Đề phòng Nga, các nước Baltic mạnh tay chi tiêu quốc phòng
Trước việc gần đây Nga tăng mạnh tần suất hoạt động quân sự tại khu vực biển Baltic, ba nước Estonia, Latvia và Lithuania đã quyết định ký kết những hợp đồng vũ khí “khủng” và dự kiến sẽ tăng đáng kể ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2015.
Máy bay F-16 của Hà Lan thuộc lực lượng tuần tra khu vực biển Baltic của NATO đã chặn 2 máy bay ném bom Su-34 của Nga tại không phận này hồi đầu tuần.
Đẩy mạnh mua vũ khí
Bộ trưởng Quốc Phòng Estonia Sven Mikser ngày 12/12 đã thông báo ký kết hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất trong lịch sử nước này với tổng trị giá lên tới 170 triệu USD vào ngày 10/12.
Bản hợp đồng này sẽ cho phép Estonia sở hữu 44 xe bọc thép CV90 và 6 xe tăng Leopard mua từ Hà Lan. Estonia hiện cũng đang tiến hành đặt hàng súng tự hành.
Ông Misker còn cho biết nước này đã thỏa thuận mua 40 hệ thống tên lửa Stinger trị giá hơn 49 triệu USD từ Mỹ hồi tháng trước.
Về phần mình, Latvia đã thông báo ký kết các hợp đồng mua 123 xe bọc thép với giá trị 59 triệu USD từ Anh hồi tháng 8, và 800 vũ khí chống tăng Carl cùng với 100 xe tải của Na Uy với tổng trị giá 4,92 triệu USD trong tháng 11 năm nay.
Lithuania, cho biết đã mua hệ thống phòng không GROM của Ba Lan trị giá 34 triệu vào tháng 9. Tháng trước, nước này cũng thông báo sẽ dành 20 triệu USD để mua tên lửa chống tăng Javelin từ nhà cung cấp mới là nước Mỹ.
Video đang HOT
Chỉ tính riêng trong 6 tháng qua, tổng chi tiêu mua vũ khí của các nước Baltic đạt khoảng 369 triệu USD.
Tăng chi tiêu quốc phòng 2015
Lo ngại bởi sự gia tăng hoạt động quân sự của Nga trong khu vực, các nước Baltic đã quyết định sẽ tăng mạnh chi tiêu quốc phòng trong năm 2015 tới.
Trang AFP cho biết Estonia, đất nước nằm trong số ít các thành viên NATO đáp ứng được quy tắc 2% GDP dành cho quân sự, đã thông báo sẽ nâng chi tiêu quốc phòng năm 2015 lên mức 2,05% GDP.
Với Lithuania con số này dự định sẽ được tăng từ 0,89% lên 1,1% GDP trong năm tới.
Latvia, với mức ngân sách dành cho quốc phòng hiện tại là 0,91%, đã dự kiến sẽ dành ít nhất 1% GDP cho chi tiêu quốc phòng trong tài khóa 2015.
Tuy vậy, chi tiêu quốc phòng của các nước Baltic cộng lại cũng còn rất thấp khi so sánh với Nga, nước dành tới 3,4% GDP cho quân sự. Trong năm 2014, ngân sách quốc phòng Nga đạt tới 73,8 tỷ USD, gấp tới 50 lần tổng chi tiêu quân sự của 3 nước Baltic cộng lại (chỉ gần 1,5 tỷ USD).
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Kinh tế Trung Quốc: Sau đỉnh cao số 1, sắp quay về số 3
Một sự kiện nổi bật trong tuần qua của kinh tế thế giới là việc nền kinh tế Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành số 1 thế giới, dựa trên thông báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).
Đây có thể xem là một bước ngoặt lịch sử kinh tế thế giới, khi Mỹ sau hàng chục năm giữ vị trí cao nhất đã phải nhường lại cho một nền kinh tế khác. Nhưng cả thế giới và cả bản thân Trung Quốc, đang đón nhận tin tức lịch sử này với một sự thờ ơ đến kinh ngạc. Đơn giản vì có quá nhiều điều ẩn chứa sau cái mỹ từ "số một thế giới".
Kinh tế Trung Quốc sở dĩ được đưa lên ngôi đầu vì IMF và WB đã sử dụng hai phương pháp đánh giá cơ bản là dựa trên GDP và PPP. Trong đó, GDP năm 2014 của Trung Quốc ước tính có thể đạt 17.600 tỉ USD, cao hơn 200 tỉ USD so với GDP của Mỹ. Còn so sánh về sức mua tương đương PPP, Trung Quốc cũng vượt qua Mỹ với tỉ số sít sao là 16,5% so với 16,3%.
Dựa vào kết quả đối chiếu trên, chính phủ và người dân Trung Quốc có thể ăn mừng vì mục tiêu mà nước này đặt ra trong 3 thập kỷ từ khi mở cửa đất nước là soán ngôi nền kinh tế số một thế giới của Mỹ.
