Để phát huy thế mạnh du lịch Thanh Lân
Thanh Lân có đầy đủ các điều kiện thuận lợi, tài nguyên du lịch không thua kém Cô Tô lớn.
Thế nhưng cho tới nay Thanh Lân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.
Phát huy tiềm năng du lịch Thanh Lân
Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Cô Tô, đảo Thanh Lân có diện tích khoảng 17,8km2, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch. Không thua kém Cô Tô lớn, đảo Thanh Lân có rừng nguyên sinh, núi, biển và có nhiều bãi triều, nhiều vụng có thể tiến hành câu cá, thể thao giải trí, có nhiều điểm cắm trại dã ngoại.
Đặc biệt là nhiều bãi tắm rất đẹp, hoang sơ, phải kể đến bãi Ba Châu, Hải Quân cát trắng mịn, trải dài ngút tầm mắt. Thanh Lân còn có đỉnh Cáp Cháu cao 210m so với mực nước biển, trèo lên trên đỉnh có thể quan sát thấy cả vùng trời biển rất đẹp; có khoảng 2.000ha rừng tự nhiên, thuận lợi cho phát triển du lịch khám phá. Người dân đảo thân thiện, gần gũi mến khách…
Thanh Lân được ưu đãi nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Không chỉ vậy, vùng biển quanh đảo có sự đa dạng về sinh học, có giá trị nguồn gen, đặc biệt là rong biển, thực vật phù du, động vật phù du khá đa dạng và những động vật tầng đáy có giá trị kinh tế cao như: Bào ngư, trai ngọc, hải sâm, móng tay, mực, sứa đỏ… Có thể nói Thanh Lân hội đủ điều kiện để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Ông Nguyễn Công Hùng, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Thanh Lân, cho biết: Với tiềm năng đó, thời gian qua, Thanh Lân tranh thủ mọi sự quan tâm tạo điều kiện của huyện để bắt tay phát triển du lịch, phát huy thế mạnh du lịch địa phương, trở thành “vệ tinh” du lịch cho đảo Cô Tô lớn.
Theo định hướng này, xã Thanh Lân thời gian qua đã tranh thủ các nguồn lực, phát huy thế mạnh riêng, sự chủ động của người dân, doanh nghiệp để phát triển dịch vụ du lịch. Với nỗ lực đó, du lịch dịch vụ của xã đảo đã có đổi thay khá rõ nét so với khoảng 5-7 năm trước.
Đến xã đảo thời gian này, chúng ta có thể nhận thấy diện mạo đường sá khang trang, nhiều nhà nghỉ khách sạn mọc lên, các cung đường ra các điểm du lịch cơ bản đã được bê tông hóa, thuận lợi đi lại. Cơ sở lưu trú xã tăng nhanh, nếu như năm 2013 chỉ có 3 cơ sở lưu trú, năm 2016 đã tăng lên 10, tới nay đã có hơn 10 cơ sở lưu trú, tổng số phòng là trên 200.
Bãi biển Ba Châu là một trong các bãi biển hoang sơ, tuyệt đẹp ở Thanh Lân.
Giao thông đi lại xã đảo cũng có phần chuyển biến giúp “kéo gần” khoảng cách xã đảo Thanh Lân với đất liền cũng như với các đảo khác. Ngoài tuyến đò nối với đảo Cô Tô lớn, năm 2017, Công ty Nguyên Việt đã chính thức chạy tuyến Vân Đồn – Thanh Lân, tần suất 1 chuyến/ngày.
Về dịch vụ, gần đây Thanh Lân có sự phát triển khá tốt, là hậu cần cung cấp lương thực, thực phẩm, nông, thủy sản cho du lịch địa phương và cho đảo Cô Tô lớn. Các hộ kinh doanh ở Thanh Lân đã biết khai thác, chế biến tăng giá trị các loại thủy hải sản đặc trưng, có giá trị kinh tế cao phục vụ du lịch như: Mực, tôm, ốc hương, đặc biệt là các cơ sở nuôi rong biển, hải sâm, bào ngư, chế biến sứa và sứa ăn liền, phục hồi và phát triển cây cam bản địa Thanh Lân cho năng suất cao. Trung bình thu nhập của số hộ này đạt khoảng 300 triệu đồng/năm.
Để du lịch Thanh Lân phát huy thế mạnh
Cho tới nay dù đã có những bước chuyển đáng kể về du lịch dịch vụ, thế nhưng thực sự Thanh Lân chưa khai thác hết thuận lợi, tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi. Mặc dù liên tục từ những năm 2013, huyện Cô Tô đã quan tâm có những chính sách rất cụ thể, hỗ trợ vận tải, lãi suất phát triển các loại hình du lịch, khuyến khích phát triển thương mại… nhằm tạo lực đẩy, sức hút cho du lịch Thanh Lân. Nhưng dường như du lịch Thanh Lân vẫn tiến chậm, chưa thực sự tạo được nhiều đổi thay.
