Dê nướng đá nóng – món ăn “quốc hồn quốc túy” của Mông Cổ được chế biến bằng phương pháp gây ám ảnh rợn người
Boodog – món ăn trứ danh được xem là “ quốc hồn quốc túy” của Mông Cổ mà những ai có dịp biết đến đều không khỏi kinh ngạc.
Vốn là quốc gia gắn liền với hình ảnh của những bộ tộc du mục lớn, nên ngay từ thuở xa xưa Mông Cổ đã hình thành cho riêng mình một nền văn hóa ẩm thực rất riêng biệt, không hòa lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Trong đó, nổi tiếng nhất là phải kể đến phương pháp dùng đá nóng để nấu ăn. Và liên quan đến phương pháp độc đáo này, có một món ăn trứ danh được xem là “quốc hồn quốc túy” của Mông Cổ mà những ai có dịp biết đến đều không khỏi kinh ngạc.
Đó chính là món Boodog. Tên gọi của món ăn này sẽ làm nhiều người lầm tưởng là có liên quan đến thịt chó (dog trong boodog), nhưng hoàn toàn không phải vậy. Boodog thực ra là món nướng, được làm từ dê hoặc marmot – một loài gặm nhắm sống trong hang, phân bố rộng rãi ở cao nguyên Mông Cổ. Món ăn này được hình thành từ thời Thành Cát Tư Hãn, gắn liền với hình ảnh của dân du mục quanh năm sống trên lưng ngựa: hoang dã và không cần quá nhiều dụng cụ để chế biến thức ăn.
Dù vậy, để làm ra một món Boodog hoàn chỉnh người ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian, tầm hơn 5 giờ đồng hồ. Chưa kể, quá trình chuẩn bị sơ chế nguyên vật liệu cũng cần phải có tay nghề cao, độ chính xác cao, sự khéo léo thượng thừa và yếu tố tiên quyết là phải một cái đầu cực kỳ lạnh. Tại sao cần phải có một cái đầu lạnh thì phải xem cụ thể cách người Mông Cổ chế biến món Boodog dưới đây.
Đầu tiên, người ta chọn ra một con dê có trọng lượng và kích cỡ vừa phải từ đàn gia súc của mình. Sau đó, họ sẽ làm chết nó bằng cách đập vào đầu. Tất nhiên là phải đập sao cho chuẩn xác để con dê chết ngay tức khắc, nếu không, tiếng kêu thoi thóp của nó giữa xứ cao nguyên lộng gió sẽ rất ám ảnh. Tiếp đó, họ treo con dê lên, cắt đứt đầu và tứ chi của nó. Ở những chỗ vừa cắt, họ sẽ cẩn thận rút xương, lóc thịt và lấy hết nội tạng dê ra, chỉ chừa lại lớp da.
Quá trình này nói thì đơn giản nhưng sự thật là cần một kỹ năng cực kỳ cao, sao cho phần thân dê không bị chọc thủng. Riêng với phần thịt dê và nội tạng vừa lấy ra được, người chế biến sẽ làm sạch và thái nhỏ chúng rồi để qua một bên. Với thân dê chỉ còn lớp da, họ sẽ cột vết cắt chỗ tứ chi lại bằng dây kim loại cẩn thận và khéo léo để đảm bảo chỗ khâu thật chắc chắn. Lúc này đây, lớp da dê sẽ giống như một chiếc túi rỗng, được gọi là “tulam”.
Video đang HOT
Người Mông Cổ sẽ dùng muối để nêm nếm sơ tulam. Sau đó, họ lấy những viên đá đã được hơ nóng trước đó suốt 1 giờ đồng hồ cho vào. Đá phải nhẵn, tròn và sạch sẽ; đá nhỏ được cho vào phần rỗng ở tứ chi của “chiếc túi da dê”, đá to sẽ cho vào phần bụng dê cùng với thịt, khoai tây, hành tây, nội tạng dê đã được chuẩn bị từ trước. Cứ thế, đến khi lấp đầy tulam thì người chế biến sẽ cột lỗ ở cổ dê bằng dây kim loại, tương tự như khi làm với tứ chi. Lúc này, những viên đá nóng sẽ làm chín thịt dê từ bên trong. Tiếp theo, người chế biến món Boodog sẽ dùng nhiệt tác động thêm bên ngoài, cũng như là thui trụi lông dê bằng một đống lửa.
Nhưng do dưới sự tác động của nhiệt quá lớn cả trong và ngoài, trong khi túi tulam lại bịt kín, nên để tránh việc món Boodog nổ tung trước khi mang ra thưởng thức, thông thường người ta sẽ phải cắt một lỗ nhỏ trên da để tránh nổ và sẽ chọc thêm một số lỗ trên túi tulam suốt quá trình nướng để không khí và chất béo thoát ra ngoài. Số chất béo chảy ra, có thể được hứng lại, dùng uống kèm khi thưởng thức món Boodog thành phẩm ít lâu sau đó. Ngoại trừ những viên đá thì mọi thứ khác đều ăn được khi Boodog chín.
Món ăn mang hơi hướng hoang dã đậm đà cái hồn của người dân du mục Mông Cổ này, tuy được đánh giá là thơm ngon, giữ được sự đậm đà hoàn toàn tự nhiên của thịt dê thông qua quá trình được làm chín bằng đá nóng từ bên trong. Thế nhưng, vì cách chế biến quá kinh hãi nên Boodog đã khiến không ít người run sợ mỗi khi bắt đầu thưởng thức. Nhiều người còn nhận xét rằng, sau khi dồn hết dũng cảm để ăn Boodog, bỗng nghe tiếng kêu “be be” lẫn trong tiếng gió cao nguyên của đàn dê bên ngoài, lòng họ bỗng có chút gì đó sợ hãi và hối hận.
