Đề tài “tiến sĩ bìa sách”: Có là chuyện… tầm phào?
Đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ với chủ đề “Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 – 2015 ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Bùi Quang Tiến tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đang gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Mới đây, tài khoản Facebook Vững Nguyễn đã đăng tải trên một diễn đàn giáo dục bức ảnh chụp một buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp học viện của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam với hoài nghi về việc đề tài nghiên cứu này có phù hợp với “tầm” của một luận văn tiến sĩ hay không?
Cụ thể, đó đề tài nghiên cứu mang tên “Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 – 2015 ở Việt Nam” chuyên ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật của NCS Bùi Quang Tiến. Ngay sau khi đăng tải, bức ảnh đã nhận được rất nhiều ký kiến trái chiều. Nhiều bình luận cho rằng, tên đề tài chưa xứng tầm với một luận văn tiến sĩ, nó chẳng khác nào… thừa giấy vẽ voi?
Đề tài luận án tiến sĩ gây tranh cãi (Ảnh chụp màn hình)
Bạn đọc Quyen Dao cho rằng, đề tài này khá đơn giản để làm luận án tiến sĩ. “Hơn nữa, khi đánh giá một giai đoạn phát triển của một lĩnh vực nào đó đều cần có một khoảng lùi nhất định để nhìn nhận. Liệu rằng 10 năm (kết thúc năm 2015), tác giả báo cáo năm 2017 có đủ thời gian để vừa làm nghiên cứu vừa đánh giá không? Trong khi đề tài Tiến sĩ làm trong 1 năm?” – đọc giả đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, có nhiều người lại phản biện cho rằng, đề tài về bìa sách là không có gì bất thường đối với chuyên ngành mà nghiên cứu sinh này theo đuổi là Lý luận và lịch sử mỹ thuật.
Bạn đọc Anh Hải Vũ cho rằng, thiết kế chữ bìa sách hay còn gọi là Typography không hề là chuyện tầm phào. Có rất nhiều vấn đề cần làm rõ trong thiết kế chữ và bìa sách, nó không chỉ là nghệ thuật mà còn là sáng tạo: “Nhiều người ngoại đạo không hiểu chỉ nhìn cái bìa sách đã nói là đơn giản, không xứng tầm thì thật đáng buồn”.
Tương tự, nick Facebook Hạ Hồng Việt cho rằng: “Đây là đề tài hay, nếu làm tới bến thì rất xứng đáng với luận án tiến sĩ. Từ nghiên cứu nghệ thuật chữ này có thể mang ra nghiên cứu, dự đoán phong cách trong những giai đoạn sau. Ngoài ra có thể đánh giá được yếu tố ảnh hưởng văn hóa ngoại nhập, phong cách thiết kế phẳng…”.
Những tranh luận về đề tài luận án tiến sĩ có “nguồn cơn” từ rất nhiều đề tài luận án trước đó bị coi là không xứng tầm như: “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; Hành vi nịnh trong tiếng Việt; Hứng thú rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm; Hành vi nịnh trong tiếng Việt hay Sự thích ứng với hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề…”.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng đề tài hay, không có gì đáng bàn (ảnh chụp màn hình).
Được biết, đề tài này được Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức cho nghiên cứu sinh Bùi Quang Tiến bảo vệ vào ngày 25.9 mới đây. Trên website chính thức của Viện này cũng đăng tải thông tin và nội dung tóm tắt của đề tài luận án này.
Cụ thể, mục đích nghiên cứu của luận án này là nhằm làm rõ đặc điểm nhận diện của nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 – 2015 ở Việt Nam; phân tích, so sánh những biến đổi nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn này dưới tác động của kỹ thuật công nghệ so với các thời kỳ trước.
