Để phòng luôn mát mẻ dù không sử dụng điều hòa
Bí quyết dưới đây giúp phòng luôn thoáng, mát mẻ dù không sử dụng điều hòa trong ngày hè đấy nhé.
Làm lạnh ga trải giường và vỏ gối
Làm lạnh ga trải giường và vỏ gối giúp bạn ngủ ngon. Nguồn ảnh: Internet
Trước khi đi ngủ 1-2 tiếng, bạn hãy đặt ga trải giường và vỏ gối vào ngăn đá. Chúng sẽ không đóng băng cứng ngắc như một tấm bảng, nhưng sẽ đủ mát để bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Sử dụng nệm làm mát
Nệm cao su thiên nhiên với cấu trúc bọt hở bên trong cùng hàng triệu lỗ thông hơi li ti giúp không khí được đối lưu một cách tự nhiên, có tác dụng làm mát lưng. Trên bề mặt nệm còn có các lỗ thông hơi lớn, giúp nệm khô thoáng hơn và đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Thay đổi ga trải giường, vỏ gối
Nếu trời quá nóng, bạn hãy thử thay đổi ga trải giường, vỏ gối… sang một loại vải mát hơn, đơn cử như bông hữu cơ, vải lanh hoặc tre. Tre có khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời và giúp bạn luôn mát mẻ, còn bông hữu cơ sẽ tốt trong việc loại bỏ độ ẩm.
Đóng hết rèm cửa vào ban ngày
Chúng ta nên đóng rèm cửa vào ban ngày vì điều này sẽ giúp ngăn chặn sức nóng của mặt trời. Ngay khi tia nắng mặt trời đầu tiên chiếu vào nhà, hãy đóng tất cả cửa sổ và cửa ra vào. Đến chiều tối thì bạn có thể mở cửa ra.
Thông thoáng phòng ngủ vào ban đêm
Bạn nên mở cửa sổ khi đang ngủ trong những đêm hè nóng nực vì điều này giúp không khí trong phòng ngủ được lưu thông tốt và trở nên thoáng mát hơn so với khi bạn đóng kín các cửa.
Video đang HOT
Có một cách thông khí rất hay mà chúng ta nên thử, đó là thông gió chéo. Tức là bạn sẽ mở cửa để đón luồng không khí mát vào một bên ngôi nhà và đóng rèm cửa ở bên kia để tránh nhiệt tỏa vào.
Trồng cây quanh nhà
Một ngôi nhà nhiều cây chắc chắn sẽ mát mẻ và thông thoáng hơn. Cây rậm lá sẽ tạo bóng mát cho ngôi nhà và hạ nhiệt độ xuống thấp.
Nếu bạn không thể trồng cây, thì hãy dựng giàn dây leo cho quả như nho và kiwi để cho hiệu quả tương tự.
Review 2 món hút bụi nội địa Trung giá chỉ hơn trăm đến vài trăm mà dùng ổn, có loại còn không cần điện
Đại hội dọn dẹp cuối năm đã cận kề, có 2 "trợ thủ" hút bụi này là công cuộc vệ sinh nhà cửa của tôi trở nên nhàn nhã và hiệu quả hơn hẳn.
Là một người phụ nữ chả sợ gì, chỉ sợ... nhà bẩn, tôi thường xuyên nghiên cứu và tìm kiếm nhiều sản phẩm hút bụi khác nhau để không gian sống lúc nào cũng sạch sẽ như ý. Trong đó, tôi thường ưu tiên các món đồ nội địa Trung vì giá thành phải chăng, thiết kế đơn giản dễ thao tác. Chị em nào đang tìm kiếm 1 sản phẩm hút bụi giá "mềm", chất lượng ổn thì có thể tham khảo nhanh review "người thật việc thật" của tôi dưới đây.
1. Máy hút bụi nệm, sofa cầm tay Deerma DEM-CM1300
So với các mẫu máy hút bụi nệm thông thường giá từ 1.500 - 4.000K thì sản phẩm này thuộc phân khúc giá rẻ, mức giá chỉ loanh quanh 800 - 900K. Dù giá "mềm" nhưng chất lượng "ổn áp" ra phết chị em ạ.
Thông số kỹ thuật:
Bộ lọc 3 lớp
Tần số rung: 8.000 lần/phút
Trang bị lưới lọc inox với mắt lưới siêu nhỏ chỉ 0,3 mm
Tích hợp đèn UV khử khuẩn
Tích hợp cảm biến hồng ngoại thông minh
Gồm 3 đầu hút
Máy gồm 3 đầu hút, một đầu hút bụi nệm thông thường, đầu nhọn để hút các kẽ và một đầu hút dạng cọ vát để hút rèm cửa, khe hẹp. Tôi đánh giá cao thiết kế cọ vát này vì có thể dễ dàng hút sạch bụi trong các khe nhỏ.
