Đề phòng lây nhiễm virus corona, quán đồ uống ở Sài Gòn dùng cây dài 2m để giao đồ cho khách
Nhằm hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên và khách hàng, quán phục vụ đồ uống này đã dùng khung sắt tự chế dài 2m để giao đồ.
Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thành phố, nhiều cửa hàng, quán xá tại Sài Gòn không phục vụ tại chỗ mà chỉ bán cho khách hàng mua về.
Để tránh lây nhiễm virus, một số nơi như cửa hàng bán đồ uống này còn áp dụng các hình thức mua bán sáng tạo nhưng đảm bảo an toàn như dùng thanh sắt dài để giao đồ cho khách.
Dụng cụ vận chuyển này được thiết kế dài 2m, đảm bảo đúng khoảng cách an toàn giữa khách hàng và nhân viên phục vụ.
Nhân viên sẽ bỏ đồ uống vào chiếc giỏ được gắn ở đầu thanh sắt rồi đưa cho khách. Ngược lại, khách cũng bỏ tiền vào đó để gửi trả nhân viên.
Video đang HOT
Để phục vụ nhu cầu ăn uống, đặt hàng online của người dân, một số quán ăn vẫn mở cửa từ sáng đến tối.
Không phục vụ tại chỗ, các cửa hàng, quán xá chỉ nhận bán cho khách mang về hoặc giao hàng tận nơi.
Vì tâm lý lo ngại ra đường mà nhiều người lựa chọn hình thức đặt hàng qua mạng.
Những shipper giao đồ online càng trở nên bận rộn hơn trong mùa dịch.
Ngoài những hàng quán vẫn mở cửa phục vụ khách online và mua về thì nhiều nơi quyết định đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
Đặc biệt khi có lệnh ‘cách ly toàn xã hội’, những quán vốn đông khách thì nay cũng vắng vẻ ‘không một bóng người’.
Thảo Trinh – Ảnh: Nguyện Minh
Cầu nguyện online, giải đấu không khán giả khắp thế giới vì dịch bệnh
Bằng cách này hay cách khác, cuộc sống vẫn tiếp diễn giữa mùa dịch. Linh mục cử hành Thánh lễ trước ảnh giáo dân tại Italy. Trận đấu vật vẫn diễn ra ở Nhật dù không có khán giả.
Linh mục Giuseppe Corbari cử hành Thánh lễ trước hình ảnh của các giáo dân không thể đến nhà thờ vào ngày 15/3 vừa qua do sự bùng phát của dịch Covid-19 tại Italy. Nhiều hoạt động tôn giáo khác cũng đã chuyển sang sử dụng nền tảng trực tuyến để tránh việc tụ tập đông người, gia tăng nguy cơ lây nhiễm virus. Tính đến sáng 30/3, Italy có hơn 97.000 trường hợp nhiễm nCoV, cao thứ 2 thế giới, theo thống kê của Worldometers. Ảnh: AFP/Getty.
Người dân duy trì khoảng cách an toàn trong khi chờ đợi thức ăn mang đi tại một trung tâm mua sắm ở Bangkok, Thái Lan, vào hôm 24/3. Tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 đã có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 26/3 khi nước này ghi nhận hơn 1.000 trường hợp nhiễm bệnh. Chính quyền thiết lập nhiều chốt kiểm soát liên tỉnh. Người nước ngoài không phải cư dân Thái Lan đã bị cấm nhập cảnh. Ảnh: AP.
Người dân tại Mumbai, Ấn Độ ra ban công, vỗ tay để cảm ơn, cổ vũ tinh thần các nhân viên y tế đang làm việc ngày đêm, chiến đấu với dịch bệnh. Không chỉ ở Ấn Độ, hình ảnh này còn có thể bắt gặp ở Italy, Pháp, Tây Ban Nha. Ảnh: AP.
Lydia Hassebroek tham dự lớp học múa ballet online tại nhà riêng ở New York vào ngày 25/3. Mỹ hiện vượt qua Trung Quốc và Italy, trở thành quốc gia có số ca nhiễm nCoV cao nhất thế giới, hơn 140.000 ca tính đến sáng 30/3. Ảnh: Reuters.
Tấm biển "stay home" khuyến cáo lái xe ở nhà, chỉ ra đường trong tình huống khẩn cấp, xuất hiện trên đường phố Manchester, Anh trong những ngày gần đây. Tính đến 7h sáng 30/3, Anh ghi nhận thêm 2.400 ca nhiễm mới và 200 người tử vong vì Covid-19. Cả nước được đặt trong tình trạng báo động. Ảnh: Getty.
Tại Nhật Bản, một số hoạt động thể thao như giải đô vật sumo ở Osaka, bóng chày ở sân mái vòm Tokyo vẫn diễn ra giữa mùa dịch nhưng không có khán giả. Tính đến ngày 29/3, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết nước này có hơn 1.700 trường hợp nhiễm bệnh và 52 người tử vong vì Covid-19. Nhật Bản đã tuyên bố hoãn tổ chức Thế vận hội 2020 vì dịch bệnh diễn biến phức tạp trong và ngoài nước. Ảnh: AP, Getty.
Nhiều người tụ tập, tắm biển, phơi nắng trên bãi biển Huntington, California vào ngày 21/3 vừa qua bất chấp những khuyến cáo của chính phủ Mỹ trong mùa dịch. Tại New York, Los Angeles, Washington..., cư dân vẫn tụ tập hóng gió, ngắm hoa anh đào trong công viên vào ngày chính quyền ban bố lệnh "shelter in place" (tạm dịch: tạm trú tại nhà). Ảnh: Getty.
Sở thú tại Bắc Kinh mở cửa trở lại cho người dân đến tham quan vào ngày 25/3. Trung Quốc là nơi ghi nhận trường hợp nhiễm nCoV đầu tiên. Đến hiện tại, tình hình dịch bệnh ở đây về cơ bản đã được kiểm soát khi không còn ghi nhận thêm bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh nào mới, theo thống kê của Worldometers. Ảnh: AFP/Getty.
Nhóm người Ấn Độ tự cách ly trên cây để tránh lây virus Trở về từ tỉnh khác, bảy người đàn ông tại Ấn Độ quyết định tự cách ly trên cây, không bước chân vào làng để đảm bảo an toàn cho người dân. Bảy người lao động tại Ấn Độ chọn lựa tự cách ly trên cây vì lo ngại bản thân mang theo mầm bệnh và khiến người nhà lây nhiễm virus, theo...