Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc mặc đẹp như minh tinh
Phong cách thời trang của bà Kim Keon Hee – Đệ nhất Phu nhân Hàn Quốc luôn khiến dân tình phải nói chuyện về nhiều.
Giữa làng đệ nhất phu nhân của các nguyên thủ quốc gia, bà Kim Yoon Hee – vợ của Tổng thống Hàn Quốc gần đây là cái tên rầm rộ trên sóng truyền thông. Bởi bên cạnh nhan sắc xinh đẹp cuốn hút, phong cách thời trang của bà cũng là điều khiến dân tình phải nói chuyện về nhiều.
Mới đây khi có chuyến đi đến Madrid, Tây Ban Nha để tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh NATO 2022, bà Kim Keon Hee lại tiếp tục “dậy sóng” mọi trang mạng bởi phong cách ăn mặc cực hào nhoáng và sang chảnh của mình. Thậm chí, bà còn được giới chuyên gia gọi là “tín đồ thời trang” nhờ cách chọn trang phục.
Xuất hiện tại sân trường khi đặt chân đến Madrid, bà Kim Keon Hee (49 tuổi) liền khiến giới mộ điệu khen ngẩn ngơ không ngớt trước nhan sắc, thần thái và gout thời trang đẹp mắt. Chọn cho mình bộ váy dáng vest mang sắc trắng, nổi bật là hàng cúc nổi và thắt lưng ton – sur – ton với trang phục, outfit thanh lịch và sang xịn này của bà lập tức “lọt mắt xanh” của nhiều người.
Trong lần xuất hiện tiếp theo, đệ nhất phu nhân Hàn Quốc tiếp tục chọn trang phục váy liền qua gối và áo ngắn tay mang tông màu xanh sẫm. Để tăng thêm nét thời thượng, bà đã khoác ngoài thêm chiếc áo cape dáng croptop có sắc xanh sáng màu hơn. Trang phục được cắt may tỉ mỉ phần nào giúp bà tôn được thân hình chuẩn mực của mình.
Thậm chí, bà còn trổ tài biến tấu trang phục để mang đến tổng thể mới mẻ hơn bằng cách thay đổi chiếc chân váy đồng bộ với mẫu áo dáng cape.
Ngoài việc tháp tùng chồng trong các hội nghị, bà Kim vẫn có những hoạt động riêng. Và dù ở hoàn cảnh nào thì bà cũng “lên đồ” vô cùng chỉn chu. Combo áo vest dáng peplum phối cùng chân váy bút chì đồng điệu mang họa tiết kẻ ô giúp bà trông thanh lịch và sang trọng nhưng chẳng hề kém phần trẻ trung.
Video đang HOT
Đến thăm cửa hàng tạp hóa Hàn Quốc tại chợ Maravillas ở Madrid, bà Keon Hee ăn mặc nổi bần bật không thua kém gì gái trẻ. Nếu như mẫu áo blouse bà trưng dụng mang sắc vàng và nhấn viền bèo điệu đà, thì chiếc chân váy xanh được cho là item được bà trưng dụng lại từ outfit trước đó.
Gây sốt nhất trong lần tham dự hội nghị này có lẽ chính là khi bà xuất hiện với chiếc váy lụa xanh vô cùng bồng bềnh mới đây. Cách khéo mix&match cùng blazer dáng lửng – item cực kì trendy đã giúp đệ nhất phu nhân Hàn Quốc “dậy sóng” truyền thông.
Ngoài ra, bà còn được ví như minh tinh xứ kim chi khi khoác lên mình bộ váy trắng đính ngọc trai vô cùng tinh xảo và đeo găng tay đồng điệu. Cách chọn phụ kiện tinh tế cũng là điểm cộng lớn giúp Kim Keon Hee nổi bần bật khi đứng cạnh Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden.
Chiêm ngưỡng sương sương những bộ cánh thanh lịch, trang nhã tuyệt đối của Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc, công chúng ai nấy đều dành “cơn mưa lời khen” cho bà. Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn cho rằng vì phong cách nổi bật mà hình ảnh của bà lấn át chồng.
Trên thực tế, kể từ khi nhậm chức vào tháng 5 vừa qua, Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee vẫn luôn gây chú ý trên nhiều diễn đàn vì có gu thời trang sang trọng, thanh lịch. Vốn có khuôn mặt rạng rỡ và thân hình thon gọn, bà Kim Keon Hee có thể chinh phục hầu hết các loại trang phục. Đặc biệt, kiểu đồ được bà yêu thích và diện nhiều bậc nhất để tăng thêm tính trang nhã, quyền lực hơn cả có lẽ là những mẫu áo blazer, váy dáng vest.
Người phụ nữ quyền lực sinh năm 1972 sở hữu phong cách ăn mặc thời thượng nhưng vẫn vô cùng thanh lịch, phù hợp với hình tượng một Đệ nhất phu nhân.
Dù mặc blazer, áo sơmi vô cùng nghiêm túc, chỉn chu nhưng bà lại trông chẳng hề cứng nhắc hay đơn điệu. Đó là bởi Keon Hee luôn chọn blazer có họa tiết kẻ để tăng thêm nét cuốn hút.
