Đề phòng sự xâm nhập của Nhà nước Hồi giáo IS vào Việt Nam
Cái tên IS (nhóm “Nhà nước Hồi giáo”) hiện nay đã trở thành một trong những từ khóa phổ biến được cư dân mạng tìm kiếm trên mạng Internet. Những hành động bạo lực và vô nhân tính của tổ chức này đang là nỗi ám ảnh của các nhà lãnh đạo thế giới. Không chỉ Mỹ cùng các đồng minh, mà Nga và Trung Quốc cũng phải e dè khi nhắc đến nhóm khủng bố này. Mặc dù chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng đề phòng trước sự xâm nhập của tổ chức này cũng là một vấn đề cấp bách hiện nay.
Những năm gần đây, IS đã xuất hiện len lỏi trên khắp thế giới với quy mô và cơ cấu không ngừng phát triển. Mới đây, Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey lên tiếng xác nhận cơ quan này đang điều tra khả năng các đối tượng ủng hộ nhóm “Nhà nước Hồi giáo” đã có mặt tại khắp 50 bang của Mỹ.
IS còn man rợ và bạo lực hơn Al Qaeda nhiều lần
Internet là phương tiện chính để IS dụ dỗ công dân của nhiều nước trên thế giới gia nhập tổ chức này. Bằng cách đăng tải những bức ảnh về “chân dung một gia đình thân thiện”, hay đưa ra những lời hứa hẹn về một cuộc sống tuyệt vời và các tài liệu cổ động thánh chiến để chiêu dụ thành viên cho IS. Nhắm vào tâm lý của “con mồi”, lực lượng tuyển mộ thậm chí còn sử dụng bức ảnh chụp những anh chàng điển trai để lôi kéo các cô gái, hay dụ dỗ họ bằng cách cho rằng họ là “người được chọn”, “người đặc biệt”.
Đặc biệt, mạng xã hội chính là công cụ tuyên truyền hấp dẫn mà các phần tử cực đoan IS đang sử dụng, hụ nữ Hồi giáo của nhiều quốc gia hiện nay đang rời bỏ đất nước, đi qua Thổ Nhĩ Kỳ tới các khu vực do IS kiểm soát ở Syria, chủ yếu là để kết hôn với các tay súng IS. Đây thực sự là một vấn đề đáng báo động khi mà số lượng phụ nữ tham IS ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, tiếp cận trực tiếp cũng là một cách để tổ chức này xây dựng lực lượng. Các thành viên IS một khi đã được huấn luyện trở thành chiến binh “thánh chiến”, sẽ xuất ngoại đến các nước đã nhắm mục tiêu và tích cực phổ biến tư tưởng cực đoan cho các thanh niên ở đây. Bộ trưởng An toàn Công cộng Canada Steven Blaney từng phát biểu rằng: “thông tin tuyển mộ người của IS đã nêu bật nhu cầu cần có luật để ngăn cản những người ra nước ngoài với ý định gia nhập các tổ chức vũ trang cực đoan”.
Trước sự lộng hành của IS, Mỹ không thể ngồi yên. Theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại London (Anh), tính đến nay, các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu đã tiêu diệt 140 phiến quân thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, trong chiến dịch chống “Nhà nước Hồi giáo” của Mỹ, thì dân thường vẫn là “con tốt bị thí mạng”.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an: với Việt Nam, tôi cho rằng khả năng ảnh hưởng của IS đến chúng ta là rất thấp.
Video đang HOT
Khu vực Châu Á hiện nay đã trở thành mục tiêu mới của tổ chức này. Mới đây, nhóm khủng bố IS đã đăng tải trên tài khoản mạng xã hội Twitter một tấm hình cho thấy tòa tháp 101 ở Đài Bắc, Đài Loan đang bị thiêu cháy cùng với thông điệp đầy đe dọa “Khi IS tấn công thành phố của bạn, nó sẽ chẳng còn đẹp nữa. Được sự cho phép của Thánh Allah, ngày đó không còn xa”.
Tại Trung Quốc cũng có một số lượng nhỏ cộng đồng người Hồi giáo Sunni – xuất thân của IS. Từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ khủng bố liên quan đến các phần tử Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Cùng với các phương tiện trao đổi liên lạc ngày càng hiện đại, IS thực sự là một mối đe dọa của Trung Quốc khi các phần tử khủng bố móc nối với nhau. Là nước có biên giới sát với Trung Quốc, ảnh hưởng của IS đối với Việt Nam không thể coi thường.
Đề cập đến quy mô tổ chức và sự tàn bạo của IS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho biết: “Hiện nay, IS đã chiếm đóng trên khoảng diện tích 90.000 km2 ở cả Iraq và Syria, trong những khu vực này, người dân chỉ có 2 lựa chọn: Đi theo hoặc chết”.
Trước mắt, Việt Nam vẫn chưa là mục tiêu của lực lượng IS, tuy nhiên tương lai vẫn chưa thể nói trước. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông như hiện nay, những kẻ tuyển mộ IS ẩn mình trong bóng tối sẽ dễ dàng xâm nhập và chiêu mộ chiến binh từ khắp thế giới, kể cả Việt Nam. Các bậc sinh thành, người giám hộ trước hết nên quan tâm đến việc tiếp cận Internet của giới trẻ, giúp con em mình hiểu được những hậu quả trước khi sự thể quá trễ.
Bên cạnh đó, truyền thông cần thường xuyên phổ cập kiến thức, , cách thức tiếp cận cũng như tội ác của nhóm Nhà nước Hồi giáo IS, đề phòng sự xâm nhập của IS, ngăn chặn hành vi bắt chước những kiểu hành quyết con tin dã man, gây rối loạn trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Mai Phạm
Theo NTD
Thiếu tướng Lê Văn Cương: "Biển Đông đang bình lặng nguy hiểm"
Một trong những nội dung quan trọng dự kiến được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII là vấn đề trên Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc âm thầm xây dựng, cải tạo đảo Gạc Ma và đảo Chữ Thập. Xung quanh vấn đề này, Báo NTNN đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) xung quanh vấn đề dự kiến sẽ làm nóng nghị trường kỳ này.
Chiến thuật thâm hiểm "không đánh mà thắng"
Trung Quốc đang tiến hành cải tạo, mở rộng việc xây dựng trên đảo Gạc Ma để dần biến hòn đảo này thành căn cứ quân sự. Theo Thiếu tướng, Trung Quốc đang đi nước cờ nào trên bàn cờ Biển Đông hiện nay?
Trên "bàn cờ" Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đang tính toán rất cẩn thận, chặt chẽ từng bước và khi họ làm việc đó họ cũng đã tính toán được Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào. Đến cuối năm nay, Trung Quốc hoàn tất việc xây dựng trên Gạc Ma, đó chỉ mới là thời điểm bắt đầu của chiến lược độc chiếm Biển Đông. Ngay từ bây giờ, Việt Nam phải phản ứng để đẩy lui cao trào càng xa càng tốt. Nếu làm không tốt thì cao trào đến càng gần"...
Quan điểm Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an)
- Sau động thái xây dựng sân bay nhân tạo ở đảo Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay nhân tạo tại đảo Chữ Thập. Đây thực sự sẽ là mối lo ngại của hệ thống phòng thủ quốc phòng của Việt Nam. Nó sẽ thành một cụm từ Gạc Ma-Phú Lâm-Chữ Thập, từ đây Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10 mà không phải tiếp dầu ở trên không.
Nhìn xa hơn nữa, hành động cải tạo Gạc Ma và Chữ Thập khi tiến hành xong Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Chúng ta nên nhớ rằng, trong bố trí địa điểm, địa lý ở Trường Sa, 21 đảo chìm đảo nổi mà Việt Nam đang nắm giữ đều nằm phía ngoài Gạc Ma. Một khi Gạc Ma bị biến thành căn cứ quân sự thì ngay việc ra những hòn đảo của chúng ta cũng đã khó khăn. Và một khi Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, việc chúng ta đi lại trên không, trên bộ càng khó khăn hơn.
Chúng ta nhắc lại sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 để thấy, đó chỉ là hành động thử phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, không có ý nghĩa gì trong bàn cờ lớn của Trung Quốc. Trung Quốc đã dùng sự kiện giàn khoan để tập trung sự chú ý của cả quốc tế và Việt Nam để họ làm những việc nguy hiểm hơn, đó là cải tạo hai hòn đảo Gạc Ma và Chữ Thập.
Tôi cho rằng, sắp tới đây, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông còn căng thẳng và nguy hiểm hơn nữa. Cái nguy ở đây là Trung Quốc âm thầm cải tạo Gạc Ma và để tiến tới lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Khi ấy trên thực tế Trung Quốc đã chiếm được Biển Đông mà không cần đánh. Trong quá trình như vậy, Trung Quốc đưa những giàn khoan đến thăm dò dầu khí, không nhất thiết phải là giàn khoan lớn, rất nhiều giàn khoan nhỏ, hàng trăm, hàng ngàn tàu cá khai thác hải sản trên vùng biển của Việt Nam. Tất cả những điều này đều nằm trong chiến lược "không đánh mà thắng" của Trung Quốc vạch ra. Phương thức này cực kỳ khó đối phó.
