Dê rớt giá thảm vì dịch Covid-19, rẻ hơn cả giá lợn lại còn khó bán
Nuôi dê không thể giữ lâu vì dê quá lứa thì không ai mua. Hàng quán đóng cửa vì dịch Covid-19 đã làm giá thịt dê rớt xuống gần 1 nửa, khiến những người nuôi dê ở Ninh Thuận, Đồng Nai và một số địa phương khác lâm cảnh lao đao.
Từ đầu năm tới nay, Covid-19 làm nhiều mặt hàng nông sản rớt giá. Tại miền nắng gió Ninh Thuận, mặt hàng nông sản thuộc nhóm sản phẩm đặc thù của tỉnh là thịt dê cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Anh Huỳnh Ngọc, một đầu mối kinh doanh dê ở xã An Hải (huyện Ninh Phước) kể, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các nhà hàng, quán ăn đồng loạt đóng cửa nên sức tiêu thụ thịt dê giảm mạnh. Trước tết, giá dê thương phẩm thường duy trì ở mức 130.000 đồng/kg, nay đã giảm từ 30.000-50.000 đồng/kg.
Các nhà hàng, quán ăn đồng loạt đóng cửa do Covid-19 nên sức tiêu thụ thịt dê giảm mạnh. Ảnh: Trần Khánh
Tại Đồng Nai, khi mùa mưa bắt đầu cũng là thời điểm tốt để người nuôi tăng đàn dê vì nguồn lá cây làm thức ăn dồi dào. Mức giá trong giai đoạn này ở các năm trước cũng luôn ở mức cao, từ 110.000-130.000 đồng/kg.
Thế nhưng, giá dê các loại hiện đang có xu hướng giảm mạnh do ảnh hưởng dịch bệnh. Nhiều nơi, dê thương phẩm đang gặp nhiều khó khăn do thương lái không thu mua. Các hộ chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ cho biết, giá dê thương phẩm loại 30-55 kg hiện chỉ còn 70.000-80.000 đồng/kg.
Tổng dàn dê toàn huyện Cẩm Mỹ hiện có hơn 30.000 con, tập trung nhiều ở các xã Lâm San, Xuân Đông và Bảo Bình. Ông Nguyễn Ngọc Hảo ở xã Lâm San cho biết, từ giữa năm ngoái đến đầu năm nay, giá dê vẫn duy trì ở mức cao nên người chăn nuôi khá phấn khởi. Có thời điểm giá dê thịt lên 140.000-150.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi con dê từ khi nuôi đến khi xuất bán trong vòng 3,5-4 tháng, người nuôi có lãi khoảng 500.000 đồng.
So với con heo hay cây tiêu, cây điều thường gặp cảnh giá cả bấp bênh lại nhiều rủi ro, con dê được xem vật nuôi mang lại thu nhập ổn định. Vì dê dễ chăm sóc, thức ăn chủ yếu tận dụng nguồn lá cây sẵn có tại địa phương nên chi phí đầu tư không cao.
“Dê bán với giá 90.000 đồng/kg là người nuôi đã có lãi. Còn giá bán hiện nay đang khiến nhiều người nuôi gặp cảnh khó khăn”, ông Hảo nói. Trước đây giá heo hơi chỉ đạt 35.000-45.000 đồng/kg, nay tăng vù vù lên 80.000-90.000 đồng/kg, còn giá thịt dê thì liên tục giảm mạnh. Từ loại thực phẩm đặc sản, bây giờ thịt dê lâm cảnh khan hiếm người thu mua.
Nhiều hộ chăn nuôi dê đang lo lắng vì đầu ra thịt dê gặp khó. Ảnh Trần Khánh
Khó khăn hơn nữa là dù dê rớt giá nhưng để tìm được thương lái thu mua không dễ chút nào. Gia đình bà Trịnh Thị Thuận ở huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, có 30 con dê đang chờ xuất bán nhưng lái chỉ vào mua được 3 con.
Trước đây, gia đình bà lúc nào cũng duy trì gần 100 con cả dê thịt và dê sinh sản. Lúc cao giá, mỗi năm gia đình bà Thu thu lãi 150-200 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện dê rớt giá gần một nửa, chỉ còn từ 70.000-75.000 đồng/kg, hầu như không có lãi.
