Đê Tân Long “mong manh” trước mùa mưa bão
Mùa mưa bão đang đến gần, hàng ngàn hộ dân xã Sơn Châu (Hương Sơn – Hà Tĩnh) và các xã nằm sau đê Tân Long đang hết sức bất an khi tuyến đê xung yếu này đã xuống cấp nghiêm trọng; nguy cơ vỡ đê, đe dọa tính mạng, tài sản nhân dân luôn thường trực.
Đê Tân Long (đoạn qua xã Sơn Châu), huyện Hương Sơn được xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 70 nay đã xuống cấp nghiêm trọng
Đê Tân Long (huyện Hương) Sơn có tổng chiều dài gần 20 km, được xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 70. Hàng chục năm qua, tuyến đê như một vòng tay vững chãi che chở an toàn cho gần 4.000 hộ dân thuộc 6 xã vùng hạ huyện Hương Sơn.
Tuy nhiên, do được đầu tư xây dựng từ lâu, trải qua nhiều đợt mưa lũ, sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng không được đầu tư củng cố, nâng cấp nên nhiều đoạn đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đoạn quan xã Sơn Châu (từ Km00 – Km03) có chiều dài khoảng 3 km, mặt cắt đê nhỏ hẹp, cao trình thấp, thân đê có nhiều điểm bị sạt lở, xuất hiện tổ mối.
Tuyến đê có vị trí xung yếu, ảnh hưởng trực tiếp phía sau đê là hàng trăm hộ dân xã Sơn Châu, hàng chục ha đất sản xuất, nhiều công trình hạ tầng trường học, trạm y tế, trú sở xã…
“Tuyến đê nằm dọc sông Ngàn Phố, có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh. Mùa mưa lũ, nước dâng lên mấp mé mặt đê và tạo ra những dòng xoáy uy hiếp thân đê. Đặc biệt, những khi nước lũ dâng cao cộng thêm gió bão, sóng đánh vào thân đê rất nguy hiểm. Cứ mỗi khi nghe dự báo thời tiết có mưa to là người dân chúng tôi lại lo chuẩn bị vật tư bao cát, cọc tre… sẵn sàng cứu đê và “khăn gói” di dân để tự cứu mình” – ông Nguyễn Sỹ Nam, Phó Chủ tịch HĐND xã Sơn Châu cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nam, tuyến đê Tân Long không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn lũ mà đây còn là tuyến giao thông quan trọng của nhân dân địa phương để phát triển sản xuất, giao lưu buôn bán. Hàng trăm hộ dân có đất sản xuất phía trong và ngoài đê, hàng ngày phải đi lại trên tuyến đê quá nhỏ hẹp, nhiều điểm sạt lở gây khó khăn, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của người dân địa phương.
“Tại nhiều cuộc họp, tiếp xúc cử tri các cấp, chúng tôi đã có kiến nghị được đầu tư, nâng cấp đoạn đê này, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân nhưng vẫn chưa được giải quyết” – ông Nam bày tỏ.
Đê Tân Long không chỉ có ý nghĩa trong việc ngăn lũ mà đây còn là tuyến giao thông quan trọng của nhân dân địa phương để phát triển sản xuất, giao lưu buôn bán.
Việc đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê Tân Long (đoạn qua xã Sơn Châu), phục vụ công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn cho người và tài sản nhân dân, cải thiện môi trường sinh thái cho khu vực, tạo điều kiện phát triển kinh tế…. là hết sức cấp bách, đặc biệt khi mùa mưa lũ đang đến gần.
Theo Baohatinh
Thông tin mới nhất vụ bão số 2 gây mưa lớn làm sụt lún chân cầu khiến 5 người thương vong ở Thanh Hóa
Bão số 2 đã gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã làm sạt lở đường 513 tại đầu cầu Yên Hòa thuộc địa phận xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa khiến cho 2 người chết, 3 người bị thương.
Theo đó, vào khoảng 03h10' ngày 04/7/2019, khu vực chân cầu Yên Hòa, thuộc thôn Hà Tân, tổ công tác phòng chống lụt bão huyện Tĩnh Gia và tổ công tác Công an huyện Tĩnh Gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống mưa lũ trên địa bàn các xã phía Nam (đoạn xã HảiThượng, Hải Hà thì phát hiện có 05 người cùng 03 xe máy bị rơi xuống khu vực sụt lún ngay vị trí chân cầu với chiều dài 20m đường.
