Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc lại gặp rắc rối
Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc tiếp tục bị các nhóm học giả cáo buộc đạo văn. Đảng Dân chủ Hàn Quốc (DPK) đang đệ trình dự luật cho phép công tố điều tra các cáo buộc chống lại bà.
Nhiều học giả ở Hàn Quốc tiếp tục cáo buộc Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee đạo văn luận án tiến sĩ và các bài báo nghiên cứu, theo Korean Times.
Bê bối đạo văn
Đại học Kookmin từng phủ nhận các cáo buộc tương tự vào tháng 8, sau 8 tháng điều tra và tuyên bố “thời hiệu 5 năm để xác minh các bài báo đã hết hạn”.
Tuy nhiên, hôm 6/9, một nhóm gồm 16 giáo sư từ 14 hiệp hội học thuật, được gọi là “Nhóm Xác minh Nghi ngờ Đạo văn của Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee”, đã tổ chức một cuộc họp báo tại Trung tâm báo chí ở Seoul, công bố những bằng chứng cho thấy hành vi sai trái trong học tập của bà Kim.
Họ tuyên bố tất cả bài báo của bà đều dính nghi án đạo văn, vi phạm các tiêu chuẩn học thuật cơ bản.
Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee dự lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng Quốc gia lần thứ 77 cùng chồng là Tổng thống Yoon Suk Yeol. Ảnh: Korea Times.
Theo đó, có 220/860 câu đã bị sao chép và sử dụng trích dẫn không ghi nguồn, trong luận án tiến sĩ của bà Kim tại Khoa Thiết kế Công nghệ của Đại học Kookmin năm 2008.
Các câu đạo văn gồm có: 40 câu từ một bài báo nghiên cứu của Gu Yeon Sang, giáo sư giáo dục phổ thông tại Đại học Nữ sinh Sookmyung; 24 câu từ các bài báo và 146 câu từ “Happy Campus” – một nền tảng luận văn trực tuyến nổi tiếng của sinh viên đại học, nơi các báo cáo và bài luận được bán với giá khoảng 500 won ( 0,36 USD) mỗi bài.
Các bài báo nghiên cứu khác của bà Kim được cho là trích dẫn trực tiếp từ luận văn của các học giả khác, cũng như từ các trang web và blog của các thầy bói nổi tiếng và saju (một hình thức xem bói truyền thống dựa trên ngày tháng năm và giờ sinh của một người) mà không ghi nguồn.
Video đang HOT
Ủy ban Ứng phó Khẩn cấp của Cựu sinh viên Đại học Kookmin đã kêu gọi trường phản hồi những phát hiện của nhóm và tiết lộ chi tiết về cuộc điều tra vừa qua.
Trước đó, vào ngày 1/8, Đại học Kookmin thông báo họ không tìm thấy bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào về quy tắc ứng xử học thuật hoặc đạo văn từ cuộc điều tra kéo dài 8 tháng trong luận văn tiến sĩ và các nghiên cứu khác của bà Kim.
Lúc bấy giờ, họ cho biết các bài báo của bà tuy có thiếu sót và không phù hợp theo các tiêu chuẩn hiện hành, nhưng không vi phạm quy tắc học tập và chỉ đạt 7-17% điểm đạo văn thông qua phần mềm kiểm tra đạo văn.
Các phản ứng mới
Dựa vào những hoạt động của nhóm xác minh, đảng Dân chủ đối lập (DPK) đã thông báo rằng họ sẽ tìm cách thông qua Luật Công tố viên đặc biệt Kim Keon Hee – một dự luật nhằm điều tra các cáo buộc chống lại bà Kim.
Trong cuộc họp Hội đồng Tối cao của DPK hôm 7/9, Hạ nghị sĩ Park Hong Geun nói rằng đảng sẽ đề xuất dự luật cho phép công tố thành lập một nhóm đặc biệt để điều tra các cáo buộc chống lại Đệ nhất phu nhân, bao gồm: Đạo văn học thuật, gian lận học thuật, thao túng giá cổ phiếu và hối lộ.
Hạ nghị sĩ DPK Park Hong Geun (thứ tư từ trái sang) phát biểu trong cuộc họp Hội đồng tối cao của đảng tại Quốc hội. Ảnh: Yonhap.
Trong phiên điều trần phê chuẩn của ứng cử viên Tổng trưởng công tố Lee One Seok vào ngày 5/9, các nhà lập pháp DPK đã chất vấn ông về lý do cơ quan công tố lại chần chừ trong việc điều tra các cáo buộc chống lại bà Kim. Ông đã yêu cầu Quốc hội thông qua một dự luật để đảm bảo rằng Tổng trưởng công tố có quyền xử lý vụ án.
Các thành viên của Ủy ban Giáo dục DPK đã tổ chức một cuộc họp báo hôm 7/9 tại Quốc hội, nói về những phát hiện đạo văn của nhóm học giả và yêu cầu Đệ nhất phu nhân xin lỗi người dân, đệ trình một cuộc điều tra nhằm làm rõ trách nhiệm cho hành vi sai trái của bà.
DPK cũng đang xem xét gửi đơn kiện Đại học Kookmin.
Trong khi đó, đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đặt nghi vấn về độ tin cậy của các phát hiện của nhóm xác minh, cho rằng nhóm này đang ủng hộ DPK và có ý đồ chính trị.