Theo nghiên cứu sinh phụ trách đề tài này, nguyên nhân đặt ra đề tài nghiên cứu này là do thực tế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kỹ thuật in ấn và sự lấn át của các ngôn ngữ, chữ viết quốc tế khác nhau trong thị trường xuất bản Việt Nam cũng như việc đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh để trước mắt tránh hậu quả mất thị phần ngay ở sân chơi trong nước. Ngoài ra, việc cần hướng tới xuất khẩu sách nhằm giới thiệu quảng bá nền văn hóa, văn học cùng các giá trị thẩm mỹ đặc sắc của Việt Nam ra thế giới là cũng là một vấn đề cấp thiết.
Nội dung đề tài được tóm tắt trên website chính thức của Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Ảnh chụp màn hình).
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị gợi ý, làm cơ sở so sánh cho những nghiên cứu tương tự về chữ ở các thể loại đồ họa khác; làm phong phú thêm nguồn thông tin tư liệu dùng để tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn giáo án, bài giảng, chuyên đề của các cơ sở đào tạo có ngành thiết kế minh họa sách.
Sau khi được thẩm định, đánh giá và góp ý, Hội đồng chấm luận án của Viện đã bỏ phiếu tán thành và công nhận học vị Tiến sĩ Nghệ thuật học cho NCS Bùi Quang Tiến.
Theo Danviet
Người chuyên hiến kế giúp nông dân vựa lúa
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân (Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) là người có những phát biểu thẳng thắn, mạnh mẽ trước Quốc hội cũng như trả lời phỏng vấn báo chí. Qua những lần tâm sự cùng ông, tôi còn khám phá ra nhiều câu chuyện thú vị về vị ĐB này.
Kỷ niệm sâu sắc
ĐB Lê Thanh Vân cho biết, ông làm công tác phục vụ hoạt động của Quốc hội từ nhiệm kỳ khóa VIII đến nay. Với trên 25 năm gắn bó đó ông đã có nhiều những kỷ niệm, nhưng kỷ niệm sâu sắc, đáng nhớ nhất là lần đầu được gặp Chủ tịch Quốc hội khóa XI Nguyễn Văn An.
ĐB Lê Thanh Vân phát biểu trên nghị trường. Ảnh: QH
Ông kể: Vào một buổi sáng năm 2004, lúc đó ông đang là Phó Vụ trưởng Vụ Hoạt động ĐB dân cử, nhận được điện thoại của anh Phạm Văn Khá (lúc đó là văn thư cho ông Nguyễn Văn An) báo rằng chiều nay 2 giờ chiều lên gặp cụ.
"Tôi hỏi lại gặp cụ nào, anh Khá nói cụ Nguyễn Văn An. Nghe thấy thế bao nhiêu băn khoăn, lo lắng ùa về trong cảm xúc của tôi. Tôi nghĩ nếu gặp là vì công việc thì khoảng cách giữa tôi và ông An quá khá xa nhau, có khi mình có lỗi gì đây vì trước đó có viết mấy bài đăng trên báo Đại biểu Nhân dân bàn đổi mới hoạt động của Quốc hội" - ĐB Vân nhớ lại.
Trò chuyện với ông Vân, Chủ tịch Quốc hội khóa XI Nguyễn Văn An cho biết, hôm trước ông sang phòng ông Đường (GS -TS Trần Ngọc Đường trợ lý của ông An) thấy quyển luận án tiến sĩ trên hay nên mượn về đọc. Chương 1 của luận án viết về nguồn gốc của quyền lực, tổ chức quyền lực, căn cứ để xây dựng Quốc hội từ sự phân tích tổ chức quyền lực.
ĐB Lê Thanh Vân (SN 1964), quê Thanh Hóa. Ông có học vị tiến sĩ luật học. Trước khi về công tác tại cơ quan của Quốc hội, ông từng là công nhân Trại giống cây trồng huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. Ông từng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
Ông Vân đã thẳng thắn nói với Chủ tịch Quốc hội khóa XI Nguyễn Văn An, hiện nay chúng ta đang duy trì sinh hoạt tại phiên chất vấn theo cách là Bộ trưởng, trưởng ngành khi trả lời thường đọc tổng hợp các câu hỏi của ĐB gửi đến trước đó, rồi đọc những câu trả lời chiếm thời gian rất dài, trong khi thời gian dành cho ĐB chất vấn trực tiếp lại thiếu.
