Đê tả Bùi bị đe dọa nghiêm trọng, Hà Nội chủ động phương án di dời dân
Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội cho rằng: trong trường hợp xấu nhất, không giữ được đê tả Bùi, Hà Nội đã chuẩn bị thông báo cho khu vực liên quan qua hệ thống phóng thanh, truyền hình để người dân biết chuẩn bị di dời đến nơi cao hơn.
Dự báo, mực nước sông Bùi (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) dâng cao, đe dọa sự an toàn của đê tả Bùi. Thành phố Hà Nội đang khẩn trương thực hiện các biện pháp hộ đê và chuẩn bị tình huống di dân.
Theo ông Đỗ Đức Thịnh, trưa 30.7, mực nước ở sông Bùi đoạn Yên Duyệt là 7,52 m nhưng đến 16h mực nước giảm đi khoảng 7cm còn 7,45m. Tối 30.7, trao đổi với PV, ông Đỗ Đức Thịnh – Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội cho hay, thời điểm này các lực lượng chức năng đang khẩn trương tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục, tăng sức chịu đựng của đê Tả Bùi.
Đê tả Bùi, xã Thanh Bình (Chương Mỹ) đã vượt mức báo động 3. Ảnh: Nguyễn Chương
Tuy nhiên, theo thông báo từ Trung tâm khí tượng, đêm nay tại khu vực Bắc bộ, mà cụ thể là Hòa Bình sẽ có thể có mưa và rất to, có thể từ 50-100mm. Do đó, lượng nước sẽ đổ dồn về nước sông Bùi và trên báo động 3 khoảng 1m.
Ông Thịnh cũng cho biết, chiều 30.7 đã có văn bản báo cáo với Thành ủy và Ủy ban TP.Hà Nội.
“Chiều 30.7, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng đã trực tiếp chỉ đạo tại Chương Mỹ. Hiện nay, các lực lượng chức năng, vật tư, thiết bị đang được huy động được đắp chống tràn nếu nước tiếp tục tăng lên khoảng 50cm nữa thì khu vực này sẽ hết sức căng thẳng” – ông Thịnh nói và cho biết, địa phương vừa tiếp nhận 10.000 bao tải, giao cho lực lượng công an, huy động dân quân tự vệ và người dân khẩn trương đắp đê, tiếp tục tôn cao để đảm bảo chống tràn.
Bên cạnh đó, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.Hà Nội cho rằng: trong trường hợp xấu nhất, không giữ được đê tả Bùi, Hà Nội đã chuẩn bị thông báo cho khu vực liên quan qua hệ thống phóng thanh, truyền hình để người dân biết chuẩn bị di dời đến nơi cao hơn.
Video đang HOT
Thời điểm này, công tác an ninh trật tự đang được lực lượng công an, quân đội chỉ đạo triển khai. Hiện các lực lượng đang được túc trực 24/24.
Đáng lưu ý, ông Thinh thông tin: “Nếu không giữ được đê tả Bùi thì nước sẽ vào toàn bộ huyện Chương Mỹ và đi ngược lên các khu vực sâu bên trong Hà Nội, kể cả quận Hà Đông và một số quận nội thành. Các tuyến giao thông ra phía Tây sẽ bị chia cắt rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, đó là phương án không giữ được đê tả Bùi”.
Hiện nay, ông tác an ninh trật tự đang được lực lượng công an, quân đội chỉ đạo triển khai. Hiện các lực lượng đang được túc trực 24/24. Ảnh: Nguyễn Chương
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện mực nước sông Bùi đang lên nhanh. Lúc 11 giờ hôm nay (30.7), mực nước sông Bùi tại Lâm Sơn (Hòa Bình) lên 21,37m (trên báo động 1 là 0,37m).
Dự báo, từ đêm nay đến sáng mai (31.7), khu vực Hòa Bình sẽ có mưa to trở lại, lượng mưa phổ biến 50-100mm. Trong 12 giờ tới, mực nước trên sông Bùi tại Lâm Sơn sẽ lên 21,5m (trên BĐ1: 0,5m); trong 12-24 giờ tới sẽ lên 23,5m, vượt trên BĐ3 tới 0,5m.
Theo đó, nhiều khả năng, mực nước trên sông Bùi tại Yên Duyệt (Chương Mỹ, Hà Nội) sẽ lên trên mức BĐ3 khoảng 1 mét vào sáng 31.7.
Những khu vực trũng thuộc các huyện Chương Mỹ (Hà Nội) và Lương Sơn (Hòa Bình), đặc biệt là các xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến (huyện Chương Mỹ) tình trạng ngập lụt sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới.
