Để phần cơm cho chồng không được đẹp mắt nên bị mắng chửi thậm tệ, cô vợ lạnh lùng hành động gây choáng khiến anh sợ “run người”
“Mình quệt nước mắt, không cãi 1 câu rồi mang chỗ đồ ăn ấy ra ngoài sân. Chồng tức tối đi tắm rồi chắc định ra ngoài ăn phở”, cô vợ kể.
Dường như, các diễn đàn trên mạng xã hội đã trở thành nơi để phụ nữ dễ dàng trải lòng. Họ cảm thấy dễ chịu khi được trút bầu tâm sự với những người không quen biết để nhận về lời khuyên, sự đồng cảm.
Nhiều người cảm thấy mỗi câu chuyện trên mạng xã hội quá tiểu tiết, thậm chí có hơi hướng hư cấu nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đơn giản vì đó là những tình huống đời thường nhất, có thể chưa bao giờ xảy ra với nhà này nhưng lại rơi vào nhà khác. Và đúng là chỉ ai trải qua mới hiểu được chính xác những “tiểu tiết” ấy nó gây ức chế và tổn thương nhiều đến thế nào.
Mới đây, tâm sự của 1 cô vợ trên group kín đã nhận về rất nhiều bình luận, có lẽ đã nhiều người đồng cảnh ngộ như cô. Bài viết như sau:
“Mình chán lắm các mẹ ạ, cứ bảo bầu bí phải thật vui vẻ con mới khỏe nhưng chồng như thế này vui làm sao? Mình là công nhân may mà các mẹ biết thời tiết này ở xưởng 8 tiếng đồng hồ nó kinh khủng thế nào, có ngồi điều hòa được như người làm văn phòng đâu. Mình mới bầu được 6 tháng mà cũng ngất lên ngất xuống, động thai nhẹ 2 lần. Mọi người khuyên nên nghỉ sớm để dưỡng thai vì cưới 3 năm vợ chồng mình mới có em bé. Nhưng kinh tế khó khăn ở nhà làm sao được chứ. Mấy nữa sinh nở còn đủ thứ cần tiêu.
Chồng mình làm xây dựng, lương phập phù theo công trình. Anh cũng tốt tính thôi phải cái gia trưởng, sống lâu mình quen nên chẳng thấy khó chịu mấy. Nhưng tối qua thật sự khóc hết nước mắt, chỉ muốn bỏ quách đi cho khỏi đau đầu.
Từ đợt bầu to mình không tăng ca nữa, hôm qua 6h chiều về người mệt quá nên gọi bảo chồng nấu nướng đơn giản nhé thì chồng cũng đồng ý. Mình nấu bát canh rau ngót với cá quả còn luộc thêm miếng thịt lợn. Bình thường chồng mình thích món thịt luộc chấm mắm hành tiêu lắm.
Video đang HOT
Thực sự bản thân cũng áy náy vì mọi hôm cơm chiều là mình sẽ làm món nọ món kia cho chồng uống cốc bia. Nhưng hôm qua mình cũng nói với chồng là mệt quá chỉ nấu được vậy. Thế mà 8h về đến nhà nhìn chỗ cơm vợ phần chồng mình đá thúng đụng nia chửi mình thậm tế.
‘Đàn bà gì mà mỗi bữa cơm chiều nấu cho chồng cũng không xong. Cơm như cho chó ăn thế này người nuốt làm sao? Tôi đưa cô chục triệu 1 tháng làm gì? Cô có biết chúng nó rủ tôi đi nhậu mà làm xong tôi cắm cổ về với cô không’, nguyên văn câu mở đầu của chồng em.
Lý lẽ của anh là anh đã vì mình mà bỏ cuộc vui nhưng mình không nấu được nhiều món mà cũng không biết đường mua thêm đồ ăn sẵn. Mình thì quan niệm càng hạn chế ăn đồ ăn sẵn sàng tốt. Sau đó anh còn nói nhiều câu như thể mình vô dụng lắm, mình mang tiếng đi làm như không, làm gánh nặng cho anh rồi thì cưới nhau đến 3 năm mới ‘biết đẻ’.