Lực lượng chức năng đang cứu hộ, khắc phục hậu quả
Sau đó, tổ công tác đã nhanh chóng cứu vớt được 03 người bị rơi xuống chân cầu, gồm: Ông Đặng Bá Hậu (SN 1966) trú tại thôn Hà Tân, xã Hải Hà, Tĩnh Gia, là người điều khiển xe mô tô BKS: 62M4 - 9909. Ông Hậu bị thương tích nhẹ, đã tự đi về nhà được.
Ông Nguyễn Bá Khải (SN 1966) là người điều khiển xe mô tô BKS 36C1 - 361.56, chở phía sau vợ là bà Nguyễn Thị Bảy (SN 1970) trú đều trú tại thôn Trung Sơn, xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia. Ông Khải bị gãy chân, còn bà Bảy bị gãy xương sườn, hiện cả hai người đang được điều trị tại bệnh viện.
Hai người còn lại do nước chảy xiết và bị đất đá đè lên người nên đã tử vong, gồm: anh Nguyễn Như Thắng (SN 1973) là người điều khiển xe mô tô BKS: 36B1 - 605.38, chở phía sau vợ là chị Nguyễn Thị Tâm (SN 1973) cùng trú tại thôn Cao Bắc, xã Hải Thượng, Tĩnh Gia.
Đến 7 giờ sáng cùng ngày, xác hai nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình và chính quyền địa phương.
Hiện trường sụt lún khiến 2 vợ chồng tử vong
Trao đổi với PV, bà Lê Thị Kim Hằng, Chánh văn phòng UBND huyện Tĩnh Gia cho biết: "Hai nạn nhân tử vong là vợ chồng, họ đang trên đường di chuyển vào Nghệ An để đánh bắt cá, do trời tối, mất điện không quan sát đến vị trí đó thì bất ngờ sụt xuống và bị đất, đá đè. Vợ chồng ông Thắng có 4 người con, điều kiện kinh tế khá. Ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến động viên, thắp hương chia buồn cùng gia đình. 2 người bị thương là ông Khải và bà Bảy đã chuyển ra Hà Nội điều trị".
Về nguyên nhân sụt lún, bà Hằng cho biết thêm: "Do ảnh hưởng của bão số 2, mưa lớn trên diện rộng lượng mưa bình quân 320ml, cục bộ tại xã Mai Lâm và xã Hải Thượng là 440ml, khiến một số tuyến đường trên địa bàn huyện bị ngập lụt, nhất là tuyến đường 513, đoạn qua khu vực cổng số 1 và cổng số 2 Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (ngập từ 50 cm đến 70 cm) khiến các phương tiện không thể di chuyển. Đoạn cầu Yên Hòa nối liền xã Hải Thượng với xã Hải Hà bị sụt lún 20m".
Lực lượng chức năng đưa xác 2 vợ chồng ra ngoài vị trí sụt lún
Tuyến đường 513 nối đường ven biển sang Hoàng Mai (Nghệ An) thường xuyên có lưu lượng lớn xe qua lại về các khu cảng ở Nghi Sơn nên khi sự cố xảy ra, lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia đã phối hợp với lực lượng CSGT Nghệ An hướng dẫn phân luồng cho các phương tiện di chuyển theo QL1A.
Theo dự báo khu vực tỉnh Thanh Hóa thời gian tới sẽ tiếp tục còn mưa to, có nơi mưa rất to với lượng từ 20-50mm. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt vùng trũng xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa là rất cao. Đặc biệt, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất cao tại huyện: Như Xuân, Bá Thước, Mường Lát. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trung bình tại huyện: Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh... Trên Sông Yên, ngay trong đêm 4/7, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh này cũng đã phát đi Công điện số 2 để báo động lũ trên sông Yên.
Ngọc Hưng
Theo Giadinh.net
Nỗi lo từ những đoạn đê xung yếu Nhiều năm gần đây, khu vực các xã: Thạch Định, Thành Kim và thị trấn Kim Tân của huyện miền núi Thạch Thành đều trở thành "rốn lũ" khi nước sông Bưởi dâng cao. Những vết sạt dài hàng trăm mét ăn sâu vào đất nông ngh iệp xã Thiệu Đô (Thiệu Hóa). Trong đợt lũ lớn hồi tháng 10-2017, đoạn đê tả...