Video đang HOT
Những người chăn nuôi dê cho biết, dê càng nuôi lâu thì càng lỗ vì dê già lứa, thịt bị dai và có mùi hôi nên thương lái chê. Trước đây, các hộ nuôi dê ở các chuyện Châu Đức, Xuyên Mộc là đầu mối cung cấp lượng thịt dê lớn cho các quán hàng trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh miền Tây.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, các nhà hàng, quán ăn thường tiêu thụ thịt dê đóng cửa. Vì thế, số lượng dê dù đã tới kỳ xuất chuồng nhưng không có thương lái nào tới thu mua.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo các hộ nông dân không nóng vội chuyển đổi hình thức chăn nuôi. Ảnh Trần Khánh
Do không bán được dê nên nhiều hộ nông dân đang có tâm lý lo sợ hoặc tính toán đến việc bỏ nuôi dê để chuyển đổi sang nuôi gà, bò. “Hơn 5 năm nuôi dê, chưa bao giờ tôi thấy khó khăn như thời điểm hiện nay”, bà Thuận cho biết.
Theo Sở NNPTNT Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 2.000 hộ nuôi dê với gần 155.500 con, cung cấp khoảng 4.000 tấn thịt dê mỗi năm ra thị trường. Ngành nông nghiệp vẫn đang khuyến cáo các hộ nông dân không nóng vội chuyển đổi hình thức chăn nuôi.
Ông Giao Văn Sỹ, Trưởng Phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho rằng, người chăn nuôi không nên chạy theo lợi nhuận tức thì khi thấy dê hạ giá mà vội phá bỏ chuồng trại. Thực tế, nuôi dê vẫn là mô hình khá hiệu quả vì vốn đầu tư thấp. “Khi dịch bệnh được khống chế, thị trường sẽ sôi động trở lại vì thịt dê luôn có nhu cầu cao, dễ tiêu thụ”, ông Sỹ nhấn mạnh.
Trần Khánh
Kéo loa thùng vào rừng và kết quả 'khủng' về khai báo y tế
Để vận động người dân khai báo y tế, nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo và đến ngày 16.4, Hậu Giang đã trở thành địa phương đầu tiên có 100% dân số khai báo y tế, Ninh Thuận đứng thứ nhì với hơn 94%...
Đoàn viên thanh niên tỉnh Ninh Thuận đã "cõng" loa vào rừng để tuyên truyền và giúp dân thực hiện khai báo y tế - Ảnh Hữu Tuấn
Đến chiều 16.4, theo thống kê của VNPT, Hậu Giang là tỉnh đầu tiên và đứng đầu cả nước về việc đã hoàn thành khai báo y tế 100% dân số trên địa bàn; về thứ nhì là Ninh Thuận với 94,06%. Đây cũng là hai địa phương đạt tỷ lệ cao nhất cả nước. Đứng thứ 3 là tỉnh Hà Tĩnh, đạt hơn 57%.
"Cõng" loa vào rừng
Tại Ninh Thuận, để tiếp cận được người dân vùng sâu vùng xa, Tỉnh đoàn Ninh Thuận đã thành lập những đội quân kéo loa đi tuyên truyền lưu động về dịch bệnh và giúp dân khai báo y tế.
Anh Nguyễn Hữu Tuấn, Bí thư Tỉnh đoàn Ninh Thuận, cho biết đều đặn 2 lượt mỗi ngày, đoàn viên thanh niên sử dụng xe máy, loa kéo bluetooth gắn thêm poster làm phương tiện tuyên truyền lưu động trong các khu dân cư, xóm làng. Nội dung bài tuyên truyền được biên tập ngắn gọn, dễ hiểu, giúp người dân dễ dàng nắm bắt và thực hiện tự phòng, chống dịch cho chính bản thân, bảo vệ cộng đồng.
Chiếc loa thùng tưởng bị lãng quên giữa thời đại công nghệ đã phát huy tác dụng trong mùa dịch - Ảnh Hữu Tuấn
"Đây là hình thức không mới, lâu nay chúng ta ít sử dụng vì sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, khi dịch bệnh bùng phát, lệnh cách ly xã hội được ban hành, nên việc truyền thanh lưu động là một trong những giải pháp hiệu quả để tuyên truyền đến tận bà con nhân dân", anh Tuấn chia sẻ.
Anh Tuấn kể: "Công cụ tuyên tuyên truyền cũng đơn giản, chỉ với 1 chiếc điện thoại lưu sẵn bài phát thanh, cùng bộ loa, âm ly gắn trên xe máy, chúng tôi đã có thể đưa tới mọi người nhiều thông tin hữu ích trong mùa dịch.
Hơn nữa, việc tuyên truyền đều đặn hàng ngày sẽ giúp người dân nhớ và hành động có ý thức hơn. Điều tiện lợi nữa là với chiếc loa di động trên xe, chúng tôi có thể dừng tại nơi tập trung đông dân cư hay các ngã ba, ngã tư để tuyên truyền".
Thanh niên đến từng nhà dân giúp khai báo y tế - Ảnh Hữu Tuấn
Đặc biệt, đối với những địa bàn đặc biệt khó khăn, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn giao Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh trực tiếp "nằm vùng" ở những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở những vùng hẻo lánh, không có điều kiện khai báo y tế, để hỗ trợ khai báo y tế vào buổi tối, do ban ngày bà con lên rẫy.
