Đề phòng biến chứng vết bớt trái dâu ở trẻ
Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện vết bớt trái dâu nên được điều trị sớm để tránh tác hại lâu dài, theo Science Daily.
Vết bớt trái dâu ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là “hemangiomas” phát triển nhanh hơn nhiều người vẫn nghĩ.
“Hemangiomas” là loại u phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Chúng xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh và phát triển khi trẻ lớn lên.
Video đang HOT
Biến chứng có thể gặp là sự biến dạng thường xuyên của bề mặt hoặc làm tổn thương các bộ phận quan trọng của cơ thể.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng khám Mayo và Bệnh viện đại học California (Mỹ) tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra khi nào thì các vết bớt “hemangiomas” phát triển nhanh nhất.
Dựa vào hình ảnh của 30 trẻ sơ sinh có vết bớt này ở độ tuổi từ khi mới sinh đến 3 tháng, các nhà khoa học phân tích màu sắc, độ dày và sự biến dạng của chúng. Họ phát hiện, các vết bớt phát triển nhanh nhất trong khoảng từ 5 tuần rưỡi đến 7 tuần rưỡi.
Nghiên cứu cũng lưu ý các vết bớt “hemangiomas” có nguy cơ biến chứng cao nên trẻ cần được đưa đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu cần phải điều trị, trẻ có thể được cho dùng thuốc và cắt bỏ bằng tia la-ze.
Theo VNE
Đề phòng nguy cơ mắc bệnh gút do dùng thuốc
Gút thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (5-10%) nhưng thường nặng và khó điều trị hơn so với gút nguyên phát.
Việc dùng thuốc tây y dài ngày là một trong những nguyên nhân gây gút thứ phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Vì vậy, khi dùng thuốc, người bệnh cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Một trong những nguyên nhân khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, gây bệnh gút thứ phát là do việc dùng thuốc điều trị các bệnh khác. Bình thường, lượng axit uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 420 micromol/lít với nam và 360 micromol/lít với nữ. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận,... thường phải uống thuốc lợi tiểu, đều có khả năng làm tăng axit uric trong máu do cản trở thải axit uric qua đường tiểu.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chống lao, aspirin liều thấp, cyclosporin (với bệnh nhân ghép thận hay tim) và lạm dụng corticoid đều khiến nồng độ axit uric tăng cao, dẫn đến ứ đọng tinh thể urat tại khớp, gây viêm khớp do gút. Ngoài ra, những thuốc hóa trị liệu điều trị ung thư (đặc biệt ung thư máu) cũng là nguyên nhân gây gút thứ phát.
Hình minh họa
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút là cơn đau xuất hiện đột ngột, sưng, nóng, đỏ ở một số khớp (phổ biến là khớp ngón chân cái) và có thể kèm sốt nhẹ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm tổn thương nhiều khớp, có thể gây những biến chứng: suy thận, tăng huyết áp,...
Hiện nay, thuốc điều trị gút thường được các bác sĩ dùng cho bệnh nhân là colchicin, allopurinol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid... Tuy nhiên, những thuốc này dễ gây tác dụng phụ như: tiêu chảy, dị ứng, độc với gan, thận...
Theo vietbao
Hút thuốc lá dễ mắc bệnh da liễu Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc hấp thụ trực tiếp vào máu và được máu chuyển vào cấu trúc của làn da. Ngoài sự liên quan đã được biết từ lâu của thuốc lá đến bệnh phổi, bệnh tim và ung thư, hút thuốc còn gây trong sự lão hóa sớm của da, làm chậm lành vết thương cũng như có...