Đề phòng dịch bệnh thủy đậu
Thời điểm tháng 4 – 5 hàng năm là cao điểm của dịch bệnh thủy đậu và tỷ lệ bệnh nhân nhập viện thời gian gần đây do căn bệnh này đang có dấu hiệu tăng lên.
Trong thời điểm như hiện nay, việc phòng ngừa cho trẻ là điều mà các bậc cha mẹ cần quan tâm thực hiện ngay nhằm giúp trẻ hạn chế tối đa việc nhiễm bệnh.
Mùa dịch đã bắt đầu
Mấy ngày gần đây, phát hiện trên người con nổi một số mẫn đỏ, cứ nghĩ con bị nổi mụn nước do nắng nóng, chị Duyên – Q. Tân Bình mua thuốc tím về bôi cho con. Nhưng những vết mụn nước đó không những không hết mà còn lây lan nhanh khắp vùng lưng, tay và trên mặt bé. Mang con đến bệnh biện khám, chị tá hỏa khi biết con mình bị thủy đậu. Vậy là cả mẹ lẫn con phải nghỉ học, nghỉ làm “nằm viện” suốt 10 ngày để điều trị. Đó là chưa kể, cả nhà chị cũng phập phồng lo sợ vì không biết mình có bị lây nhiễm hay không.
Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ thường xảy ra quanh năm, tuy nhiên, đỉnh điểm của dịch là vào tháng 4, 5 của năm, và tập trung vào trẻ em từ 1-10 tuổi. Bệnh lây chủ yếu từ người sang người qua dịch bọt tiết ra từ việc ho, hắt hơi hay bóng nước vỡ ra từ các nốt đậu. Các cơ quan, xí nghiệp, đặc biệt trường học, nhà trẻ là môi trường lý tưởng cho các vi rút thủy đậu tự do hoành hành.
Một khi nhiễm thủy đậu, bệnh nhân ngoài việc phải nghỉ học, nghỉ làm, còn phải đối mặt với những hậu quả hoặc biến chứng có thể xảy ra. Một trong những hậu quả thường thấy là khả năng để lại sẹo nếu bị nhiễm trùng trên mặt, cơ thể, ảnh hưởng nặng nề đến bề ngoài và thẩm mỹ, đặc biệt là đối với các bé gái.
Ngoài ra, một trong những biến chứng khác của thuỷ đậu là nhiễm trùng da. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm xảy ra trên nhiều bóng nước có thể gây ra nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, viêm phổi, một số trường hợp nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Video đang HOT
Thủy đậu là căn bệnh rất dễ lây, đặc biệt đối với trẻ nhỏ (ảnh minh họa từ Internet)
Cần thiết phải chủ động phòng ngừa cho trẻ
Một trong những điều mà các bậc phụ huynh hết sức lo lắng nếu chẳng may con mình bị thủy đậu là ngoài việc phải nghỉ học ở trường, trẻ còn có thể phải gánh chịu những vết sẹo vĩnh viễn trên cơ thể sau khi những mụn nước mất đi.
Tuy nhiên, hiện nay, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và giúp con mình tránh khỏi “tầm ngắm” của thủy đậu bằng cách chích ngừa vacxin cho trẻ. Chủng ngừa đã được chứng minh là có tác dụng và hiệu quả cao trong viêc phòng ngừa trái rạ và cả biến chứng của nó là Zona về sau này.
Tiêm vac-xin là cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu (ảnh minh họa từ Internet)
Theo khuyến cáo của Ủy Ban An Toàn Tư Vấn Tiêm Chủng Hoa Kỳ vào tháng 6/2007(*), trẻ em cần phải chích ngừa 2 liều để đảm bảo hiệu quả của vacxin.
Điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi chích ngừa thường quy theo chỉ định của bác sĩ và ngay trước khi trẻ có thể lây nhiễm trong trường học.
Vacxin ngừa thủy đậu hiện đã có mặt rộng rãi khắp cả nước. Cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến các bệnh viện sản nhi, các trung tâm y tế dự phòng quận huyện để được tư vấn chủng ngừa thủy đậu.
“Hãy chủ động phòng ngừa, đừng để thủy đậu (trái rạ) tấn công gia đình bạn”
Thông tin giáo dục này được cung cấp bởi Hội y học dự phòng Việt nam với sự tài trợ của VPĐD GlaxoSmithKline.
(*)MMRW 2007, vol 56
Thành Trung (GlaxoSmithKline)
Theo VNN
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà
Hiện đang là thời điểm bệnh thủy đậu "tấn công" trẻ em, nhất là trẻ đang học tại các trường mầm non vì bệnh lây lan rất nhanh trong môi trường nhà trẻ, trường học. Tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ lâu khỏi và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đưa trẻ đi khám
Khi trẻ bị thủy đậu, với các biểu hiện: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục,... Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp.
Chăm sóc đúng cách trẻ bị thủy đậu sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm Ảnh: MH
Cách ly trẻ
Bệnh thủy đậu rất dễ lây từ người sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường không khí do bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có hồng ban xuất hiện, đã có thể lây bệnh cho người khác, đến khi những mụn nước đã vỡ ra, đóng vảy rồi, vẫn có thể lây cho người khác khi tiếp xúc gần gũi.
Một người trung bình khoảng từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu thì có thể bị lây bệnh. Do đó cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,... phải dùng riêng.
Giữ vệ sinh
Quan niệm khi bị thủy đậu phải kiêng nước, không được tắm cho trẻ là sai lầm. Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, gây ngứa, trẻ hay gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da tại điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bội nhiễm da, thậm chí gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não... có thể dẫn đến tử vong.
Do đó cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ. Chú ý giữ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, phòng trẻ nằm phải thoáng mát, không có gió lùa. Nhắc trẻ không gãi các nốt thủy đậu.
Đảm bảo dinh dưỡng
Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,...
Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 1 tuần - 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô và bong vảy, sau một thời gian vết thâm sẽ hết và không để lại sẹo.
Theo SK&ĐS
Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu Dân gian gọi thủy đậu là phỏng rạ, hoặc trái rạ. Thường khoảng tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, bệnh thủy đậu xảy ra nhiều. Thủy đậu do vi rút gây ra, có tính lây lan rất cao, bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng, người lớn cũng mắc nếu như lúc nhỏ chưa từng bị bệnh này, nhưng nhiều nhất là...