Đệ nhất phu nhân Nhật Bản muốn trồng cây gai dầu
Phu nhân Thủ tướng Abe trong cuộc phỏng vấn với một tạp chí Nhật cho biết bà đang cân nhắc trở thành một nông dân trồng cây gai dầu để giúp phục hồi truyền thống văn hóa này.
Vợ chồng Thủ tướng Abe. Ảnh: Pakistan Today
Theo WSJ, tạp chí SPA trích lời bà Abe cho biết, bà vốn quan tâm tới việc trồng cây gai dầu và đang cân nhắc xin phép được trồng loại cây này sau khi nghiên cứu về lịch sử của nó.
“Gai dầu là một loài cây mà tất cả các bộ phận của nó đều hữu dụng”, bà Abe nói. Cho dù chưa được phép ứng dụng vào chữa trị y tế ở Nhật Bản, nhưng theo bà, nó có thể được đưa vào sử dụng thực tiễn rộng rãi vì mục đích y tế.
Gai dầu (hemp) và cần sa (marijuana) cùng một họ, và Nhật Bản luôn duy trì chính sách cứng rắn với cây cần sa. Luật kiểm soát Cannabis (họ Cần sa) ban hành năm 1948 cấm nhập khẩu, xuất khẩu, nuôi trồng và mua bán cần sa. Tuy nhiên trước đó, gai dầu là cây được trồng phổ biến tại Nhật Bản, được sử dụng làm sợi dệt vải và trong các nghi lễ triều đình. Hiện có vài trang trại được phép trồng gai dầu tại Nhật, nhưng rất hiếm và yêu cầu giấy phép đặc biệt.
Bà Abe cho biết, muốn làm sống lại truyền thống trồng cây gai dầu của Nhật Bản.
Video đang HOT
“Tôi thậm chí đã cân nhắc về ý định nộp đơn xin giấy phép trồng cây gai dầu”, bà nói. Bài viết trên tạp chí SPA đăng hình ảnh đệ nhất phu nhân đi thăm một trang trại trồng gai dầu hợp pháp ở miền tây Nhật Bản hồi tháng 8, và tạo dáng giữa vườn cây.
Bà Abe đã quảng cáo bài viết trên trang Facebook cá nhân hôm 12/12, khuyến khích những người hứng thú với chủ đề này tìm đọc.
Quảng cáo trên trang Facebook cá nhân của bà Abe. Ảnh: Facebook
Hồng Hạnh
Theo VNE
Nhật Bản cân nhắc cử Lực lượng phòng vệ tới Biển Đông
Trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề thượng đỉnh APEC ngày 19/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ quan ngại về hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh tại Biển Đông và cho biết Tokyo đang cân nhắc triển khai Lực lượng phòng vệ tới vùng biển này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ bên lề thượng đỉnh APEC ngày 19/11 tại Manila (Ảnh: Kyodo)
Thủ tướng Abe nhấn mạnh: "Tôi hoàn toàn phản đối tất cả các nỗ lực đơn phương đang làm thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng. Chính phủ Nhật Bản đang theo sát tình hình ở Biển Đông để đánh giá sự ảnh hưởng như thế nào đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản".
Cũng tại cuộc gặp kéo dài hơn một giờ đồng hồ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật, Thủ tướng Abe còn ủng hộ việc Mỹ tháng trước đã phái tàu khu trục tên lửa hành trình áp sát một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp trong khu vực 12 hải lý ở Biển Đông, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hiroshige Seko phát biểu tại cuộc họp báo.
Về phần mình, Tổng thống Obama, trước đó kêu gọi Trung Quốc ngừng hoạt động bồi đắp và xây dựng trái phép tại Biển Đông trong cuộc gặp với đồng cấp Philippines, cũng chúc mừng Thủ tướng Nhật Bản Abe về việc quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh mới, theo đó Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ mở rộng khả năng hoạt động.
Ông Obama gọi bước đi trên là "một thành công mang tính lịch sử" cho phép Nhật-Mỹ có cơ hội thảo luận về một loạt các thách thức trên bình diện khu vực và trên toàn thế giới, theo hãng tin Nikkei Asia Review.
Về dự luật trên, Thủ tướng Nhật Bản cho biết trong kỳ họp tới ông sẽ đề xuất thêm một chương mới nói về quan hệ hợp tác Nhật-Mỹ.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ dẫn lời người phát ngôn chính phủ Nhật Bản xác nhận ngày hôm nay tại Tokyo rằng hiện Nhật Bản vẫn chưa lên kế hoạch cho việc tuần tra an chung với quân đội Mỹ.
Theo Bloomberg, những bình luận trên của Thủ tướng Abe sẽ làm "nguội lạnh" quan hệ Tokyo-Bắc Kinh vốn bớt tan băng gần đây. Trong 2 năm qua, Thủ tướng Abe gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình 2 lần nhưng cả hai nhà lãnh đạo Nhật-Trung chưa có cuộc gặp chính thức nào trong tháng này khi một loạt các sự kiện quốc tế quan trọng diễn ra.
Về phản ứng của Trung Quốc trước các bình luận trên, hãng tin Reutersdẫn lời tư lệnh lực lượng hải quân Trung Quốc ngày 19/11 cho biết lực lượng hải quân nước này tiết chế tối đa trong cuộc đối đầu với Mỹ ở Biển Đông. Tuy nhiên, vị tư lệnh này cũng cảnh báo quân đội Trung Quốc sẽ sẵn sàng đáp trả đối với các vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh.
Trước đó đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hối thúc Tokyo tránh có các hành động nào làm phức tạp thêm tình hình.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông với việc đưa ra bản đồ "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò". Bắc Kinh cũng đẩy mạnh mở rộng diện tích xây dựng đảo nhân tạo lên tổng cộng 1.173 ha thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), theo Bloomberg.
Biển Đông là nơi nhiều tuyến vận tải huyết mạch chạy qua với tổng giá trị thương mại hàng hóa chuyên chở qua đây đạt 5.000 tỷ USD mỗi năm và còn là vùng biển giàu tài nguyên về dầu mỏ cũng như tài nguyên hải sản.
Vũ Duy
Tổng hợp
Theo Dantri
Bên trong phòng cắt bỏ âm vật ở Kenya Trong căn phòng tối tăm và bẩn thỉu, cửa ra vào được che lại bằng một mảnh rèm, các bé gái bị 5 người phụ nữ bịt mắt, đè xuống một tấm bạt nhỏ và cắt bỏ âm vật, hủ tục đã tồn tại suốt nhiều đời nay ở Kenya. Căn phòng bẩn thỉu trong ngôi nhà của mẹ con Hawa và Fatima,...