Trước tình trạng trên, trên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương nói trên theo dõi sát thông tin mưa lũ, kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư ven sông, suối, vùng trũng thấp, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, úng, nhà không an toàn để chủ động sơ tán dân.
Các địa phương triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lũ theo cấp báo động; tổ chức tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.
Bố trí lực kiểm soát giao thông tại các khu vực đường bị ngập, bến đò…để hướng dẫn người, phương tiên qua lại. Kiểm soát việc đảm bảo an toàn theo quy định của các phương tiện khi hoạt động.
Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng trên sông, ven sông về thông tin mưa lũ để chủ động đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, công trình.
Ngoài ra, các địa phương rà soát chuẩn bị phương châm “4 tại chỗ”, chú trọng việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm… sẵn sàng cho các tình huống mưa lũ, ngập lụt kéo dài nhiều ngày.
Theo Danviet
Lũ lịch sử sau 32 năm, Ninh Bình sơ tán gấp 200.000 dân
Mực nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế đã vượt mức lịch sử năm 1985, tỉnh Ninh Bình đã phải sơ tán gấp 200.000 dân khỏi vùng nguy hiểm.
Tình hình mưa lũ phức tạp, nước ngày càng dâng cao. Ảnh minh họa: Nghiêm Anh Hải
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 5 giờ sáng nay (12/10), mực nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế (Ninh Bình) đang ở mức 5,51m - trên báo động 3 (BĐ3) là 1,51m và trên mực nước lũ lịch sử năm 1985 là 0,27m.
Trong 6 giờ tới, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế sẽ đạt đỉnh ở mức 5,60m (trên BĐ3: 1,60m, cao hơn mức lũ lịch sử năm 1985: 0,36m).
Mực nước lũ trên sông Thao tại Yên Bái ở mức 32,30m (trên BĐ3: 0,30m); tại Phú Thọ: 18,31m (trên BĐ2: 0,11m). Trên sông Hồng tại Hà Nội đạt mức 8,38m (dưới BĐ1: 1,12m).
Nhận thấy tình hình mưa lũ phức tạp, để đảm bảo an toàn về người và tài sản, 18h tối 11/10, UBND tỉnh Ninh Bình đã phát lệnh di dân khẩn cấp.
Theo đó, 200.000 dân thuộc 12 xã của 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan nằm trong vùng ảnh hưởng của tràn Lạc Khoái (xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn) phải di dời gấp trong đêm. Lực lượng bộ đội và các cơ quan chức năng địa phương được huy động tối đa để giúp dân di dời khỏi vùng sẽ xả lũ.
Tỉnh Ninh Bình cũng đã phát lệnh "hộ đê toàn tuyến". Hiện tại 38 hồ đập ở huyện Nho Quan đã tràn bờ, vùng núi có nguy cơ sạt lở đất cao. Tràn Đức Long - Gia Tường (huyện Nho Quan) cũng đã được tính phương án xả tràn để hạ mức nước lũ sông Hoàng Long, tránh vỡ đê. Nếu xả tràn này, người dân xã Đức Long, Gia Tường, Gia Thủy, Lạc Vân cũng sẽ phải sơ tán.
Trước diễn biến mưa lũ phức tạp tại Ninh Bình, sáng 12/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tạm hoãn chương trình tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng, di chuyển tới tỉnh Ninh Bình để thị sát, chỉ đạo việc gia cố, ứng phó mưa lũ và bảo vệ đê Hoàng Long.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh không chủ quan, bảo vệ các loại cây trồng phục vụ Tết Nguyên đán; triển khai công tác phòng chống lũ theo cấp báo động đã được phê duyệt, tập trung tổ chức lực lượng tuần tra canh gác để phát hiện kịp thời các sự cố về đê điều, hồ đập trên địa bàn đặc biệt quan tâm các điểm xung yếu
Thống kê ban đầu của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Ninh Bình, có gần 500 hộ khu vực ngoài đê Hoàng Long bị ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, trên 3.000 ha thủy sản của Nho Quan, Gia Viễn bị ngập. Toàn tỉnh có trên 1.000 ha lúa bị ngập úng.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã tính đến các phương án phải xả tràn tại đập Lạc Khoái, xã Gia Lạc, huyện Nho Quan; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực và nơi sơ tán cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Theo Danviet
Hà Nội: Ngập ngày thứ 9, nước mắt nông dân hòa vào nước lũ Dọc đường vào trung tâm xã Nam Phương Tiến hàng chục ngôi nhà bị ngập tới nóc, nhiều cây cối chỉ còn lấp ló mỗi ngọn. Ngay cổng trụ sở UBND xã nước ngập sâu gần 1m, một vài con trâu, con bò được buộc ngay hàng rào của ủy ban xã... Ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy, các xã ven...