“Đề tài khoa học xếp ngăn kéo, bị tham nhũng rõ ràng là quá lãng phí!”
Trong khi Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân liệt kê số so sánh giữa suất đầu tư cho KHCN giữa Việt Nam, Hàn Quốc…, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cắt lời cho rằng không cần lý giải vòng, chỉ cần trả lời, việc sử dụng hơn 20.000 tỷ đồng được cấp hàng năm có lãng phí không?
Phiên chất vấn Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân tại Quốc hội sáng 12/6 vẫn liên tục nóng từ sau giờ nghỉ giải lao đến giữa trưa.
Tiếp nối vấn đề đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nêu ra về tình trạng đề tài nghiên cứu xếp ngăn kéo dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư cho KHCN, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nhận định, lãng phí trong nghiên cứu KHCN là vô cùng lớn, kết quả nghiên cứu mang lại chưa tương xứng với kinh phí bỏ ra.
“Mỗi Bộ, ngành một năm có vài chục tỷ đồng, thậm chí là hàng trăm tỷ đồng để nghiên cứu khoa học nhưng chỉ để làm đề tài xong rồi in ấn ra cho đẹp, xếp lên giá, bỏ vào tủ vậy thôi. Nhiều người nói nghiên cứu khoa học là một cách kiếm tiền rất dễ dàng. Sắp tới Bộ trưởng trình Chính phủ quy trình để xét duyệt đề tài không? Làm thế nào để loại bỏ được những đề tài không mang tính ứng dụng? Quy trách nhiệm thế nào với công tác kiểm soát thế này?” – ông Cương “tấn công” dồn dập.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: “Người ta nói nghiên cứu khoa học là một cách kiếm tiền rất dễ dàng” (ảnh: Việt Hưng).
Xác nhận là không dám khẳng định không có lãng phí trong nghiên cứu KHCN nhưng Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng giải thích, đầu tư cho lĩnh vực này tại Việt Nam còn rất hạn chế nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. Sự lãng phí lớn nhất nằm ở khía cạnh “đầu tư chưa tới ngưỡng”.
Ông Quân dẫn chứng, KHCN dược dành 2% ngân sách hàng năm (tương đương 23.000 tỷ đồng) nhưng thực nhận như năm nay, ngành chỉ có 17.000 tỷ đồng, trong đó hơn 30% phải chi cho đầu tư cho trang thiết bị, trụ sở, 40% dành cho chi thường xuyên (trả lương, hoạt động bộ máy), chỉ còn xấp xỉ 20% cho hoạt động nghiên cứu, tức chỉ có hơn 3.000 tỷ đồng dành để chia cho hơn 2000 tổ chức KHCN…
Theo ông Quân, tính đổ đồng mỗi Viện nghiên cứu chỉ có hơn 1 tỷ đồng/năm và tính trên đầu cán bộ chỉ có 30 triệu đồng/năm. Suất đầu tư cho KHCN của Việt Nam cũng chỉ ở mức 5 USD/người/năm trong khi Trung Quốc đã đạt mức 120 USD, Hàn Quốc là 1.200 USD. Bộ trưởng KHCN than, như vậy là đầu tư chưa tới.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cũng “bồi” thêm truy vấn về thông tin có tiêu cực trong việc xét duyệt đề tài được cấp kinh phí nghiên cứu. Theo đó, tỷ lệ “lại quả” chấm, duyệt đề tài lên tới 25%.
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định, quy trình xét duyệt đề tài hiện rất chặt chẽ. Nhiều người cho rằng mô hình Hội đồng xét duyệt cũng chưa đủ yên tâm nên Bộ KH-CN đã xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia để chỉ những GS, TS đủ điều kiện mới được đưa vào danh sách để được chọn mời tham gia vào các hội đồng. Việc lập hội đồng xét duyệt đề tài như vậy không phụ thuộc vào một cá nhân hoặc một đơn vị, tránh tình trạng hội đồng nào cũng quay đi quay lại mấy gương mặt quen biết với nhau cả.
Video đang HOT
Còn vấn đề tiêu cực, cá nhân cán bộ nghiên cứu vi phạm, theo ông Quân, có thể bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi các đề án nghiên cứu khoa học hoặc bị “treo bút” 3-5 năm. Chế tài như vậy, Bộ trưởng KHCN cho rằng cũng đủ cho việc răn đe, cảnh báo.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Hai mấy nghìn tỷ đồng với ta đã là rất lớn, Bộ trưởng đừng để lãng phí” (ảnh: Việt Hưng).
Chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng KHCN, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngắt lời: “Đại biểu chỉ đặt câu hỏi ngành của Bộ trưởng có lãng phí không và lãng phí có lớn không? Rõ ràng đề tài nghiên cứu xong xếp ngăn kéo là lãng phí rồi, để tiêu cực, tham nhũng xảy ra là quá lãng phí rồi, so sánh với Mỹ, Nhật làm gì?”.
Bộ trưởng Nguyễn Quân xác nhận, lãng phí chắc chắn có nhưng về tiêu cực thì cá nhân ông chưa nhận được thông tin phản ánh.