Mình quệt nước mắt, không cãi 1 câu rồi mang chỗ đồ ăn ấy ra ngoài sân. Chồng tức tối đi tắm rồi chắc định ra ngoài ăn phở. Mình ngồi cạnh con cún nhà nuôi, mình ăn 1 thìa canh, gắp cho nó 1 miếng thịt. Thật sự chưa bao giờ mình cảm thấy tủi thân đến thế mà không ra nổi 1 giọt nước mắt nào.
1 lúc sau anh xuống thấy mình lầm lũi ngồi vô hồn có vẻ cũng sợ, đập vai mình hỏi làm sao vậy. Mình vẫn giữ gương mặt lạnh như băng ấy trả lời ngắn gọn: ‘Em đang cho 2 con chó ăn anh không thấy sao, anh chẳng bảo cơm này chỉ cho chó ăn còn gì. Em ăn rồi giờ đến lượt nó’.
Chồng mình lo quá tự nhiên đổi giọng nhẹ nhàng, chắc sợ mình lại nghĩ ngợi mà ảnh hưởng đến con. Anh ấy giải thích tại hôm nay ở chỗ làm nhiều việc stress quá. Chẳng hiểu sao vợ chồng với nhau mà có thể giận người ngoài nhưng về nhà đổ lên đầu vợ. Cuộc sống phải có lúc nọ lúc kia, sao mà cứ ‘trơn lông đỏ da’ mãi được. Riêng mình không bao giờ chấp nhận lý do ‘giận quá thì nói vậy chứ không có ý gì’. Nên các mẹ ạ, đừng bao giờ để bị xúc phạm nhiều quá, cả sự gia trưởng của chồng và sự chịu đựng của mình sẽ thành thói quen đấy”.
Có lẽ đây là tình huống đã có nhiều bà vợ trải qua nhưng làm thế nào để vợ chồng không cãi nhau to mà anh ta dần sửa đổi thì vẫn là vấn đề không ai giống ai. Có 1 điều cô vợ ấy nói rất đúng, chỉ cần chúng ta chịu đựng 1 lần, đàn ông sẽ lấn lướt thêm 1 lần. Dần dần phụ nữ sẽ ngoan ngoãn như 1 phản xạ tự nhiên chấp nhận mọi sự tổn thương.
Vẫn biết chuyện ‘cơm không lành, canh chẳng ngọt’ trong cuộc sống vợ chồng là tất yếu, khó tránh khỏi. Song quan trọng hơn hết là sau những mâu thuẫn, xung đột ấy chúng ta cần nhìn nhận lại và sửa sai cho lần tiếp theo. Vợ chồng phải san sẻ mọi công việc, niềm vui, nỗi buồn, bao dung và thấu hiểu thì mới mong hôn nhân được lâu bền.
Nghỉ thai sản gần 4 năm, sức ép đủ bề vợ tôi vẫn không chịu đi làm lại
Vợ chồng tôi kết hôn đã 6 năm. Do gặp khó khăn sinh nở nên hai năm sau ngày cưới chúng tôi mới có con. Vợ chồng tôi xác định con cái là tất cả nên khi có bầu là vợ tôi xin nghỉ việc ở nhà giữ gìn thai nhi.
Khi con chào đời, vợ chồng tôi vô cùng hạnh phúc. Công việc của tôi làm nhân viên lái xe du lịch, thu nhập chỉ mười mấy triệu một tháng nhưng tôi sẵn sàng làm tất cả cho vợ con.
Chúng tôi thuê một phòng trọ nhỏ ở Hà Đông, Hà Nội. Mỗi tháng, tôi giữ lại phần nhỏ thu nhập để chi tiêu, còn lại tôi đưa hết cho vợ quản lý.
Những ngày con còn nhỏ này, chúng tôi chấp nhận chi tiêu chắt bóp, thậm chí đến tháng đóng tiền thuê nhà còn phải đi vay mượn bạn bè.