Mặc blazer cùng quần jeans ống suông và phối giày sneakers giúp bà vừa trông thanh lịch vừa đầy năng động, khỏe khoắn.
Tại lễ nhậm chức Tổng thống hôm 10/5, bà Kim Keon Hee chọn bộ đầm trắng với điểm nhấn là chiếc nơ lớn ở phần eo. Chiếc váy có thiết kế dáng cổ vest thanh lịch giúp tôn lên vóc dáng lý tưởng của bà.
Sóng đôi chiếc blazer xanh cùng chân váy xòe midi, tổng thể trang phục của Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc ở tuổi 49 khiến hội gái trẻ cũng phải xuýt xoa khen ngợi. Chính điều này giúp bà trở thành biểu tượng thời trang mới được nhiều người ngưỡng mộ.
Tham vọng toàn cầu của NATO
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha, trong ba ngày 28-30/6, được coi là sự kiện mang tính bước ngoặt của khối quân sự này với nhiều quyết sách quan trọng được thông qua, trong đó có quyết định mở rộng khối, cải tổ lực lượng phản ứng và đặc biệt là vạch ra định hướng chiến lược trong giai đoạn tới.
Các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/6/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Điểm nhấn của hội nghị là việc đưa ra "Khái niệm chiến lược" mới, đánh dấu sự chuyển đổi để thích ứng với bối cảnh địa chính trị mới. Đây là tài liệu quan trọng, xác định các giá trị và mục tiêu của liên minh quân sự, đồng thời định hướng các nhiệm vụ ưu tiên liên quan đến vấn đề an ninh và giải quyết những thách thức mà NATO phải đối mặt
Được cập nhật khoảng 10 năm một lần, "Khái niệm chiến lược" của NATO là "kim chỉ nam" cho chính sách quốc phòng của từng nước thành viên. Trong "Khái niệm chiến lược" năm 2010, hiện đã hoàn toàn lỗi thời, NATO xác định "mở rộng vòng tay" với Nga, coi Moskva là "đối tác chiến lược", trong khi kẻ thù giả định của khối này là chủ nghĩa khủng bố. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã làm thay đổi tất cả, khiến các nước thành viên trở nên đồng thuận hơn trong việc định nghĩa "mối đe dọa Nga". Sau nhiều năm "hòa bình ở châu Âu", xung đột tại Ukraine đã khiến khái niệm "phòng thủ tập thể" có cơ hội một lần nữa trở thành sứ mệnh tồn tại của NATO. Ngoài việc giữ nguyên mục tiêu chống khủng bố, NATO muốn một chiến lược phòng thủ và răn đe mới có tính đến các mối đe dọa hỗn hợp và không gian mạng như đã thấy tại chiến trường Ukraine.
Với những gì diễn ra tại Madrid, có thể thấy Nga là "trục xuyên suốt" và đối tượng số một trong nghị sự của hội nghị thượng đỉnh NATO lần này, từ chủ đề ủng hộ và tăng cường viện trợ cho Ukraine, tái vũ trang tại châu Âu, kết nạp thành viên mới cho đến cập nhật "Khái niệm chiến lược". Rõ ràng trong số hàng loạt mối đe dọa, Nga được NATO đặt ở vị trí cao nhất, "lớn nhất và trực tiếp nhất" đối với khu vực xuyên Đại Tây Dương. Điều này đồng nghĩa với việc "yếu tố Nga" đã chi phối phần lớn sự điều chỉnh "Khái niệm chiến lược" của NATO..
Theo Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, NATO đang bước vào "kỷ nguyên mới của cạnh tranh chiến lược" với những thách thức hoàn toàn mới, đặc biệt từ Nga. Để thích ứng, các lãnh đạo NATO muốn thực hiện một chương trình tái vũ trang quy mô lớn với tên gọi "chuyển đổi Lực lượng phản ứng", tức là tăng cường mạnh mẽ cả về quân số lẫn các khả năng quân sự, tạo ra một cuộc cải tổ lớn nhất cho hệ thống phòng thủ và răn đe tập thể của khối này kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mục đích là xây dựng một lực lượng đa quốc gia có khả năng can thiệp nhanh và rộng khắp ở cả trên bộ, trên không và trên biển cũng như trong các chiến dịch đặc biệt .
