóa, thai to, khả năng thiếu oxy trong tử cung rất cao, thai nhi dễ gặp nguy hiểm hơn. Vì vậy, mẹ không nên sinh con sau 42 tuần thai kỳ.
Tuy nhiên, thời điểm sinh con sớm nhất cũng có giới hạn. Nếu mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì thì không nên sinh con trước 37 tuần. Bởi lẽ sinh con ở tuần thứ 37 thai kỳ, đứa trẻ đó đã bị tính là sinh non.
Video đang HOT
Vào thời điểm đó, sự phát triển của các cơ quan chưa thực sự hoàn thiện. Mặc dù tỷ lệ sống sót sau sinh của thai nhi 37 tuần cao nhưng khả năng thích nghi và sức đề kháng không tốt bằng trẻ sinh đủ tháng.
Vì vậy, dù là sinh mổ hay sinh thường, tốt nhất thai nhi nên được sinh ra trong khoảng từ 37 đến 42 tuần thai kỳ. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi ở khoảng thời gian này về cơ bản là giống nhau, không có quá nhiều sự khác biệt.
Trẻ sinh ra từ tuần 37-42 thai kỳ về cơ bản là giống nhau. (Ảnh minh họa)
Sự khác biệt giữa trẻ sinh trước ngày dự sinh và sau ngày dự sinh
Trẻ chào đời ở tuần 37-42 thai kỳ theo phương pháp sinh thường thì sự phát triển của trẻ đều như nhau. Sự khác biệt giữa trẻ sinh trước và sau ngày dự sinh chỉ xảy ra khi thai phụ gặp vấn đề về sức khỏe, buộc phải sinh mổ.
Lấy ví dụ so sánh giữa giữa hai đứa trẻ chào đời theo phương pháp sinh mổ, một bé ở tuần 37, bé còn lại ở tuần 41. Chắc chắn rằng bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ ở tuần 41 sẽ nặng cân hơn, ít bị vàng da hơn, sự phát triển ở giai đoạn sau (như ngóc đầu lên, lật, bò,…) cũng nhanh hơn so với bé sinh ở tuần 37.
Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều có những điểm riêng biệt, chiều cao và cân nặng cũng không giống nhau. Vì vậy, mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng, miễn là con yêu có thể chào đời trong giới hạn bình thường.
Về quê chờ sinh đã đưa tiền rồi mà mẹ chồng vẫn tính toán cả gói tăm bông, tôi tức giận đưa ra đề nghị khiến bà tím mặt
Ngày nhận lương, Phong đã đưa cho mẹ chồng 7 triệu gọi là chi phí sinh hoạt cho vợ trong khoảng thời gian chờ sinh. Nào ngờ, với số tiền ấy mà mẹ chồng cho em ăn cơm rau, cá mặn nuốt không trôi.
Em và mẹ chồng vừa cãi nhau mọi người ạ...
Nói là cãi, thực ra em cũng chỉ đáp lại bà có đôi câu, còn suốt buổi là bà kể công, vu tội cho em rồi mắng chửi. Em chịu không nổi nên mới vùng lên và bỏ đi. Cuối cùng thì em đã bắt taxi để về ngoại khi 5 ngày nữa là tới ngày dự sinh.
Em về làm dâu cũng được hơn một năm. Nhưng ngay từ khi cưới thì em và Phong đã sống ở Hà Nội, dự định sẽ mua nhà và an cư lạc nghiệp tại đó. Tổng thu nhập hai vợ chồng em cũng ngót nghét 60 triệu chứ chẳng phải ít. Tận khi em bầu thì mới giảm xuống vì em không nhận làm thêm việc ngoài nữa. Thế nên, bọn em khá tự tin sẽ mua được căn chung cư ưng ý, chỉ cần nỗ lực làm việc và chi tiêu tiết kiệm.
Song, người tính cũng chẳng bằng trời tính. Mọi chuyện đang yên đang lành thì xảy ra dịch. Công ty của hai vợ chồng em đều khó khăn, lương bị giảm tới 50%, thưởng thì gần như không có. Và thu nhập hai vợ chồng tụt thê thảm.
Chẳng còn cách nào, dù rất buồn nhưng em cũng đành ngậm ngùi về quê để mẹ chồng chăm, thay vì thuê giúp việc trên Hà Nội như dự tính. Chần chừ mãi, tận khi còn 1 tháng nữa sinh thì em mới về quê làm online.
Và 1 tháng ấy đúng là cực hình. Vốn dĩ xa chồng đã buồn, lại phải nhìn mặt mẹ chồng mà sống càng thêm bí bách. Nhưng điều em thấy sợ nhất chính là mẹ chồng không hề như những lần trước gặp. Trong 1 tháng này, bà bộc lộ tất cả tính cách thật của mình.
(Ảnh minh họa)
Và đáng sợ nhất chính là việc bà tính toán với con dâu và tiết kiệm thái quá. Hôm em về quê đã đưa cho bà 7 triệu tiền sinh hoạt trong 1 tháng đó; rồi thì quà cáp từ quần áo cho tới nhân sâm, tổ yến... để biếu bà, bà tươi roi rói nói "mấy đứa chỉ bày vẽ, mẹ cần gì đâu". Thế mà ngay hôm sau Phong đi, bà đã dần quay ngoắt thái độ với nàng dâu.