Máy có thiết kế không quá lớn, cầm đằm tay nên bề mặt hút sẽ áp sát nệm, khi kéo máy sẽ đảm bảo hút sạch bụi mịn trên bề mặt nệm và gối. Máy rất dễ dùng, chỉ có 1 nút bấm đơn giản nên người lớn tuổi cũng có thể sử dụng.
Nhà tôi dùng nệm cao su, là nệm mới nhưng khi hút vẫn ra được rất nhiều bụi, chứng tỏ máy hút được cả bụi mịn mà mắt thường không thấy được. Lực hút của máy rất mạnh, các ngóc ngách nhỏ dễ dàng được làm sạch nhanh chóng. Ngoài ra, máy còn tích hợp đèn UV khử khuẩn và cảm biến hồng ngoại thông minh.
Tóc hoặc lông thú cưng sẽ được hút và quấn vào lõi trong hộc bụi như thế này. Hộc bụi có thể tháo rời và rửa sạch bằng nước nên rất tiện.
Nói về điểm trừ, có lẽ điều tôi hơi tiếc ở máy là sản phẩm cần phải cắm điện để hoạt động. Tuy nhiên dây cắm khá dài (4m2) nên không gây bất tiện khi sử dụng. Ngoài ra, máy kêu tiếng khá to khi chạy nên chị em nào nhạy cảm với tiếng ồn, nhà cách âm kém có thể cân nhắc thêm.
2. Chổi hút bụi xoay 360 độ
Sản phẩm này có thể coi là phiên bản giá rẻ của máy hút bụi thông thường vì "tổng thiẹt hại" chỉ hơn 100K. Nhìn ngoại hình hơi "kém sang" nhưng chất lượng khá ổn trong tầm giá, đặc biệt sản phẩm có thể hoạt động mà không cần điện.
Thiết kế của chiếc chổi hút bụi này rất đơn giản, dễ dàng tháo lắp với phần thân bằng nhựa, cán chổi bằng inox. Độ dài của cán có thể điều chỉnh tùy ý, khi không dùng tới có thể xếp gọn trong nhà.
Chổi dễ dàng tháo lắp, điều chỉnh độ dài của cán tùy ý
Đầu quét gồm 3 chiếc cọ có thể xoay 360 độ khi chị em di chuyển chổi trên mặt sàn. Khi đầu quét này xoay sẽ thu rác vào hộp kín được lắp liền với thân chổi và khi quét nhà xong, chị em có thể mở hộp và đổ bỏ rác đi. Nhìn chung, thiết kế này khá giống với máy hút bụi nhưng ăn điểm hơn ở khoản... không tốn điện.
Chổi có cơ chế xoay rất đơn giản như thế này.
Chổi có thể quét sạch các loại rác, mảnh vụn có kích thước lớn. Còn tóc, lông thú cưng có thể bị quấn vào nhưng khi gỡ ra sẽ hơi khó. Các sợi cọ trên đầu quét được bố trí khá thưa nên không thể loại bỏ được các loại bụi li ti.
Rác được gom trong hộp như thế này, dung tích hộp chứa rác khá lớn. Hộp đựng rác không quá kín nên chị em lưu ý không rung lắc chổi mạnh, nếu không rác sẽ bị rơi ra.
Theo trải nghiệm của tôi, mẫu chổi hút bụi này hoạt động tốt ở các bề mặt sàn phẳng như gỗ, đá, nếu sàn nhà trải thảm thì chổi sẽ lập tức trở nên... vô dụng. Nhìn chung, chiếc chổi này phù hợp để gom rác thô ngày Tết như vỏ hạt dưa, vụn bánh kẹo, đảm bảo nhanh gọn hơn phương pháp "một tay cầm chổi, một tay cầm hót rác" truyền thống. Cộng thêm ưu điểm không tốn điện, thiết kế nhỏ gọn và mức giá rẻ, tôi đánh giá đây là sản phẩm vệ sinh nhà cửa khá đáng thử trong tầm giá.
7 màn cải tạo nhà "chữa lợn lành thành lợn què": Đã mất tiền còn rước thêm bực vào người, không cẩn thận dễ bỏ mạng như chơi Xem xong những màn cải tạo này ai cũng đồng ý chủ nhà nên đập đi xây lại. Ai cũng muốn tiết kiệm khi cải tạo nhà, nhưng đôi khi chính nó lại dẫn đến những quyết định sai lầm khiến bạn cải tạo xong mà chỉ muốn đập đi xây lại. Chủ nhà này cố gắng ổn định dầm đỡ dưới nhà...