Tôi nghĩ khi con được 2 tuổi sẽ gửi đi lớp để vợ tôi đi làm trở lại. Như thế, gánh nặng kinh tế cũng được san sẻ.
Tuy nhiên, khi con tôi lên 2, mọi người xung quanh khuyên gửi con đi học rồi đi làm nhưng vợ tôi không đồng ý vì muốn con cứng cáp hơn. Cô ấy muốn thế, không lẽ tôi lại giục cô ấy đi làm.
Trong thâm tâm tôi cũng mong vợ đi làm, bây giờ không chỉ riêng chuyện san sẻ kinh tế mà tôi muốn cô ấy có công việc để đỡ bí bách, không còn thời gian suốt ngày nhắn tin hỏi khi nào anh về, anh đang ở đâu... Cô ấy ở nhà lướt điện thoại suốt ngày rồi lại nghĩ ra đủ thứ chuyện không đâu vào đâu.
Trước sức ép bàn tán của mọi người, vợ tôi quyết định cho con đi học ở trường tư với mức phí 2,5 triệu đồng/tháng.
Thế nhưng, con đi học chưa được nổi 1 tháng thì cô ấy lại cho con nghỉ vì lý do con đi học hay ốm đau, cô ấy đi làm cũng không yên tâm. Và vợ tôi tiếp tục ở nhà trông con. Việc nhà cũng chẳng có gì nhiều bởi căn phòng trọ vỏn vẹn có 20 mét vuông.
Từ Tết tới giờ, công việc của tôi lúc có lúc không do ảnh hưởng dịch bệnh. Chúng tôi bàn bạc lại chuyện gửi con đi học để đi làm, nhưng vợ tôi bảo sau dịch dã làm gì có nơi nào tuyển người mà làm. Cô ấy luôn trong trạng thái có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít.
Nhiều lần, tôi định bảo vợ đi làm việc gì cũng được cho thoải mái đầu óc lại thêm đồng ra đồng vào, nhưng ngại vợ tôi lu loa rằng tôi không nuôi được vợ con.
Tôi vẫn biết trách nhiệm của người đàn ông với gia đình nhỏ của mình. Tuy nhiên, có lúc nhìn những người phụ nữ khác họ đi làm, lăn lộn ngoài cuộc sống mà tinh thần vui phơi phới, tôi ước gì vợ mình cũng nhanh nhẹn, mạnh mẽ như thế.
Từ khi các trường mở cửa trở lại sau dịch bệnh, vợ tôi vẫn muốn ôm con ở nhà mà không muốn cho đi học. Tôi bảo vợ cho đi lớp để con dạn dĩ, làm quen bạn bè, trường lớp. Cô ấy đồng ý cần phải cho con giao lưu với bạn bè nhưng rồi lại bảo đang tháng nắng nóng, cho con đi thì nhiều nguy cơ ốm đau nên đợi thêm một thời gian.
Tôi đề xuất gửi con về quê ngoại để vợ đi làm lại tháng này thì mẹ vợ an ủi vợ tôi rằng: "Không phải vội đi làm, nghỉ 3-4 năm nay giờ đi làm lại tìm việc cũng khó, công việc làm cả đời chứ có phải làm vài tháng rồi nghỉ đâu". Vợ tôi đã về quê làm hồ sơ sơ yếu lý lịch nhưng vẫn không chịu đi tìm việc.
Trước khi cưới nhau, cô ấy là người chăm chỉ và đang làm kế toán cho một công ty nhập khẩu trái cây thu nhập cũng được 9,10 triệu/tháng. Vậy mà giờ đây cô ấy lại ngại việc, không muốn đi làm.
Tôi phải làm sao để giúp cô ấy vượt qua các vướng mắc bây giờ?
8 năm hôn nhân mà chưa từng được cầm một đồng tiền của chồng, đến khi tôi đề nghị ly hôn thì anh nói một câu khiến tôi sốc óc Thấy chồng cương quyết như vậy, tôi biết rằng con đường ly hôn đơn phương sẽ rất khó khăn. Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói...