Đề tài Tam Quốc sẽ tiếp tục xuất hiện trong làng game Việt năm 2013
Có lẽ chỉ duy nhất đề tài Tam Quốc mới là đối trọng xứng đáng với các tác phẩm võ hiệp của Cổ Long và Kim Dung trong việc trở thành các bối cảnh ingame.
Tam Quốc Diễn Nghĩa – bộ tiểu thuyết nổi tiếng của La Quán Trung được đánh giá là một trong bốn tác phẩm văn học cổ điển hay nhất của Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong số những tiểu thuyết có sức ảnh hưởng lớn nhất tới khu vực Đông Á. Quãng thời gian 60 năm loạn lạc này đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà game.
Ở thể loại game nhập vai hành động action-RPG cho các hệ máy console, series Dynasty Warriors của hãng Koei (Nhật Bản) xứng đáng được coi là đỉnh cao trong số các game đề tài Tam quốc. Với 7 phiên bản đã phát hành, Dynasty Warriors góp phần đưa Tam Quốc đến với phương Tây. Dynasty Warriors 8 sắp ra mắt được đánh giá là một trong số các game được mong đợi nhất trong năm nay.
Dynasty Warriors 7 sở hữu đồ họa “cực khủng”
Bên cạnh series Dynasty Warriors, Koei còn một đứa con cưng khác lấy bối cảnh tam quốc, đó là Roman of Three Kingdoms. Thuộc thể loại game nhập vai chiến thuật theo lượt, Roman of Three Kingdoms đưa chúng ta vào những cuộc chiến thực sự với hàng vạn quân. Game tái hiện đầy đủ các nét đặc sắc của Tam Quốc Chí, từ việc dụng binh, tính kế, khiêu khích, mai phục đến phóng hỏa đốt thành.
Romance of Three Kingdoms XI là một tựa game chiến thuật bối cảnh Tam Quốc nổi tiếng
Ở Việt Nam, game online đề tài Tam Quốc đã có thời gian bùng nổ cả về số lượng và chất lượng, len lỏi vào hầu hết các thể loại game, từ Client, Web game đến Mobile game, từ game nhập vai đến game chiến thuật. Tuy nhiên, đáng tiếc đề tài Tam Quốc cũng là đề tài chết yểu nhiều nhất ở đất nước hình chữ S. Làng game Việt đã chứng kiến sự ra đi chóng vánh của Tam Quốc Diễn Nghĩa (VC Game), Đại Chiến Xích Bích (NCS Media), Tung Hoành Thiên Hạ (VNG) hay Danh Tướng (Netgame Asia), Tinh Võ (VNG)…
Tinh Võ – một game lấy bối cảnh Tam Quốc đã nhanh chóng ra đi
Video đang HOT
Các game đề tài Tam Quốc liên tục gặp vận đen ngáng đường đã từng có lúc làm người chơi phải đặt ra câu hỏi: “ Có hay không “lời nguyền Tam Quốc” trong làng Game?” Điều này đã từng đánh thẳng vào tâm lý lo sợ của cộng đồng người chơi cũng như sự e ngại của các NPH. Tuy nhiên thì trong thời điểm hiện tại các game đề tài Tam Quốc có vẻ như đã thoát khỏi được lời nguyền này.
Romance of Three Kingdoms XI là một tựa game chiến thuật bối cảnh Tam Quốc nổi tiếng
Hiện nay hầu hết các Web game lấy đề tài Tam Quốc hiện nay đều có lối chơi nhập vai, chiến thuật theo lượt cùng cách chơi tương tự nhau, điểm khác biệt lớn nhất thì lại thuộc về một game mạng xã hội là Anh Hùng Tam Quốc với phong cách Tower Defense. Đây là tựa game mang bối cảnh Tam Quốc nhưng lại có sự xuất hiện của một số nhân vật thuần Việt: Bà Triệu, Chử Đồng Tử… và các tính năng đấu trường, bắt nô lệ, công thành chiến, phụ bản BOSS khủng…
Anh Hùng Tam Quốc là game thủ thành mang bối cảnh Tam Quốc
Theo nhiều nguồn tin thì trong năm 2013, làng game Việt sẽ còn đón rất nhiều các game lấy đề tài Tam Quốc khác. Đây vẫn là miếng bánh ngọt cho cả các nhà làm game và nhà phát hành tại Việt Nam bởi sức hút của Tam Quốc vốn chưa bao giờ tắt.
Theo Game8
Đề tài Tam Quốc đang bị vắt kiệt ở Việt Nam
Nếu như các bạn còn nhờ thì trước đây, làng game Việt từng bị đồn thổi là đã nhiễm phải "lời nguyền Tam Quốc" khi trong vòng 3 năm từ khoảng 2007-2010, ần lượt các game online ăn theo một trong những thời kì đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc này là Tam Quốc Diễn Nghĩa (VC Game), Đại Chiến Xích Bích (NCS Media), Xích Bích online (VTCz-one),Tung Hoành Thiên Hạ (VNG) đều đã lần lượt bị đóng cửa. Trong khoảng thời gian này, hầu như các game online lấy đề tài Tam Quốc đều "lặn mất tăm" trong làng game Việt và thậm chí, nhiều NPH còn phải "tránh" những tựa game ăn theo danh tác này vì sợ... gặp xui.
Tinh Võ - MMO Client lấy đề tài Tam Quốc mới bị đóng cửa ở Việt Nam.
