Đề phòng ho khi thay đổi thời tiết
Diễn biến đó đã tác động không tốt tới sức khỏe nói chung, khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị cảm cúm, cảm lạnh, nhất là ho (ho do dị ứng thời tiết, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho sau cảm cúm…).
Bệnh dễ dàng tấn công những người có sức đề kháng giảm như: người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính, người sức khỏe yếu… Ở những đối tượng này, ho có thể trở nên dai dẳng, lâu ngày, dễ tái phát. Để phòng ho cũng như rút ngắn thời gian bị bệnh, ngoài biện pháp bảo vệ chung (luôn chú ý giữ ấm, đề phòng nhiễm gió, lạnh…), việc nâng cao thể trạng, cũng như tăng cường sức đề kháng là rất quan trọng.
Có một thói quen đơn giản, dễ thực hiện mà rất có lợi cho sức khỏe, đó là việc sử dụng mật ong mỗi ngày. Khi bị ho, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, tức ngực bụng… sử dụng mật ong (nguyên chất hoặc pha trộn với nước, thức ăn…) sẽ giúp tăng cường sinh lực. Từ đó tăng khả năng tự điều chỉnh và chống đỡ của cơ thể với bệnh tật, bệnh nhanh khỏi hơn. Lợi ích đó là do mật ong có chứa các đường hấp thu nhanh là Glucose và Fructose, do đó nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời mật ong kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt.
Video đang HOT
“Ăn được, ngủ được là tiên”, do vậy cơ thể có sức đẩy lùi bệnh tật. Hơn thế, bản thân mật ong cũng là một vị thuốc giúp giảm ho hiệu quả. Nhiều nghiên cứu y dược hiện đại đã chứng minh mật ong có tác dụng giảm ho còn tốt hơn cả Dextromethorphan (một hoạt chất trừ ho được sử dụng phổ biến).
Tiến sĩ Ian Paul, trưởng nhóm nghiên cứu trường đại học Dược bang Pennsylvania, Hershey (Mỹ), khi so sánh hiệu quả giảm ho của mật ong với Dextromethorphan, đã kết luận: “Kết quả rõ rệt đến nỗi chúng tôi có thể khẳng định rằng mật ong tốt hơn hẳn các loại thuốc mua ở quầy”. Mật ong còn giúp dịu họng, giảm đau rát và mau lành tổn thương niêm mạc hầu họng, do chứa Albumin và acid Panthotenic có tác dụng kích thích việc tái tạo tế bào mới. Để mật ong nguyên chất trôi từ từ qua cổ họng còn giúp kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản.
Cách dùng mật ong để chữa ho rất đơn giản: có thể dùng mật ong nguyên chất, hoặc mật ong pha nước cốt chanh, mật ong hấp với quất còn nguyên vỏ xanh, mật ong ngâm cà rốt, mật ong hấp lá hẹ… Mỗi nhà nên có sẵn một chai mật ong, để khi mệt mỏi thì có ngay vị thuốc ngon, bổ khi bị ho cũng có ngay vị thuốc giúp giảm ho, tăng cường sinh lực, giúp bệnh nhanh khỏi.
Theo SKDS
Đề phòng biến chứng vết bớt trái dâu ở trẻ
Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện vết bớt trái dâu nên được điều trị sớm để tránh tác hại lâu dài, theo Science Daily.
Vết bớt trái dâu ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là "hemangiomas" phát triển nhanh hơn nhiều người vẫn nghĩ.
"Hemangiomas" là loại u phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Chúng xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh và phát triển khi trẻ lớn lên.
Biến chứng có thể gặp là sự biến dạng thường xuyên của bề mặt hoặc làm tổn thương các bộ phận quan trọng của cơ thể.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng khám Mayo và Bệnh viện đại học California (Mỹ) tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra khi nào thì các vết bớt "hemangiomas" phát triển nhanh nhất.
Dựa vào hình ảnh của 30 trẻ sơ sinh có vết bớt này ở độ tuổi từ khi mới sinh đến 3 tháng, các nhà khoa học phân tích màu sắc, độ dày và sự biến dạng của chúng. Họ phát hiện, các vết bớt phát triển nhanh nhất trong khoảng từ 5 tuần rưỡi đến 7 tuần rưỡi.
Nghiên cứu cũng lưu ý các vết bớt "hemangiomas" có nguy cơ biến chứng cao nên trẻ cần được đưa đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu cần phải điều trị, trẻ có thể được cho dùng thuốc và cắt bỏ bằng tia la-ze.
Theo VNE
Đề phòng nguy cơ mắc bệnh gút do dùng thuốc Gút thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (5-10%) nhưng thường nặng và khó điều trị hơn so với gút nguyên phát. Việc dùng thuốc tây y dài ngày là một trong những nguyên nhân gây gút thứ phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Vì vậy, khi dùng thuốc, người bệnh cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Một trong những...