Đề phòng bệnh tiêu hóa tiến triển thành ung thư
Vượt qua ung thư gan và ung thư phổi, ung thư tại ống tiêu hóa trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam với 34.600 ca và hơn 25.300 trường hợp tử vong. Để không phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này, chủ động kiểm soát là phương pháp tốt nhất.
Ung thư tiêu hóa là bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI) – đơn vị trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, ung thư ống tiêu hóa (bao gồm ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, hậu môn) thuộc top 5 loại ung thư phổ biến hàng đầu và là 1 trong 3 loại gây tử vong nhiều nhất toàn thế giới.
Báo cáo Globocan 2018 của WHO cho thấy các bệnh ung thư tiêu hóa có số ca mắc cao nhất Việt Nam, trong đó phổ biến nhất là ung thư dạ dày
Riêng tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy trong vòng 10 năm trở lại đây số ca mắc ung thư ống tiêu hóa đã tăng mạnh và có xu hướng trẻ hóa. Căn cứ vào báo cáo Globocan 2018 của WHO, đây là bệnh ung thư có số ca mắc cao nhất Việt Nam với hơn 34.600 ca và hơn 25.300 trường hợp tử vong.
Như vậy tính trung bình, trong năm 2018 nước ta ghi nhận gần 100 ca mắc mới ung thư tiêu hóa mỗi ngày và số lượng tử vong lên tới 70 ca. Có thể nói số liệu đáng sợ này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về căn bệnh nguy hiểm đang có xu hướng tăng cao tại Việt Nam, trở thành nỗi ám ảnh bậc nhất đối với sức khỏe người Việt.
Vì sao ung thư tiêu hóa tại Việt Nam có tỷ lệ tử vong cao?
Cũng theo số liệu của Globocan 2018, không chỉ là bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam, ung thư tại ống tiêu hóa còn có số lượng tử vong cao hàng đầu với hơn 25.300 ca (chỉ sau ung thư gan với 25.400 ca). Trong đó, đáng chú ý là ung thư dạ dày ghi nhận hơn 15.000 trường hợp tử vong (17.500 ca mắc mới), ung thư đại trực tràng có hơn 7.800 ca tử vong (14.200 ca mắc mới) và hơn 2.200 trường hợp tử vong vì ung thư thực quản (hơn 2.400 ca mắc mới, tỉ lệ tử vong/ ca mắc mới lên đến 92%).
Video đang HOT
Các bệnh lý tại ống tiêu hóa là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư tiêu hóa
Các chuyên gia khẳng định rằng yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiêu hóa là các bệnh lý tại ống tiêu hóa như viêm loét, polyp, khối u… Các bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ chuyển sang mãn tính, tăng nguy cơ ung thư. Hoặc các khối u, polyp nếu không được phát hiện và xử lý sớm, theo thời gian có thể trở thành ác tính.
“Việt Nam có tỷ lệ tử vong do ung thư tiêu hóa cao là vì phần lớn bệnh đều chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến việc chữa trị trở nên khó khăn, tốn kém và ít hiệu quả. Điều nguy hiểm là triệu chứng của ung thư tiêu hóa thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác khiến người bệnh chủ quan. Khi các triệu chứng trở nặng mới tiến hành thăm khám thì bệnh đã tiến triển thành ung thư, thậm chí ở giai đoạn 3, 4.” Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng – Chuyên khoa Tiêu hóa Hệ thống Y tế Thu Cúc cho biết.
Kiểm soát bệnh lý tiêu hóa là chìa khóa vàng phòng ngừa ung thư
Trước thực tế ung thư tiêu hóa ngày càng phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao bậc nhất hiện nay, kiểm soát hiệu quả các bệnh lý tiêu hóa là việc làm cấp thiết để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Hằng chia sẻ: “Ung thư tiêu hóa có thể được điều trị thành công, kéo dài thời gian sống cho người bệnh nếu được phát hiện sớm. Do đó bên cạnh xây dựng lối sống, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, mỗi người cần chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện bệnh, đặc biệt là những người có các triệu chứng bất thường hoặc có sẵn các bệnh lý tiêu hóa, có thành viên trong gia đình mắc ung thư tiêu hóa”.
