Đề phòng rắn lục cắn trong mùa mưa
Hiện tại đang trong mùa mưa nên những ngày gần đây, tại khóm Sa Nhiên, phường Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc xảy ra trường hợp nhiều hộ trồng hoa kiểng bị rắn cắn trong lúc thăm vườn và chăm sóc hoa kiểng.
Rất may tất cả đều được cứu chữa kịp thời và không ảnh hưởng đến tính mạng.
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Lê Văn Niên thăm khám cho bệnh nhân bị rắn cắn. Ảnh: Thanh Nghĩa
Cô Lê Thị Bình ở khóm Sa Nhiên, phường Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc đã không may bị rắn lục đuôi đỏ cắn trong khi đi thăm vườn vào sáng sớm. Sau khi sơ cứu tại nhà, cô nhanh chóng đến Trạm y tế phường Tân Quy Đông và được khuyên đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Sa Đéc để cứu chữa. Sau 2 ngày nằm viện điều trị, tình trạng sức khỏe đã ổn định nhưng cô Bình vẫn không tránh khỏi cảm giác lo sợ mỗi khi đi ra vườn.
Video đang HOT
Tại BVĐK Sa Đéc đã có nhiều ca nhập viện do rắn cắn trong lúc đi làm vườn. Điển hình như trường hợp ông Nguyễn Văn Nhiệm 68 tuổi, ở huyện Lai Vung, do quên sử dụng thiết bị bảo hộ khi đi thăm vườn, ông Nhiệm không may bị rắn cắn vào mắt cá chân phải. Sau 4 ngày nhập viện điều trị, vết thương do rắn cắn đã bớt sưng, sức khỏe ông đã ổn định.
Từ đầu năm đến nay, BVĐK Sa Đéc điều trị thành công 30 trường hợp bị rắn cắn. Từ nguồn huyết thanh kháng độc rắn của Bệnh viện Chợ Rẫy và Nha Trang, trên 500 ca bị rắn cắn trong thời gian qua tại BVĐK Sa Đéc đều được điều trị thành công.
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Lê Văn Niên – Phó Trưởng Khoa Nội tổng hợp BVĐK Sa Đéc khuyến cáo: Khi bị bất kỳ loại rắn nào cắn nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu, khám lâm sàng; tránh sử dụng thuốc đông y hay thuốc gia truyền, không nên đắp thuốc nam hoặc cắt lể máu, không nên để bệnh nhân ở nhà vì nọc độc sẽ phát tán nhiều, đến bệnh viện thì bệnh rất nặng điều trị không kịp. Tại khu vực miền Tây có rất nhiều loài rắn như rắn hổ, rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp.
Trong đó, rắn hổ là loài có chất độc rất cao, làm rối loạn hệ thần kinh, ngưng thở, ngưng tim, còn rắn lục cắn gây sưng hoại tử xuất huyết dưới da đông máu nhiều hơn. Do đó, mọi người cần trang bị các thiết bị bảo hộ khi đi làm vườn như ủng, nón, bao tay và khi chẳng may bị rắn cắn cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Lào tập trung nguồn lực ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết
Mặc dù mới đầu mùa mưa nhưng dịch sốt xuất huyết ở Lào đã có chiều hướng tăng nhanh, khó kiểm soát.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày hôm qua (21/7), Tổng cục trưởng Tổng cục kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm, thuộc Bộ Y tế Lào Rattanaxay Phetsavanh khẳng định, Lào đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và giờ là lúc phải quyết tâm hơn nữa trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra ở nhiều hầu khắp các địa phương.
Ảnh minh họa: Internet.
Mặc dù mới đầu mùa mưa nhưng dịch sốt xuất huyết ở Lào đã có chiều hướng tăng nhanh, khó kiểm soát. Bộ Y tế Lào cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 3.400 người mắc bệnh, 8 người tử vong. Chỉ tính riêng thủ đô Vientiane đã có gần 800 người mắc bệnh, trong đó 3 người đã tử vong.
Bộ Y tế Lào khuyến cáo người dân tiến hành các biện pháp làm vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, không để ao tù nước đọng trong khu dân cư nhằm hạn chế sự sinh sản của muỗi vằn, nguyên nhân chính gây nên sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết hiện nay.
Đồng thời cấp kinh phí, hóa chất, huy động lực lượng lưới y tế cơ sở tổ chức phun thuốc diệt muỗi, khuyến khích người dân mắc màn khi ngủ...để phòng bệnh. Tuy nhiên, do đất rộng, người thưa, công tác phòng chống sốt xuất huyết gặp nhiều khó khăn. Mỗi năm tại Lào có hàng nghìn ca mắc sốt xuất huyết và hàng chục người tử vong do căn bệnh này./.
Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa mưa do độ ẩm cao, cư trú ở bụi rậm, ruộng và bay vào nhà sau mưa mang theo nọc độc dính vào người gây ngứa. Bác sĩ Lương Trường Sơn, Phó Viện trưởng Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM, cho biết kiến ba khoang thân dài 1,5 đến 20 mm,...