Đê nứt toác trong mùa mưa lũ
Hiện nay, nhiều đoạn đê trên địa bàn Thanh Hóa đang bị sạt lở, xuống cấp nghiêm trọng, với các vết nứt, ổ gà, ổ voi… gây mất an toàn trong mùa mưa lũ.
Vết nứt dài 94 m đang đe dọa sự an toàn tuyến đê hữu sông Chu – Ảnh: Hải Tần
Theo ghi nhận của phóng viênThanh Niên, hiện trên tuyến đê tả sông Chu đoạn qua xã Thọ Trường ( H.Thọ Xuân) đang xuất hiện 3 cung sạt lở có tổng chiều dài khoảng 150 m, đe dọa trực tiếp đến thân đê. Nước lũ dâng cao trong đợt mưa lũ giữa tháng 9 vừa qua đã khiến đoạn bãi sông bị sạt lở, ăn sâu về phía chân tuyến đê tả sông Mã, đoạn qua xã Hoằng Khánh (H.Hoằng Hóa) khoảng 15 m, chiều cao cung sạt lên tới 5 m.
Nghiêm trọng hơn, trên tuyến đê hữu sông Chu đoạn K46 800 đến K46 894, thuộc địa bàn xã Thiệu Tân (H.Thiệu Hóa) có một vết nứt dài 94 m, rộng 5 – 15 cm và sâu 25 – 65 cm chạy dọc theo mặt đê, khiến người dân địa phương lo lắng.
Đê hữu sông Chu là tuyến đê cấp 1, có nhiệm vụ bảo vệ cho các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn và TP.Thanh Hóa; đồng thời cũng là tuyến đường giao thông quan trọng của các địa phương. Tình trạng mặt đê bị biến dạng, hư hỏng không chỉ gây mất an toàn trong mùa mưa lũ mà còn gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Hải, Chi cục trưởng Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Thanh Hóa cho biết, mưa lũ bất thường, nạn khai thác cát trái phép trên các dòng sông đã làm biến đổi dòng chảy, khiến nước lũ xói thẳng vào chân đê, cuốn trôi nhiều diện tích bãi bồi, trực tiếp đe dọa thân đê. Thêm vào đó, xe quá khổ quá tải hoạt động thường xuyên cày xới mặt đê, làm nhiều đoạn bị hư hỏng nhưng các địa phương vẫn không có biện pháp ngăn chặn.
Theo ông Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ, xin bố trí nguồn kinh phí khắc phục các sự cố tại các tuyên đê nêu trên. Trong khi chưa có kinh phí, Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh đang chỉ đạo các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa tổ chức cắm mốc theo dõi diễn biến sạt lở, lún nứt, đồng thời chuẩn bị vật tư, lực lượng tại chỗ, sẵn sàng xử lý khi tình huống xấu xảy ra.
Ngọc Minh
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Công trình còn lại trong khu di tích Khe Tù đang xuống cấp
Bệnh viện Pháp, công trình còn sót lại của khu di tích lịch sử cấp tỉnh Khe Tù (Tiên Yên, Quảng Ninh), đang xuống cấp nghiêm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào.
Khe Tù trước đây là bệnh viện của Pháp và kho gạo dọc bờ sông, nằm gần thị trấn Tiên Yên (Quảng Ninh). Đến năm 1943, Pháp bắt đầu cho xây dựng nhà tù tại đây, với hệ thống hầm ngầm để nhốt cộng sản.
Được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 13/12/2011, Khe Tù trở thành "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ cách mạng thời kỳ chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, trải qua thời gian, hầu hết công trình trong di tích này đã bị phá hủy, hư hỏng nặng. Cái hiện diện rõ nhất là bệnh viện Pháp xây gồm 3 tòa nhà, giờ đang xuống cấp nghiêm trọng.
Trong ảnh là cầu thang lên tầng hai của một tòa nhà làm bằng gỗ đã mục nát, được chặn lại bằng một cánh cửa.
Trần nhà xuất hiện nhiều lỗ thủng lộ ra những thanh tre. Theo thiết kế, khi làm trần nhà, người Pháp dùng tre để làm cốt, bên ngoài trát một lớp vữa.
Các tòa nhà đều có lò sưởi nên phải có ống khói để thoát khói ra ngoài.
Trên tầng hai nhiều trụ cột đã bị nứt, bong lớp vữa lộ rõ gạch và lõi sắt bên trong.
Trên mái sau của dãy nhà hai tầng, một mảng ngói đã bị rơi xuống đất trơ trọi lại khung gỗ.
Những viên ngói rơi xuống đất còn in rõ chữ tiếng Pháp.
Phía sau tòa nhà 2 tầng cỏ mọc um tùm, tường và các cây cột được phủ kín bởi một lớp rêu xanh.
Hành lang nhếch nhác được chất đầy đồ đạc.
Tầng 1 của công trình có nhiều gian phòng bị chiếm dụng thành nơi ở của công nhân xưởng sửa chữa ôtô ngay trong khu di tích.
Dãy nhà một tầng này cũng bị chiếm dụng thành nơi ở. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Trung Hà, Phó phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau khi nhận được thông tin Bệnh viện Pháp chứng tích còn sót lại trong khu di tích Khe Tù đã xuống cấp nghiêm trọng và đang bị xâm hại, Sở đã đề nghị bên Quốc phòng bàn giao lại cho tỉnh quản lý. "Vì hiện tại khu di tích này thuộc sự quản lý của Quốc phòng nên vấn đề quản lý tu bổ gặp khó khăn. Nếu phía Quốc phòng bàn giao cho tỉnh sớm, chúng tôi sẽ có phương án bảo tồn khu di tích này", ông Hà nói.
Minh Cương
Theo VNE
Thủy đài khổng lồ chờ sập ở Sài Gòn Tháp nước cao hơn 20 m xây từ thời Pháp bị nứt, bong tróc, lộ thép rỉ sét được người dân ví như "bom nổ chậm" treo lơ lửng trên đầu. Thủy đài trên đường Tô Ký thuộc phường Trung Mỹ Tây (quận 12) được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 để cung cấp nước cho người dân trong khu...