Chủ tịch Quốc hội sốt ruột nhắc: “Hai mấy nghìn tỷ đồng một năm với ta cũng là rất lớn rồi đấy, nên Bộ trưởng đừng để xảy ra lãng phí. Đầu tư nghiên cứu mà hiệu quả không cao cũng là đã lãng phí rồi. Phải tìm chỗ sơ hở, sai sót mà khắc phục”.
Trước khi kết thúc buổi làm việc sáng, Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) còn chia sẻ, đã hơn 30 năm làm khoa học, với cá nhân ông có một thực tế là “trước khi muốn làm khoa học thật thì phải dối đã vì có thế mới có tiền mà làm thật”.
Ông Lịch cũng bình luận: “Các nghiên cứu bỏ ngăn kéo, nếu nói mạnh ra thì, công lớn nhất của hoạt động nghiên cứu này là chuyển giấy trắng thành giấy lộn. Tỷ lệ những công trình nghiên cứu bày ra chỉ để tiêu tốn tiền như thế là bao nhiêu?”.
Bộ trưởng Quân quả quyết, với hơn 50 Thông tư, văn bản Bộ KHCN mới ban hành đã thay đổi toàn bộ cơ chế nghiên cứu khoa học, sẽ thực hiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng để các nhà khoa học không quá vất vả về việc lập hồ sơ, thanh toán, hợp thức hóa giấy tờ.
Ông Quân giải thích: “Nhà khoa học nào khẳng định đưa ra được sản phẩm cuối cùng sẽ được tính theo cách khoán chi. Như vậy sẽ khỏi lo việc làm nghiên cứu không mất nhiều thời gian bằng làm chứng từ. Như vậy cũng chấm dứt tình trạng đề tài nghiên cứu phải bỏ ngăn kéo vì không có tiền triển khai ứng dụng”.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng nhận trách nhiệm vì "10 năm chưa làm được gì nhiều"
Với câu hỏi truy vấn đầu tiên nhận được trên "ghế nóng" về việc chậm hình thành thị trường khoa học công nghệ, Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân nhận ngay: "Đây là trách nhiệm của Bộ trưởng khi 10 năm qua chưa làm được gì nhiều để thúc đẩy những tổ chức trung gian hình thành thị trường".
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) đặt câu hỏi đầu tiên, vì sao đến nay nước ta chưa có thị trường khoa học công nghệ (KHCN)? Phải chăng cơ chế phân bố đề tài, nguồn lực khiến cho thị trường chậm hình thành?
Bộ trưởng KH-CN nhận trách nhiệm vì 10 năm chưa làm được gì nhiều... (Ảnh: Việt Hưng)
Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân thừa nhận, so với thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường giáo dục... thì thị trường KHCN thực sự chậm chân, đi sau. Tuy nhiên, đến nay, cơ bản môi trường pháp lý cho thị trường KHCN đã được hoàn thiện. Hiện chỉ còn một yếu tố để hình thành thị trường là định chế trung giản để nhà khoa học đến được với doanh nghiệp, người sản xuất.
Thiếu các tổ chức môi giới, đánh giá, định giá, kiểm tra, kiểm định nên các nhà khoa học không tìm được địa chỉ đầu tư cho nghiên cứu, áp dụng kết quả nghiên cứu của mình còn các doanh nghiệp cũng phải vật vã tự đi tìm công nghệ, giải pháp của mình.
Dấu hiệu tích cực theo Bộ trưởng KH-CN là mới đây các sàn giao dịch công nghệ, các chợ công nghệ (techmart)... đã hình thành, trở thành nơi để trao đổi, kết nối cung - cầu. Bộ KH-CN cũng đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối như thế ở các địa phương để các nhà khoa học giới thiệu kết quả của mình với người có nhu cầu.
Một điểm khó khăn là các công ty tư nhân chưa chú trọng vấn đề này. Ông Quân cho biết đã đề xuất hình thành một định chế cho hoạt động này.
Ngoài ra, theo người đứng đầu ngành, cơ chế phân bổ kinh phí cũng là một yếu tố làm chậm hình thành thị trường công nghệ. Trong giai đoạn hiện nay, khó khăn về ngân sách, biên chế cũng đã cản trở việc hình thành những yếu tố trung gian thúc đẩy.
"Tuy nhiên tôi cũng nhận thức đây là trách nhiệm của Bộ trưởng KH-CN khi 10 năm qua chưa làm được gì nhiều để thúc đẩy những tổ chức trung gian hình thành thị trường. Tới đây chúng tôi sẽ tập trung vào khâu yếu nhất này" - Bộ trưởng Nguyễn Quân đáp lời đại biểu.
Câu hỏi thứ hai của đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đề cập tới chuyện các đề tài nghiên cứu hàng năm hầu hết xong rồi để "xếp ngăn kéo", nghiệm thu trên bàn. 1.300 tỷ đồng mỗi năm rót cho hoạt động nghiên cứu khoa học, theo đó, được đại biểu bình luận là "đầu tư không đúng người, đúng việc".