Video đang HOT
Theo định hướng, tương lai du lịch Thanh Lân cần có hạng mục du lịch mới để khai thác tốt hơn tiềm năng phát triển về sinh thái, giải trí đồng thời tối ưu hóa quỹ đất có thể phát triển, tạo thế liên hoàn bổ sung cho trung tâm Cô Tô, làm điểm đến bổ sung.
Cảng bến và vận chuyển kết nối du khách với đảo Thanh Lân là vấn đề cần giải quyết để du lịch xã đảo phát triển mạnh hơn.
Huyện Cô Tô cũng tổ chức nhiều cuộc tháo gỡ khó khăn, tìm hướng cho phát triển du lịch dịch vụ xã đảo Thanh Lân. Trong đó, chỉ rõ cách làm, sản phẩm để du lịch Thanh Lân hút khách. Thế nhưng để phát triển thế mạnh, có lẽ du lịch Thanh Lân cần đặc biệt quan tâm tới các vấn đề về giao thông, hạ tầng du lịch và sự chủ động, thay đổi tư duy làm du lịch.
Trước hết, có thể dễ thấy, giao thông kết nối Thanh Lân với Cô Tô lớn, các đảo xung quanh và đất liền hiện đang rất yếu và không được cải thiện, thậm chí đuối dần đi. Hiện kết nối đất liền với xã đảo Thanh Lân chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của tàu cao tốc Nguyên Việt, chạy 1 chuyến/ngày.
Ngoài ra, còn một con đường khác du khách có thể từ đảo Cô Tô lớn sang Thanh Lân tham quan bằng đò hoặc tàu cao tốc. Nhóm phương tiện này gồm các tàu gỗ từ 30-40 khách/tàu, 1 tàu cao tốc khoảng 45 khách. Tần suất hoạt động 4 chuyến/ngày (tàu sang Thanh Lân: 7h00 và 13h; tàu về: 12h30 và 16h30).
Thực tế cho thấy, mô hình tổ hợp tàu này hoạt động có nhiều nhược điểm. Lịch trình này nhiều điểm chưa thực sự phù hợp. Du khách phải khởi hành quá sớm vào buổi sáng, lại về quá sớm dịp trưa khi còn chưa tham quan nhiều, lưu trú hoặc dùng bữa trưa tại Thanh Lân. Ngoài ra, trên cơ sở thống nhất, các tàu luân phiên chạy 10 ngày/tháng.
Trong thời gian 10 ngày này, các chủ tàu được quyết định trên tuyến, đoàn khách nào có nhu cầu hợp đồng thuê tàu tham quan Thanh Lân thì chỉ được phép ký kết với duy nhất chủ tàu đó, không được phép ký kết với tàu khác. Đó là chưa kể, các tàu gỗ còn lại còn cũ kỹ, ít được sửa chữa, cải hoán mới, khiến du khách không yên tâm, đặc biệt khi biển động hoặc mưa gió…
Ngoài ra, để phát huy được tiềm năng, trở thành điểm đến bổ sung, trước mắt du lịch Thanh Lân cần chủ động “làm mới” mình bằng việc quan tâm cải thiện bãi tắm, cảnh quan, dịch vụ… Bởi hiện Thanh Lân cũng chưa có bãi tắm đạt chuẩn nào phục vụ du khách dù xã đảo có nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ, còn san hô. Nhiều năm nay, các bãi tắm vẫn chưa có dịch vụ nào phục vụ du lịch như: Nhà tắm tráng, chụp ảnh, ăn uống nên tiềm năng vẫn ở dạng tiềm năng!
Chế biến sứa, các loại thủy hải sản và các sản phẩm địa phương là thế mạnh của Thanh Lân.
Đồng thời, xã đảo nên quan tâm, đề xuất mở thêm các tuyến mới tham quan kết nối Thanh Lân – Cô Tô con. Đây không chỉ là sản phẩm mới mà còn tăng thêm tuyến, điểm; thu hút thêm khách, làm đa dạng chương trình tham quan của du khách. Theo thống kê, trung bình có khoảng 30.000 khách/năm tham quan đảo Cô Tô con. Trong khi đó, khoảng cách địa lý, cung đường từ Thanh Lân sang Cô Tô con thuận lợi, khá gần về địa lý, chỉ chừng 3-4km.
Có thể thấy, những cái khó này đang “bó” tiềm năng du lịch của xã đảo. Bởi lượng khách tới tham quan đảo ít đồng nghĩa với việc dịch vụ, hạ tầng lưu trú cũng không phát triển. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Công Hùng cho biết: Quả thật du lịch Thanh Lân còn nhiều việc phải làm. Điều chính quyền và nhân dân xã đảo mong muốn được quan tâm đầu tư về hạ tầng, cảng bến, sớm hoàn thiện quy hoạch để khi phát triển đồng bộ và quản lý dễ hơn; đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phù hợp với thế mạnh của Thanh Lân.
Được biết, trong tương lai Thanh Lân sẽ được hoạch định hình thành trung tâm du lịch dịch vụ mới, bến tàu du lịch, phát triển nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao, nối kết với đảo Cô Tô lớn… Sau khi hoàn thành quy hoạch cụ thể, chắc chắn sẽ mở ra vận hội mới cho Thanh Lân với nhiều nhà đầu tư lớn. Tuy nhiên, để đón đầu cơ hội này, có lẽ trước mắt bằng những gì hiện có, Thanh Lân nên chủ động, tích cực phát huy nội lực, sức sáng tạo, mạnh dạn tìm phương án tốt nhất cho các vấn đề còn tồn tại trên.
Sức bật mới của ngành du lịch Long An: Đánh thức tiềm năng
Nhận diện thế mạnh và có những giải pháp phát triển phù hợp, du lịch Long An đang tạo được sức bật mới, dần ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Khu tưởng niệm và thờ tự Anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Khu di tích Vàm Nhựt Tảo. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tiểu vùng Đồng Tháp Mười đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành "công nghiệp không khói."
Nhận diện thế mạnh và có những giải pháp phát triển phù hợp, du lịch Long An đang tạo được sức bật mới, dần ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch của toàn vùng. Song, bên cạnh những lợi thế căn bản, địa phương này còn gặp một số khó khăn trong đa dạng sản phẩm hay thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Long An nằm trong không gian du lịch phía Đông đồng bằng. Khu vực này được định hướng khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng gồm nghiên cứu đời sống sông nước, miệt vườn, tham quan làng nghề, các di tích lịch sử...
Trong đó, các địa phương trong khu vực dựa trên các tuyến du lịch nội vùng để xây dựng, khai thác các tuyến du lịch chuyên đề như khám phá vùng đất ngập nước, sinh thái rừng, biển hay du khảo đồng quê.
Đa dạng tài nguyên
Với vị trí địa lý tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp và cả nước bạn Campuchia, Long An có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và các tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, đa dạng.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An, Nguyễn Anh Dũng cho biết trên địa bàn tỉnh có hơn 110 di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, danh thắng, khảo cổ, trong đó có 21 di tích cấp quốc gia, tiêu biểu như di tích lịch sử quốc gia Vàm Nhựt Tảo ở xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ - nơi ghi dấu chiến công vang dội "hỏa hồng Nhựt Tảo" đốt tàu địch của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong phong trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỉ XIX.
Hoặc di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình Tân Xuân ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành - thiết chế văn hóa gắn liền với lịch sử khai hoang, mở đất của người Việt trên mảnh đất Long An. Đây còn là nơi thờ tự, ghi nhớ công ơn các nghĩa sỹ yêu nước, các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh qua các thời kỳ lịch sử.
Gắn liền với Đình Tân Xuân là lễ hội nổi tiếng có tên Làm Chay (diễn ra ngày 15-16 tháng Giêng hằng năm) - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được lưu truyền, gìn giữ qua nhiều thế hệ người dân, thể hiện tinh thần đoàn kết, tri ân các bậc tiền nhân và gửi gắm mong muốn về một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Cũng tại Long An còn có di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ ở xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh - nơi từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trong những năm kháng chiến của quân và dân Nam Bộ, nơi các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Trà từng hoạt động.
Về nguồn tài nguyên thiên nhiên, Long An không chỉ có những con sông hữu tình như Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông mang phù sa bồi đắp cho những vườn trái cây trĩu quả, những cánh đồng lúa bội thu mà còn có hệ sinh thái động thực vật đa dạng, hệ sinh thái rừng tràm, lau sậy, đầm sen, hoa súng và nhiều loại động vật như cá, rắn, rùa, chim, cò... tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười.
Đơn cử, Khu bảo tồn phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười do Công ty Cổ phần Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười đã được mệnh danh là "khu rừng thuốc" của vùng Đồng Tháp Mười với khu du lịch Cánh đồng bất tận.
Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (Khu Ramsar Láng Sen) nằm trên địa bàn hai xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng) đã được công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới, có diện tích trên 5.000ha.
Theo các chuyên gia, khu vực này là môi trường sống của hơn 150 loài thực vật, khoảng 150 loài động vật với cảnh quan rừng tràm ngập nước, rừng hỗn loài ven sông rạch, đầm lầy, đồng cỏ ngập nước theo mùa.