Sang đến năm 2011, đề tài Tam Quốc đã dần được hâm nóng lại ở Việt Nam khi các Webgame chiến thuật lấy đề tài này lần lượt được đón nhận một cách nồng nhiệt như Tam Quốc Truyền Kỳ hay Ngọa Long. Ngay lập tức, nhờ gameplay mới mẻ, lối chơi đơn giản nhưng không kém phần sôi động của các Webgame chiến thuật này đã khiến cho game thủ Việt càng ăn nhập và am hiểu sâu hơn về bộ danh tác nổi tiếng này.
Thậm chí, những danh tướng chỉ xuất hiện một lần trong truyện Tam Quốc cũng được nhiều người nhớ tên, thậm chí sử dụng thường xuyên và yêu thích. Vào thời điểm đó, rất nhiều người chơi bày tỏ ý khen ngợi Tam Quốc Truyền Kỳ và Ngọa Long. Và cho đến nay, đây vẫn là 2 Webgame sở hữu một lượng người chơi đông đảo và trung thành.
Tam Quốc Truyền Kỳ và Ngọa Long cùng hâm nóng đề tài Tam Quốc ở nước ta trong năm 2011.
Thế nhưng, những tưởng đó sẽ là một khởi đầu mới thuận lợi của đề tài Tam Quốc trong làng game Việt thì sang đến năm 2012, chứng kiến sự thành công của các "ông lớn" như Tam Quốc Truyền Kỳ hay Ngọa Long, có vẻ như các NPH khác đều học tập và áp dụng công thức "Webgame chiến thuật cốt truyện Tam Quốc" để săn tìm các tựa game online mới đưa về nước.
Ngay từ đầu năm 2012 thì làng game Việt đã được đón nhận hàng loạt Webgame ăn theo cốt truyện này như Ngũ Hổ Tướng, Chân Long Giáng Thế, Long Tướng... Đến lúc này, sức hút của các tựa game ăn theo đề tài Tam Quốc ở Việt Nam bắt đầu giảm dần, không chỉ bởi ngày càng có nhiều game online mới được phát hành mà còn bởi người chơi đã bắt đầu cảm thấy chán nản, bội thực với các game online thể loại này.
Điều đáng sợ hơn là hiện tại, các Webgame Tam Quốc đang "nhái" lại nhau một cách trắng trợn và không tưởng. Có những Webgame Tam Quốc mà nội dung của chúng giống nhau gần như 100%, không chỉ giống về cách chơi, chúng còn giống nhau y hệt về cả cách dẫn truyện, đồ họa, công trình hay thậm chí cả sức mạnh, đặc điểm của từng danh tướng, một điều chưa từng xảy ra ở làng game Việt từ trước đến nay.
Tuy nhiên, sang đến năm nay thì game thủ Việt lại bị "bội thực" đề tài này.
Trong giai đoạn cuối năm này, số lượng các Webgame mới được phát hành, đặc biệt là Webgame lấy đề tài Tam Quốc đang tăng vọt song song với đề tài kiếm hiệp Kim Dung. Trong những tháng gần đây, trung bình mỗi tháng có khoảng... 10 Webgame mới được phát hành và 1/3 trong số đó mang ăn theo cốt truyện Tam Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại thì ta có thể điểm danh sơ sơ gần... 20 Webgame lấy cốt truyện này, và đa phần lối chơi cùng đồ họa của chúng đều na ná giống nhau.
Và đến lúc này, các Webgame theo đề tài Tam Quốc, vốn rất được ưa chuộng và yêu quý trong năm 2011 thì hiện nay, chúng lại bị game thủ gọi là "rác" mỗi khi có một trò chơi mới được đem về nước. Nhiều người còn nhận định rằng "Chơi mấy game này chỉ tổ tốn thời gian, chơi được vài tháng rồi chả còn ai, không chỉ mất tiền oan mà còn tự chuốc lấy bực mình vào thân".
Không chỉ khiến cho nhiều người quay sang thù ghét và tẩy chay Webgame nói chung, việc các NPH liên tục đưa các trò chơi thuộc đề tài này về nước với số lượng quá nhiều đã khiến cho game thủ nước nhà quay ra "phản cảm" cũng như "sợ" và "thù ghét" các tựa game Tam Quốc mỗi khi chúng được đưa về nước.
Các Webgame lấy đề tài Tam Quốc đã không còn sức hút.
Hiện nay, gần như đề tài Tam Quốc đã bị vắt kiệt, các Webgame ăn theo cốt truyện này cũng đã bão hòa và không còn tạo được nhiều tiếng vang như trước đây. Việc quá lạm dụng cuộc chiến giữa Ngụy, Thục, Ngô mà không có sự chọn lọc về lối chơi, đồ họa nên từ một đề tài được yêu thích, các trò chơi lấy cốt truyện Tam Quốc dần bị tẩy chay và không còn được ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các Webgame chiến thuật.
Theo GameK
Những chủ đề hay được sử dụng trong game online Kiếm Hiệp - Tiên Hiệp Game thủ Việt chắc chắn đã quá quen thuộc với thể loại game Kiếm Hiệp - Tiên Hiệp do các hãng game Trung Quốc phát triển dựa trên những bộ tiểu thuyết kinh điển của Kim Dung - Cổ Long và nhiều nhà văn khác hiện đang tràn ngập trên thị trường. Thông thường những trò chơi này...