"Tôi nói cần phải đổi mới theo hướng, báo cáo tổng hợp đó có thể gửi trước cho ĐB. Trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng chỉ dành ít phút nói vắt tắt, thời gian còn lại dành chất vấn trực tiếp. Thấy ông An gật đầu, tôi nói tiếp, để làm theo cách này quan trọng nhất là người điều hành phiên chất vấn, phải linh hoạt, tùy cơ ứng biến. Ông An bảo đúng như thế, rồi nói sẽ bàn với anh em ở Văn phòng Quốc hội tiến hành đổi mới chất vấn theo hướng đó. Trong kỳ họp Quốc hội diễn ra sau đó ông Nguyễn Văn An là người chủ trì phiên chất vấn đầu tiên theo cách làm này đã diễn ra sôi động, hấp dẫn" - ông Vân kể.
Trăn trở với nông nghiệp
Bước vào nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, ông Lê Thanh Vân ứng cử ĐBQH tại tỉnh Cà Mau.
"Với tư cách là thành viên trong thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV, tôi có sang làm việc bên Bộ NNPTNT và có hai đề xuất" - ông Vân cho hay.
Đề xuất thứ nhất của ông Vân, Bộ NNPTNT sớm nghiên cứu tìm các vị trí thích hợp để xây các hồ chứa nước đủ cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt kể cả phục vụ công nghiệp cho vùng ĐBSCL. Nơi đây có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa sẽ tích nước từ các kênh rạch, sông ngòi đổ về.
Đề xuất thứ hai là cần triển khai dự án xây dựng các đập ngăn nước biển, đập này không chỉ có chức năng ngăn nước và còn phải thêm chức năng lọc, khi nước biển tràn vào phải thành nước ngọt. "Hôm đó hai Thứ trưởng là anh Hoàng Văn Thắng và Lê Quốc Doanh cùng nói, phát biểu của tôi đã nói trúng với mong muốn của các anh. Họ mong tôi ở bên Quốc hội hãy quan tâm ủng hộ đến vấn đề ngân sách. Tôi nói mình không phải là người quyết định ngân sách nhưng khi bàn bạc tôi sẽ dành sự quan tâm đến vấn đề này" - ông Vân nhớ lại.
Ông Vân kể thêm, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV (tháng 10 và 11.2016), trong một buổi giải lao, bên hành lang Quốc hội ông có gặp và kể câu chuyện trên với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường. Bộ trưởng Cường nói, đề xuất xây dựng đập ngăn nước và lọc nước biển thành nước ngọt là dự án có thể làm được, ông Vân rất vui.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, ĐB Lê Thanh Vân đã chất vấn Thủ tướng Chính phủ: Qua 7 tháng hoạt động, 2 ngày chất vấn và trả lời tại Quốc hội của một số thành viên Chính phủ, Thủ tướng có đánh giá như thế nào về phẩm chất, trí tuệ năng lực và hiệu quả hoạt động của các thành viên Chính phủ. Đây có phải là một tập thể, cộng sự tốt của Thủ tướng để thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo hay không?
Theo Danviet
Tiến sĩ tái hiện cố đô Huế ở Sài Gòn để báo hiếu cha mẹ Để cha mẹ được thấy quê hương mỗi ngày, suốt bảy năm trời, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng miệt mài tái hiện cố đô Huế một cách sinh động. Trên khu đất 1.000 m2 ở sau nhà (đường Hoàng Hữu Nam, quận 9, TP HCM), tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng (46 tuổi) dành làm không gian tái hiện lại toàn bộ quần thể...