Quả thật, giá trị và độ ngon – dở của một món ăn, đôi khi không hoàn toàn phụ thuộc vào hương vị của nó, mà còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, bao gồm cả sự an tâm và thoải mái của người ăn.
Theo Helino
Trời lạnh rồi ! Làm ngay món chè sắn nóng hổi, bùi thơm để cả nhà cùng thưởng thức ngay thôi !
Hướng dẫn cách làm món chè sắn nóng hổi, bùi thơm để cả nhà cùng thưởng thức ngay thôi:
Mình vốn là đứa không thích ăn sắn luộc, thế nhưng khi củ sắn biến tấu nhẹ nhàng thành món chè sắn ấm nóng thì lại thích "không thể tả" nổi. Cách làm món chè sắn đúng theo kiểu tiêu chí "ngon, bổ, rẻ" mà lại có sức hấp dẫn đến bất kỳ nàng nào khó tính nhất. Miếng sắn mềm thơm, dai dai, bùi bùi thơm thơm ngon lắm ý hòa quyện cùng nước đường gừng thơm và hợp ngon cực kỳ. Mỗi khi mùa gió lạnh về thì món chè không thể thiếu được của gia đình mình phải kể đến món chè sắn. Ở công ty mình cũng không phải là ngoại lệ :P. Chỉ bằng cái nồi cơm điện, ít sắn ngon, đường vàng, gừng nóng hổi, nước cốt dừa bùi béo là chị em văn phòng đã có ngay món chè sắn ngon tuyệt cú mèo rùi ý. Nào, cùng tham khảo ngay cách làm món chè sắn cực đơn giản mà mình chia sẻ ngay sau đây nhá, đảm bảo cả nhà sẽ rất thích món chè thơm ngon, bổ dưỡng này đó ạ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
1kg củ sắn
Đường vàng, 1 củ gừng, chút xíu muối, 1 ít dừa nạo sợi, lạc rang chín, 1.5 lit nước
Vài thìa bột năng
Nước cốt dừa (nếu thích)
Phần thực hiện:
Bước 1: Trước tiên, chúng mình cùng đi sơ chế nguyên liệu sắn các nàng nhá: sắn mua về, các nàng rửa sạch cho hết đất. Có 1 cách lột vỏ sắn rất nhanh, dùng dao khứa nhẹ vào vỏ sắn thành các khúc cho tách vỏ, mỗi khúc chừng 15cm. Sau đó khứa 1 đường dọc khúc rùi từ từ lột vỏ sắn là được. Sắn sau khi lột vỏ thì bỏ vào chậu nước ngâm chừng 2-3 tiếng để thải bớt độc tố của sắn nhé
Bước 2: Chuẩn bị khoảng 50 gram, cho lên chảo rang chín lạc hoặc các nàng có thể rang lạc bằng lò vi sóng nhá. Đến khi lạc chín giòn thì lấy lạc ra, xát bỏ phần vỏ và giã hơi dập lạc nhé
Bước 3: Sắn sau khi ngâm xong thì các nàng cho sắn vào trong nồi, thêm 1 chút xíu muối, đổ nước ngập sắn rồi luộc cho tới khi sắn vừa chín tới thì vớt sắn ra nhá
Cắt đôi khúc sắn, gỡ bỏ phần dây sắn bên trong, thái thành các miếng vừa nhỏ. Gừng chuẩn bị khoảng 1/2 củ, đem cạo vỏ, thái sợi
Bước 4: Trút nước vào nồi cùng với đường vàng, vừa cho đường vừa khuấy đều đến khi thấy vừa độ ngọt thì dừng lại. Khuấy đến khi nước sôi thì các nàng cho gừng thái sợi vào. Tiếp theo, các nàng cho hết chỗ sắn vào trong nồi, khuấy đều cho nước sôi trở lại
Bước 5: Cho khoảng 3-4 thìa bột năng vào trong bát, thêm nước rùi khuấy đều cho tan. Sau đó cho từ từ từng ít một vào trong nồi chè, vừa chế vừa khuấy đến khi thấy nước có độ sánh quyện như ý thì các nàng dừng lại nhá. Nấu cho nồi chè sôi trở lại khoảng 2 phút thì tắt bếp
Cách làm món chè sắn chỉ đơn giản như vậy thôi ạ. Chè sắn ngay từ khi còn đang nóng hổi, các nàng múc ra bát, thêm dừa nạo, chút lạc rang và chút nước cốt dừa lên trên cho tròn vị. Chỉ thế thôi nhưng món chè sắn có đủ độ mềm thơm, dẻo ngon của sắn hòa quyện với nước chè sánh đặc, thơm nồng ấm bụng vị gừng cùng chút nước cốt dừa thơm nức béo ngậy, sẽ là món chè ngon tuyệt và vô cùng "hot hit" mỗi khi đông về. Chúc cả nhà ngon miệng nhá!
Theo iunauan
Cách làm gà rán popcorn tuyệt ngon phong cách Mỹ Gà popcorn là món gà rán rất được ưa thích ở Việt Nam và trên thế giới. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện món ăn này ở nhà ngon hơn ngoài hàng. Chuẩn bị nguyên liệu: 2 miếng thịt lườn gà, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 bát bột mì, 50 g bột bắp, 1 thìa...