Khu Ramsar Láng Sen còn có những cảnh quan như Lúa hoang (hay còn gọi là lúa trời, lúa ma); lung trấp - dạng cảnh quan thấp trũng, ngập nước thường xuyên với các loài thủy sinh phong phú như sen, súng, cỏ nước...
Một điểm nổi bật nữa trong nguồn tài nguyên phát triển du lịch của vùng đất cửa ngõ Tây Nam bộ này chính là những mặt hàng nông sản đã trở thành thương hiệu, gắn với từng địa danh của tỉnh Long An như gạo Nàng thơm chợ Đào ở huyện Cần Đước, thanh long Châu Thành, dứa (thơm) Bến Lức, dưa hấu đỏ Long Trì ở huyện Châu Thành hay cây mía ngọt Thủ Thừa...
Để du lịch là ngành kinh tế quan trọng
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa, với quan điểm phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, năm 2017, Tỉnh ủy Long An đã ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Du khách thích thú khi được hòa mình trong cánh đồng cỏ bàng bao la. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy Long An về phát triển du lịch với nhiều định hướng, biện pháp phù hợp. Theo đó, tỉnh xác định, để du lịch Long An thực sự là điểm đến hấp dẫn cần xây dựng, phát triển du lịch đáp ứng thị hiếu của du khách, hướng đến du lịch sinh thái, trải nghiệm, tái hiện những nét nổi bật, đặc trưng của Nam Bộ.
Du lịch Long An cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng phục vụ và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, là điểm đến du lịch vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh với các sản phẩm đặc trưng là sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây trên nền cảnh quan sinh thái Đồng Tháp Mười và dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn.
Những năm gần đây, tỉnh Long An đẩy mạnh thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch, tạo nhiều thuận lợi để từng địa phương, doanh nghiệp "đánh thức" tiềm năng phát triển du lịch ở địa phương.
Thời gian qua, nhiều khu du lịch, di tích đã được đầu tư, tôn tạo, góp phần làm đa dạng các điểm đến, sản phẩm du lịch mang đậm dấu ấn vùng đất hiền hòa Long An như Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Làng nổi Tân Lập (gọi tắt là Khu du lịch Làng nổi Tân Lập) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn hạn Du lịch Tháp Mười đầu với dự án hoạt động du lịch sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí.
Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười và Khu du lịch Cánh đồng bất tận do Công ty Cổ phần Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười đầu tư các dịch vụ tham quan, du lịch, chăm sóc sức khỏe và sản xuất các sản phẩm dược để quảng bá, giới thiệu tới du khách.
Một số hạng mục tại Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo và Khu di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ do Công ty Tân Trường Thịnh đầu tư.
Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Long An Nguyễn Anh Dũng chia sẻ: Để tạo sự khác biệt, Long An đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái điển hình của vùng Đồng Tháp Mười.
Đặc biệt du lịch sinh thái của Long An phát triển theo hướng gắn với du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, sử dụng những sản phẩm thảo dược tự nhiên của vùng ngập nước Đồng Tháp Mười.
Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm đẩy mạnh kêu gọi đầu tư du lịch đường sông, trên hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, từ tỉnh Tây Ninh trải dài xuống các huyện của Long An như: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức đổ ra sông Cần Giuộc, Cần Đước, với chế độ thủy triều hiền hòa, lưu lượng giao thông vừa phải, cảnh đẹp, gắn liền với các di tích lịch sử, văn hóa làng nghề hai bên bờ sông, tạo ra du lịch nét riêng cho du lịch Long An.
Tỉnh cũng nâng cao công tác lập quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch để khai thác các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, về di tích lịch sử văn hóa, tạo thành điểm nhấn cho những dự án du lịch có trọng điểm.
Với hướng đi đó, trong những năm gần đây du lịch Long An đang có bước phát triển tích cực. Nếu thời điểm năm 2016 du lịch Long An chưa đạt 1 triệu lượt du khách thì đến năm 2019 Long An đã đón trên 1,8 triệu lượt du khách.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Long An vẫn đón khoảng 470.000 lượt du khách, thu nhập từ du lịch đạt 275 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt bình quân trên 20% năm.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đón khoảng 3,6 triệu lượt du khách trong nước và 130.000 lượt du khách quốc tế, thu nhập từ du lịch đạt khoảng 150 triệu USD./.
Du lịch MICE Tạo đà tái khởi động Du lịch MICE (du lịch sự kiện, hội nghị, hội thảo) được xác định là một trong những sản phẩm chính của ngành công nghiệp không khói của Cần Thơ, bên cạnh thế mạnh sông nước. Thời gian qua, loại hình này phát triển mạnh, từng bước trở thành mắt xích quan trọng trong định hướng thúc đẩy phát triển du lịch địa...