Mọi người ơi, ở quê 1 người sống 7 triệu là quá thoải mái ấy, thế mà em lại chỉ được ăn cơm rau, ăn thức ăn thừa. Ngày nào cũng thế, bà sẽ nấu một nồi thịt hoặc cá, đậu kho - chính xác là kho mặn đắng mặn chát - từ sáng tới tối. Nếu em và bố chồng ăn không hết thì sẽ bị buộc ăn sang cả ngày hôm sau.
Có lần trứng rán mà bà cũng để từ sáng tới tối như thế. Em đã bảo trứng không nên để tủ lạnh và rán lại mà bà mắng em lãng phí.
Mà chẳng hôm nào bà mua hoa quả tráng miệng hết, em có hỏi khéo thì bà bảo: "Vườn đầy hoa quả, mua gì mà mua!"
Nhưng thực tế vườn chỉ có khế chưa chín, ổi xanh và na đang ra quả. Em cũng nhẹ nhàng đáp thì bà bảo: "Đây là nhà quê, con cứ ra ngoài ngõ ngồi chơi với các cô, các bác, thấy nhà ai có gì thì xin. Về quê phải giao tiếp với mọi người nhiều vào, đừng có tối ngày ngồi nhà ôm máy tính như thế".
Em có giải thích hàng trăm lần rằng em ngồi nhà ôm máy là vì em đang làm việc, nhưng mẹ chồng vẫn không chịu hiểu. Giờ lại còn cạnh khóe nữa, thật sự mệt mỏi.
Quay trở lại chuyện ăn uống, vì bà nấu ăn không nổi nên em bị đói. Em phải canh những lúc bà không có nhà để đặt mua đồ ăn vặt, giấu trong phòng. Thật sự không dám nghĩ bị mẹ chồng phát hiện thì bà sẽ mắng thế nào.
Sau khoảng 1 tuần, em đành bấm bụng rút tiền túi đi mua thêm hoa quả và đồ ăn. Tức một nỗi, mẹ chồng thấy em xách về thì mắng sa sả, nhưng vào mâm thì bà gắp đầu tiên, và đương nhiên cũng là người ăn nhiều nhất.
Nhưng mọi chuyện chỉ khiến em không chịu nổi nữa là chuyện mới đây. Giờ hành chính thì em vẫn phải làm việc, bởi thế thấy mẹ chồng đi chợ, có nhờ mua mấy gói tăm bông. Bà ậm ừ rồi phóng xe đi.
Bữa tối hôm đó, trong bữa ăn bà bỗng nhắc: "5 gói tăm bông của cái Tâm 25 nghìn. Nào đưa mẹ để mẹ có tiền mua thức ăn nhé".
Mọi người ạ, cái cảm giác uất nghẹn tận họng ấy. 7 triệu em đưa bà, rồi gần 1 tháng chung sống thì tới 20 ngày em bỏ tiền túi mua đồ ăn, hoa quả quá, vậy mà giờ bà còn tính toán 25 nghìn đồng với con dâu??? Trả bà 25 nghìn em không tiếc, nhưng em buồn vì bà đòi ngay sau khi mua hộ.
"Mẹ ơi, có 25 nghìn thôi mà mẹ cũng đòi con ạ? Con cũng bỏ tiền mua đồ ăn cho gia đình bao lần đấy thôi..." - tôi khá bực nhưng vẫn nhịn, dè dặt hỏi.
Nào ngờ bà còn kể công rằng chăm sóc tôi từ a-z thế nào, bao tôi tiền nhà, tiền điện, nước, mạng... Rồi có tôi sống cùng cái gì cũng tốn thêm.
Bà còn mắng tôi nhiều rằng tiêu hoang, ở nhà ăn bám chồng, cả chuyện tôi đi siêu âm cũng bị lôi ra mắng. Nghe tới đây, tôi tức giận đưa ra một đề nghị: "Nếu mẹ thấy con về đây làm gánh nặng thì con xin phép sang ngoại từ giờ cho tới lúc sinh. Hơn nữa, giờ vợ chồng con cũng không dư dả gì, 7 triệu ấy con nghĩ ở quê sống thoải mái rồi. Nào ngờ mẹ cho con ăn cơm rau còn không đủ. Con đành phải về nhờ mẹ đẻ vậy ạ!"
Tôi nói xong thì mẹ chồng tức giận mắng chửi tôi liên hồi. Bố chồng ra sức khuyên can nhưng chẳng ăn thua. Cuối cùng, tôi dọn đồ và gọi taxi đi ngay hôm ấy. Mẹ chồng thì gọi điện cho thông gia nói tôi hỗn, không về xin lỗi thì không nhận cháu. Tôi không sợ, nhưng chỉ thương Phong đang rất khó xử. Có phải tôi đã quá nóng nảy rồi không?
Hình ảnh bà mẹ đi đẻ vẫn ôm chặt đứa con lớn trong lòng khiến người xem khó tin, lý do khiến ai nấy nghẹn ngào Bà mẹ này bị vỡ ối đột ngột giữa đêm, khi cách ngày dự sinh hẳn 1 tháng. Sinh nở là một quá trình đầy khó khăn đối với mỗi người phụ nữ, chẳng khác gì "cửa tử". Trong thời điểm ấy, họ cần hơn bao giờ hết sự chia sẻ, giúp đỡ và an ủi, động viên từ chồng lẫn người thân...