Nhằm mang đến những kiến thức tổng quát giúp người Việt chặn đứng nguy cơ ung thư từ các bệnh tiêu hóa, Hệ thống Y tế Thu Cúc tổ chức buổi Tư vấn “Ngăn ngừa bệnh tiêu hóa tiến triển thành ung thư” tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Buổi tư vấn có sự góp mặt của Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng – Bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa Hệ thống Y tế Thu Cúc, nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện E Hà Nội. Bác sĩ Hằng là Chuyên gia Tiêu hóa đầu ngành với hơn 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hóa.
Buổi tư vấn của Hệ thống Y tế Thu Cúc hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích về biện pháp phòng tránh ung thư tiêu hóa
Tại buổi chia sẻ này, người dân sẽ được cung cấp các thông tin về bệnh tiêu hóa, cách phát hiện sớm bệnh lý tiêu hóa và ngăn ngừa chúng tiến triển thành ung thư, tăng khả năng điều trị thành công. Đồng thời, người dân còn được tiếp cận các phương pháp thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiện đại, hiệu quả bậc nhất như Công nghệ nội soi NBI 5P, Máy chụp cộng hưởng từ nguyên lý H2, Hệ thống xét nghiệm tự động Power Express, Hệ thống chụp cắt lớp vi tính MSCT,… Thêm vào đó mọi thắc mắc về bệnh lý tiêu hóa sẽ được giải đáp chi tiết bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Hằng.
Đặc biệt, Thu Cúc miễn phí tham dự cho tất cả khách đăng ký. Cuối buổi Tư vấn, toàn bộ khách tham gia sẽ được khám tiêu hóa miễn phí với các chuyên gia hàng đầu và nhận quà tặng 35% phí nội soi dạ dày – đại tràng tại Hệ thống Y tế Thu Cúc. Quý khách đăng ký tham gia qua tổng đài 1900 55 88 96 hoặc để lại thông tin tại: https://benhvienthucuc.com/day-lui-benh-tieu-hoa-nhanh-chong/
10 thói quen nguy hiểm có thể gây ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ hai trên toàn cầu và ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh quái ác này.
Các chất tạo mùi hương cho không khí: Các chất tạo hương thơm cho không khí thực chất không có tác dụng làm sạch không khí mà chỉ tạo cảm giác sạch sẽ nhờ mùi hương mà thôi. Chúng còn có thể chứa các chất gây ung thư mà bạn có thể hít phải.
Đồ uống có cồn: Thường xuyên uống rượu bia làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng và ung thư vú. Cồn còn kích thích dạ dày tiết nhiều axit có thể gây tổn thương thành ống tiêu hóa.
Thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Phụ nữ vô sinh hoặc không có con cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao.
Nến: Nghiên cứu cho thấy khói từ sáp paraffin chứa các chất gây ung thư và các thành phần nhiên liệu hóa thạch. Do đó, hãy sử dụng nến làm từ sáp ong nguyên chất.
Khói từ xe cộ: Những người thường xuyên tiếp xúc với dầu diesel dễ mắc ung thư phổi và các bệnh về hô hấp khác. Dầu diesel và xăng thải ra các khí độc như benzen.
Mỹ phẩm: Một số thành phần tạo hương trong mỹ phẩm có thể gây ung thư, do đó bạn nên chọn các loại mỹ phẩm hữu cơ không mùi để giảm nguy cơ ung thư da.
Thức ăn cháy: Nếu bạn không tập trung khi nướng thức ăn, chúng có thể bị cháy và một số chỗ thậm chí bị cháy đen. Ăn các phần cháy này làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tụy.
Thực phẩm đóng hộp: Các thực phẩm đóng hộp có thể gây nguy hiểm vì chúng được đựng trong các hộp kim loại tráng nhựa chứa đầy các hóa chất nguy hiểm. Các thực phẩm này có thể gây rối loạn hormone và thay đổi ADN, từ đó có thể dẫn đến ung thư.
Thức uống có ga không đường: Thức uống có ga không đường chứa các chất tạo ngọt nhân tạo có liên quan đến bệnh ung thư tuyến tụy và các bệnh ung thư khác như ung thư bàng quang và u não.
Kem chống nắng: Một số loại kem chống nắng chứa oxit kẽm, một chất sản sinh ra gốc tự do có thể gây tổn thương ADN và kích thích sự phát triển của tế bào ung thư./.
Ăn chay giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch cực tốt Theo các chuyên gia, chế độ ăn chay được cân bằng đầy đủ các chất mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đồng thời giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư và tim mạch. Lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe Giảm nguy cơ ung thư Ăn nhiều thịt động vật sẽ làm tăng nguy...