Trong "định dạng mới", NATO dự kiến sẽ tăng quân số lực lượng sẵn sàng chiến đấu lên hơn 300.000 binh sĩ, trong đó sẽ nâng các nhóm tác chiến ở sườn phía Đông lên cấp độ lữ đoàn hoặc sư đoàn. Hiện tại, khối này đang duy trì 8 nhóm đồn trú tại Litva, Estonia, Latvia, Ba Lan, Romania, Hungary, Slovakia và Bulgaria cùng với nhiều vũ khí hạng nặng mới được bổ sung trong thời gian diễn ra xung đột Nga - Ukraine.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 28/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng Thư ký NATO nhấn mạnh để tái vũ trang trên quy mô lớn, các nước thành viên sẽ phải đầu tư nhiều hơn, ít nhất phải đạt mức 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như đã cam kết cho chi tiêu quốc phòng vào năm 2024. Ông cho rằng "để đối phó với mối đe dọa, mục tiêu 2% GDP hiện nay chỉ là mức sàn chứ không còn là mức trần" như trước. Theo một báo cáo được NATO công bố trước khi diễn ra hội nghị tại Madrid, đến nay mới có 9/30 thành viên đạt được mục tiêu, gồm Hy Lạp, Mỹ, Ba Lan, Litva, Estonia, Anh, Latvia, Croatia và Slovakia. Nhiều chuyên gia nhận định quyết định tái vũ trang ồ ạt tại châu Âu gợi lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cho thấy NATO đã có sự cập nhật lớn về chiến lược so với một thập niên qua, từ chỗ chống đối phương giả định sang chống đối phương có hình hài rõ nét hơn, mà ở đây ít nhất là Nga.
Đặc biệt, lần đầu tiên Trung Quốc trở thành một chủ đề chính thức và cũng lần đầu tiên các đối tác Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản có mặt tại một hội nghị cấp cao nhất của NATO. Tất cả cho thấy rõ sự thay đổi trong nhận thức của khối này về vai trò của Trung Quốc trong thế giới hiện nay. Trong "Khái niệm chiến lược" mới, Trung Quốc được xác định là "thách thức hệ thống" lâu dài đối với liên minh.
Trước đó, Tổng Thư ký Stoltenberg đã khẳng định "ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đang định hình lại thế giới". Giáo sư Mary Elise Sarotte, Trường Nghiên cứu quốc tế cấp cao thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho rằng NATO và Nga đang tiến tới mối quan hệ theo hình thái Chiến tranh Lạnh. Việc NATO đề cập đến Trung Quốc trong chiến lược là bước đi mang tính "thực tế", thừa nhận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không còn có thể bị bỏ qua.
Tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục củng cố vị thế quân sự tại châu Âu, hoặc "NATO hóa" châu Âu theo cách gọi của ông, bằng việc tăng cường nhân lực và khả năng quân sự ở Tây Ban Nha, Ba Lan, Romania, các nước Baltic, Anh, Đức và Italy nhằm "đáp lại các mối đe dọa đến từ mọi hướng". Ông cũng nhắc lại rằng trong năm nay, Mỹ đã bổ sung 20.000 binh sĩ ở châu Âu, đồng thời cho biết sẽ nâng tổng số lính Mỹ hiện diện tại lục địa này lên hơn 100.000 người.
Các mục tiêu nêu trên có thể giúp Mỹ củng cố vai trò ở lục địa châu Âu. Tuy nhiên, theo giới quan sát, cho dù Nhà Trắng đã đưa ra một cam kết mạnh mẽ, nhưng khả năng thực thi đến đâu vẫn phải phụ thuộc vào sự ủng hộ của dư luận Mỹ. Tình hình kinh tế trong nước có thể kìm hãm các quyết định ngoại giao của chính quyền Tổng thống Biden. Giá nhiên liệu và lạm phát tăng cao khiến dư luận Mỹ khá nhạy cảm với việc viện trợ Ukraine cũng như các chương trình quân sự nói chung của chính quyền.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto và người đồng cấp Thuỵ Điển Ann Linde ký bản ghi nhớ trước sự chứng kiến của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái, hàng sau) cùng lãnh đạo ba nước tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 28/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Một năm trước, sau cuộc rút quân ồ ạt khỏi Afghanistan, tương lai của NATO đã bị đặt dấu hỏi. Tuy nhiên, sau sự kiện Ukraine, liên minh này dường như đã được hồi sinh với quyết định chính thức thông qua đơn xin gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid. Kết quả hội nghị cũng thể hiện tham vọng của NATO chuyển đổi thành liên minh toàn cầu, qua đó khẳng định vai trò của liên minh như một lực lượng có thể đối phó với những thách thức trong thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn còn nhiều giới hạn, như những chia rẽ nội bộ của NATO liên quan tới mở rộng khối (lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Phần Lan và Thụy Điển), việc hỗ trợ Ukraine hay quan điểm về Nga. Các vấn đề khác cũng đang tiềm ẩn rủi ro. Cuộc thăm dò mới do tổ chức Pew thực hiện cho thấy quan điểm khác biệt rõ rệt về NATO từ người dân của 30 quốc gia thành viên, với tỷ lệ ủng hộ cao nhất là 89% ở Ba Lan và thấp nhất là 33% ở Hy Lạp. Có vẻ những vấn đề này chưa được giải quyết ở Madrid.
Trung Quốc phản đối 'khái niệm chiến lược' mới của NATO Bắc Kinh đã kiên quyết bác bỏ "Khái niệm chiến lược" sắp được công bố của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Trương Quân. Ảnh: AP Theo đài Sputnik (Nga), ông Trương Quân, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ), cảnh báo rằng kịch bản Chiến tranh Lạnh đã...