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, thực ra mỗi năm không chỉ có 1.300 tỷ đồng dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học vì tính ra xấp xỉ 2% ngân sách hàng năm phải tương đương trên dưới 3.000 tỷ đồng dành cho hoạt động này.
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đề tài "xếp ngăn kéo" cũng có nhiều loại.
Thuật ngữ đề tài "xếp ngăn kéo" thường được nghe, Bộ trưởng Quân giải thích, được chia thành 3 loại.
Loại đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản thì gần như đương nhiên là... xếp ngăn kéo vì đó là những bước đi trước thời đại, cần chờ thời điểm mới ứng dụng được. Ông Quân lấy ví dụ như chất bán dẫn được nghiên cứu thành công tại Mỹ từ rất sớm nhưng cũng phải xếp ngăn kéo đến gần 50 năm sau, khi người Nhật mua lại phát minh và đưa vào sản xuất. Từ đó đến nay thì chất bán dẫn đã mang lại giá trị tới gần 20.000 tỷ USD khi hầu hết các sản phẩm kỹ thuật đều có mặt của loại vật liệu này.
Loại đề tài thứ 2 phải xếp ngăn kéo là những đề tài ứng dụng mà kèm theo nó phải là hoạt động đầu tư, muốn trở thành sản phẩm được thương mại hoá thì phải được doanh nghiệp vào cuộc. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp của Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ nên hoạt động đầu tư KHCN chưa hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng xác nhận "có một số đề tài xếp ngăn kéo thực sự, tức là nghiên cứu xong rồi không ứng dụng được thật, nghiên cứu theo sở thích của người làm khoa học, không xuất phát từ thực tiễn, từ đòi hỏi của sản xuất và kinh doanh".
Với nhóm này, Luật KHCN 2013 đã có những nội dung quan trọng để khắc phục tình trạng này khi đề ra cơ chế "đặt hàng" nghiên cứu khoa học chứ không để nhà khoa học nghiên cứu theo sở thích, theo cảm tính của mình. Bộ KHCN cũng yêu cầu cơ quan đề xuất đặt hàng là khi nghiên cứu thành công thì phải sử dụng kết quả nghiên cứu.
Với câu hỏi "bao giờ chấm dứt tình trạng đề tài nghiên cứu xếp ngăn kéo này", Bộ trưởng Nguyễn Quân đáp: "Nếu thực hiện nghiêm luật KHCN 2013, sẽ không còn những đề tài xếp ngăn kéo nữa".
Việc trả lời chất vấn lần này là một dịp đặc biệt vì 4 nhiệm kỳ qua Bộ không có đại diện ở Quốc hội nên chúng tôi ít có cơ hội tham gia vào hoạt động nghị trường. Tôi xác định đây là một thách thức rất lớn với cá nhân vì KHCN luôn được coi là quốc sách hàng đầu, được kỳ vọng nhiều sẽ trở thành động lực của đổi mới, trọng tâm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong khi đó, những kiến thức nhận thức của tôi còn rất hạn hẹp nên có thể không đáp ứng hết, không thoả mãn được các đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận thức đây là là cơ hội để Quốc hội và cử tri cả nước biết những việc chúng tôi đang làm, những thách thức chúng tôi phải trải qua và qua việc chất vấn chúng tôi tiếp tục xác định những việc mình phải khắc phục, hoàn thiện để đóng góp hơn nữa cho đất nước.
P.Thảo
Theo Dantri
Gợi ý 5 Bộ trưởng trả lời chất vấn tại Quốc hội kỳ này Danh sách UB Thường vụ Quốc hội gửi xin ý kiến đại biểu về việc chất vấn - trả lời chất vấn tại kỳ họp này có 5 Bộ trưởng: NN&PTNT, Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Giáo dục & Đào tạo, Văn hoá - Thể thao & Du lịch. Danh sách gợi ý các Bộ trưởng trả lời chất vấn này...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Việt Nam hỗ trợ đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh

CSGT TP.HCM làm rõ vụ xe máy chạy ngược chiều, chặn đầu ô tô

TP.HCM: Phát hiện nhân viên quán nhậu tử vong trên đường về nhà

Cứu giúp người bị tai nạn, có thể được thưởng 3 triệu đồng

Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Chị dâu tự ý cho con vào phòng ngủ chơi khiến tôi mất oan hơn 2 tỷ, chưa bắt đền xu nào mà chị đòi "nhảy lầu" ăn vạ
Góc tâm tình
05:19:48 31/03/2025
Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
01:10:31 31/03/2025
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
23:36:02 30/03/2025
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
23:30:33 30/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
23:27:53 30/03/2025
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
23:16:12 30/03/2025
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
23:12:53 30/03/2025
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
22:54:18 30/03/2025
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
22:40:02 30/03/2025
Ồn ào tình ái ViruSs, Ngọc Kem và Pháo: Trò tiêu khiển vô bổ
Sao việt
22:37:30 30/03/2025