Đồng thời, anh Tuấn cho biết, để đạt được con số hơn 94% khai báo y tế, tỉnh thành lập đội hỗ trợ khai báo y tế tại các địa phương có tỷ lệ người khai báo còn thấp.
"Chúng tôi theo dõi thường xuyên kết quả khai báo y tế trên phần mềm Ncovi, trong đó một số đơn vị có tỷ lệ người dân khai báo y tế còn thấp. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn điều động đội thanh niên tình nguyện về hỗ trợ nhân dân khai báo y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để đẩy nhanh tiến độ khai báo", anh Tuấn chia sẻ.
Rà soát từng hộ dân
Chia sẻ về việc đạt được tỷ lệ khai báo y tế 100% dân số, chị Phạm Thị Thùy Dung, Bí thư Tỉnh đoàn Hậu Giang, cho biết ngay từ khi có chỉ đạo của Chính phủ về việc toàn dân khai báo y tế, tỉnh Hậu Giang đã làm rất quyết liệt.
"Ban chỉ đạo tỉnh Hậu Giang giao Đoàn Thanh niên phối hợp với các cơ quan đơn vị để triển khai. Các bạn đoàn viên thanh niên khai báo trước, sau đó hướng dẫn cho các cô chú, anh chị làm việc ở các cơ quan ban ngành khai báo. Đồng thời, đoàn viên thanh niên đi đến từng ngõ, gõ từng nhà để giúp dân khai báo", chị Dung chia sẻ.
Đặc biệt, chị Dung cho biết, khi đến từng gia đình giúp dân khai báo, các đoàn viên thanh niên đã phối hợp với chi cục dân số địa phương nắm danh sách từng gia đình để không bỏ lọt một ai.
"Có những gia đình có người đi làm xa, họ đã xin số điện thoại để liên hệ, vận động khai báo. Người khai báo rồi thì sẽ gửi ảnh thông tin khai báo về, nên không để sót một ai", chị Dung kể.
Đoàn viên thanh niên vừa giúp dân khai báo y tế vừa tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh - Ảnh Phạm Dung
Chị Dung cũng cho biết, do ở tỉnh Hậu Giang hiện chưa có ca nhiễm Covid-19, nên nhiều bà con còn thờ ơ với dịch bệnh. Vì thế, khi đi đến các nơi vận động khai báo y tế, các đoàn viên thanh niên vừa tuyên truyền vừa tặng bà con sản phẩm chống dịch.
Họ chia nhỏ đội hình, có "đội" chỉ có 1 người. Chỗ nào xa thì đoàn viên thanh niên đi ban ngày, gần thì đi ban đêm; phương pháp tiếp xúc trò chuyện nhẹ nhàng nên được người dân đồng tình ủng hộ.
Đoàn viên thanh niên đã phối hợp với cơ quan về dân số ở địa phương để thực hiện khai báo y tế không sót lọt ai - Ảnh Phạm Dung
"Điểm quan trọng là sự vào cuộc quyết liệt của địa phương và việc sáng tạo của đoàn viên thanh niên khi phối hợp chặt chẽ với cơ quan dân số để nắm tình hình khi đến vận động khai báo.
Đồng thời là sự nhiệt tình, hết mình vì công việc chung của toàn xã hội. Nhờ những điều đó mà toàn tỉnh đã đạt con số 100% dân số khai báo y tế", chị Dung chia sẻ.
Đã có hơn 10 triệu người khai báo y tế
Theo thống kê của VNPT, đến chiều 16.4, cả nước có tổng 10.416.467 người khai báo y tế, trong đó dưới 40 tuổi là 6.973.118 người.
Tỉnh Hậu Giang đạt 100% với số người đã khai báo y tế là 750.015. Trong đó, dưới 40 tuổi là 448.799 người, đoàn viên là 28.834.
Tỉnh Ninh Thuận đạt 94,06% với tổng số 555.383 người đã khai báo, số người dưới 40 tuổi là 392.623, đoàn viên thanh niên là 24.223.
Chiều 16.4, T.Ư Đoàn đã có quyết định khen thưởng Đoàn Thanh niên các tỉnh Hậu Giang và Ninh Thuận vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác vận động đoàn viên thanh niên và người dân thực hiện khai báo y tế.
Vũ Thơ
Ninh Thuận: Người dân Văn Lâm 3 reo hò khi được dỡ lệnh phong tỏa Đúng 20h tối 14/4, tại thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đã chính thức được dỡ bỏ lệnh phong tỏa cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19. Ngay sau khi được dỡ lệnh phong tỏa cách ly y tế, nhiều người dân thôn Văn Lâm 3 vui mừng, reo hò và vỗ tay trong giây phút...