Nhưng thực tế, không chỉ người dân mà cả lãnh đạo Trung Quốc đều đang thể hiện một thái độ thờ ơ với tin tức này. Vấn đề ở đây không nằm ở cách biệt sít sao về GDP và PPP của Trung Quốc so với Mỹ khi mà khoảng cách ít ỏi đó có thể san bằng bất cứ lúc nào, bản thân Trung Quốc hiểu kết quả này chỉ mang ý nghĩa tạm thời, nhất là khi kinh tế Mỹ đang có sự hồi phục thần tốc trong khi kinh tế Trung Quốc đang được dự báo sẽ bước vào giai đoạn giảm tốc độ tăng trưởng.
Giới phân tích cho rằng, sở dĩ Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ về GDP và PPP dù cách đây 14 năm quy mô kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/3 quy mô kinh tế Mỹ, là vì kinh tế Mỹ lâm vào một giai đoạn suy thoái bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, trong khi Trung Quốc lại gần như rất ít chịu ảnh hưởng từ sự kiện này.
Nói cách khác, quãng thời gian 6 năm suy thoái đã làm kinh tế Mỹ suy yếu còn kinh tế Trung Quốc lại trải qua 6 năm duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Điều này đã dẫn đến việc khoảng cách giữa hai nền kinh tế được thu hẹp.
Nhưng giờ đây tình thế đã đổi chiều, kinh tế Mỹ sau 6 năm suy thoái đã có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ còn Trung Quốc được dự báo sẽ bước vào một thời kỳ suy trầm.
Mô hình tăng trưởng dựa vào giá nhân công rẻ và xuất khẩu của Trung Quốc đã đạt đến giới hạn, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 thập kỷ qua đã khiến giá nhân công Trung Quốc không còn rẻ như trước và việc các nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, EU hay Nhật suy thoái khiến lượng hàng Trung Quốc xuất khẩu sang các thị trường này giảm đáng kể.
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã thừa nhận thực tế rằng kể từ năm tới, Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn phát triển bền vững, với mức tăng trưởng chỉ khoảng 7% mỗi năm để tìm kiếm mô hình tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong tình hình đó, ai cũng hiểu khoảng cách ít ỏi về GDP và PPP giữa Trung Quốc và Mỹ kia sẽ nhanh chóng bị san bằng và vượt qua. Nói cách khác, sự chênh lệch nhỏ nhoi đó chỉ là kết quả tạm thời khi kinh tế Mỹ chạm đáy còn kinh tế Trung Quốc đạt đỉnh. Giờ đây khi kinh tế Mỹ hồi phục và tăng trường trở lại còn Trung Quốc đang trên đà đi xuống thì khoảng cách đó là vô nghĩa.
Việc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vì thế không có nhiều ý nghĩa, thậm chí còn trở thành tin xấu đối với chính phủ Trung Quốc.
Sở dĩ như thế, là vì việc trở thành nền kinh tế số một thế giới sẽ là sức ép buộc chính phủ phải có những khoản chi lớn hơn để cải thiện sinh hoạt của người dân Trung Quốc vốn vẫn đang ở mức quá thấp so với các nước phát triển khác. Tính theo GDP đầu người, người dân Trung Quốc chỉ đứng thứ 99 thế giới và đang đối mặt với đủ mọi vấn đề, từ ô nhiễm môi trường đến giá cả sinh hoạt.
Trong nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc vẫn né tránh những vấn đề này để tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế, nhưng khi đã trở thành nền kinh tế số một thế giới, áp lực từ phía người dân sẽ không cho phép họ tiếp tục.
Quan trọng hơn, Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt những thách thức kinh tế thực sự ở thời điểm hiện tại. Có vô số vấn đề nảy sinh khi một nền kinh tế phát triển quá nóng trong một thời gian dài, các chuyên gia đã bắt đầu cảnh báo Trung Quốc về sự phát triển quá nóng thị trường chứng khoán đang tạo ra tình trạng bong bóng kinh tế có thể dẫn đến khủng hoảng như đã từng diễn ra ở Nhật.
Và nhất là bài toán lớn nhất về tái cơ cấu kinh tế và tìm một hướng đi mới cho kinh tế Trung Quốc trong tương lai. Nếu không thành công, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng dậm chân tại chỗ, không những khó có thể đuổi kịp Mỹ mà còn có thể bị soán ngôi cường quốc kinh tế số 2 thế giới nếu như những cải cách kinh tế đang diễn ra ở Nhật Bản thành công.
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/Bloomberg
Giải mã thông điệp của Putin? Ngày 4/12, Tổng thống Nga Putin đã đọc Thông điệp Liên bang trước quốc hội. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, nước Nga lại đang đối đầu ác liệt với phương Tây xung quanh vấn đề Ukraina thì những quan điểm và quyết sách của người đứng đầu nước Nga là gì? Tổng thống Putin đọc Thông điệp Liên bang...