Vị trí đảo Gạc Ma của Việt Nam nhìn gần qua công cụ Google Maps.
Thưa ông, chủ quyền lãnh thổ của quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng như vậy, chúng ta kỳ vọng gì ở nghị trường Quốc hội trong khóa họp lần này?
- Được biết, Quốc hội kỳ này sẽ bàn đến Biển Đông thông qua các báo cáo của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Biên giới... báo cáo về tình hình trên bộ, trên biển. Tôi cho rằng, vấn đề Biển Đông phải giải quyết lâu dài, chỉ một kỳ họp Quốc hội không giải quyết được vấn đề đó, song chúng ta cần những tiếng nói, hành động mạnh mẽ hơn về vấn đề Biển Đông. Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 về bản chất không nguy hiểm bằng việc Trung Quốc cải tạo Gạc Ma. Giàn khoan không ở trong vùng biển Việt Nam vĩnh viễn nhưng cải tạo Gạc Ma là vĩnh viễn, nó án ngữ giữa quần đảo Trường Sa và tiếp tục những hành động phục vụ cho căn cứ quân sự này bằng việc lập Vùng nhận dạng phòng không, bằng việc đưa ra những lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, lệnh cấm tàu chiến không được đi gần Gạc Ma 20-30 hải lý...Tất cả những trò này đều có thể xảy ra.
Quan tâm phản ứng của Mỹ về vấn đề Biển Đông
Sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, nhìn bề ngoài, nay tình hình trên Biển Đông có vẻ như bình lặng, nhưng thực chất đó là sự bình lặng vô cùng nguy hiểm. Nếu phản ứng và dư luận của chúng ta cũng bình lặng, liệu có phải chúng ta sẽ "mắc bẫy" mà Trung Quốc đang đặt ra?
- Tôi đồng ý với nhận xét rằng tình hình Biển Đông đang "bình lặng một cách vô cùng nguy hiểm". Chúng ta đã có những động thái ngoại giao rất tích cực cho vấn đề Biển Đông. Ngay như chuyến công du châu Âu và dự diễn đàn ASEM của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại các cuộc tiếp xúc bên lề, người đứng đầu chính phủ của chúng ta cũng đã gửi đến thông điệp rõ ràng về việc Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, nhưng vẫn duy trì các mối quan hệ với bạn bè quốc tế.
Việt Nam duy trì các phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp và quan điểm này của chúng ta cũng được cộng đồng quốc tế ủng hộ rộng rãi. Tôi cho rằng, về mặt ngoại giao, chúng ta đã rất tích cực và mang lại hiệu quả, làm cho quốc tế hiểu rằng quan điểm của Việt Nam là quang minh chính đại, chúng tôi có chủ quyền, tuân thủ luật pháp, tôn trọng pháp lý và đạo lý để từ đó quốc tế ủng hộ Việt Nam hơn nữa.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề rằng, ngoài việc chú ý đến động thái của Việt Nam, hiện quốc tế quan tâm hơn cả là hành động và phản ứng của Mỹ về vấn đề Biển Đông. Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, Mỹ đã có những phản ứng gay gắt, từ đó dư luận quốc tế cũng phản ứng và chỉ trích động thái vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Mọi hành động của Trung Quốc trên Biển Đông bao giờ cũng vừa làm, vừa nghe ngóng phản ứng cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ.
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề Biển Đông, chỉ dựa vào sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế không thôi là chưa đủ?
- Đúng vậy. Nếu chúng ta không mạnh mẽ, Trung Quốc sẽ lấn tới. Lịch sử quan hệ Việt - Trung đã cho thấy, nếu Việt Nam lùi, Trung Quốc sẽ lấn tới. Quan điểm của tôi vẫn cho rằng, chúng ta không có gì phải sợ Trung Quốc. Họ có nhiều tiền của, nhiều súng đạn hơn Việt Nam hàng chục, hàng trăm lần, nhưng trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc không có đạo lý, không có pháp lý và không có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Truyền cảm hứng sức mạnh về lòng tự hào dân tộc và chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng đến 90 triệu người Việt Nam - đó là khối sắt thép khổng lồ "nhất hô bá ứng" chứ không hề đơn giản.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Việt
"Đừng nghĩ Trung Quốc rút giàn khoan 981 là bỏ chạy" "Trung Quốc có thể sẽ kéo một giàn khoan nhỏ hơn, hiệu quả hơn hoặc thậm chí kéo 2-3 giàn khoan vào và ký hợp đồng với nước ngoài cùng khai thác dầu khí", tướng Cương lo ngại. Đêm 15/7, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo kết thúc hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan Hải...