“Họ giả vờ thực hiện một bài thuyết trình học thuật để thay mặt cho cộng đồng nghiên cứu. Tuy nhiên, đây chỉ là một tổ chức chính trị hỗ trợ nhà lãnh đạo DPK Lee Jae Myung”, trích bình luận của Hạ nghị sĩ PPP Park Jung Ha trên trang web của PPP.
Ông nói rằng một số trong số 14 hiệp hội học thuật thuộc tổ chức này đã công khai ủng hộ ông Lee trong chiến dịch tranh cử tổng thống và kêu gọi nhóm “đừng lấy lý do điều tra học thuật để lừa dối mọi người”.
'Cuộc chiến về ăn thịt chó' lại nóng lên ở Hàn Quốc
Tranh cãi về truyền thống ăn thịt chó lại được hâm nóng tại Hàn Quốc sau lời kêu gọi của đệ nhất phu nhân nước này Kim Keon Hee, người được biết đến với những nỗ lực giải cứu động vật.
Là một người yêu động vật, đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee từng tham gia giải cứu hoặc hỗ trợ tìm người nhận nuôi hơn 100 con vật bị bỏ rơi. Bà và chồng - Tổng thống Yoon Suk Yeol đang sống cùng 4 con chó và 3 con mèo - 5 trong số này là những con được giải cứu.
"Tôi tin rằng văn hóa phổ quát không ăn thịt chó cần được xây dựng ở Hàn Quốc như ở các quốc gia phát triển khác. Nếu không, việc này có thể dẫn đến cảm xúc chống Hàn", bà Kim nói trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với tư cách đệ nhất phu nhân, đăng trên báo Seoul Shinmun ngày 13.6.
Bà cảnh báo về việc những con chó để giết thịt được nuôi trong điều kiện mất vệ sinh và kêu gọi chính phủ giúp những người buôn bán chó chuyển đổi công việc để xóa sổ ngành này.
Vấn đề nhạy cảm
Ăn hay không ăn thịt chó là chủ đề gây tranh cãi ở Hàn Quốc, nơi các nhà lập pháp đã nhiều lần thất bại trong việc thông qua luật cấm "thói quen lạc hậu". Không có số liệu chính thức nhưng một báo cáo của các nhóm bảo vệ động vật năm 2017 ước tính rằng có tới 1 triệu con chó bị giết thịt mỗi năm tại Hàn Quốc.
Những người yêu thích món bosintang (nghĩa đen là "canh bồi bổ sức khỏe"), loại canh nóng cay có thành phần chính là thịt chó, tin vào lợi ích dinh dưỡng của loại thịt này. Thói quen ăn bosintang vào những ngày nóng nhất của mùa hè để "giải nhiệt" đã tồn tại trong nhiều thế kỷ.
Nhiều người dân Hàn Quốc cũng đã lên tiếng phản đối việc ăn thịt chó. Ảnh REUTERS
Việc ăn bosintang không còn phổ biến trong những năm gần đây do nhận thức về quyền động vật gia tăng và số người nuôi thú cưng cũng nhiều hơn. Khoảng 15 triệu người ở Hàn Quốc sở hữu thú cưng, xu hướng được thúc đẩy bởi số lượng người độc thân ngày càng tăng trong khi tỷ lệ sinh ngày càng giảm, theo báo Straits Times.
Cựu Tổng thống Moon Jae-in và cựu ứng viên tổng thống Lee Jae-myung là những chính trị gia cao cấp nhất từng đặt vấn đề cấm tiêu thụ thịt chó, nhưng công chúng không đồng thuận về việc thông qua một lệnh cấm như vậy.
Luật còn lỏng lẻo ?
Cũng trong cuộc phỏng vấn, đệ nhất phu nhân Kim cho rằng luật chống ngược đãi động vật của Hàn Quốc là "yếu nhất" trong các nước phát triển. Luật tại Hàn Quốc cấm "giết hại dã man" chó và loài vật cũng không được xếp vào nhóm vật nuôi dùng để giết thịt, nhưng không có quy định rõ ràng nào cấm ăn thịt chó.
Các nhóm bảo vệ quyền động vật ước tính Hàn Quốc có khoảng 2.000 - 3.000 trang trại nuôi chó để giết thịt. Việc thịt chó được đưa đến bàn ăn như thế nào cũng thường là bí mật, dù các nhà hoạt động cho rằng chúng bị giết mổ bất hợp pháp.
Luật cũng quy định người ngược đãi động vật sẽ bị phạt tù tối đa 3 năm hoặc bị phạt tiền 30 triệu won (hơn 500 triệu đồng). Quy định này tương đối mạnh so với các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng mức phạt tối đa chưa bao giờ được áp dụng, theo báo The Korea Times.
Những năm qua, nhiều lò giết mổ và chợ thịt chó lớn nhất Hàn Quốc đã đóng cửa do nhu cầu giảm, chỉ còn chợ Chilseong ở TP.Daegu. Thịt chó vẫn được bán ở các chợ truyền thống trên cả nước, dù số lượng cũng đã giảm dần. Dữ liệu từ Liên đoàn Công nghiệp thực phẩm và đồ uống Hàn Quốc cho thấy có 243 nhà hàng bosintang ở Seoul vào tháng 1.2021 - giảm so với con số 528 vào năm 2005.
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đầu năm nay đã mở cuộc điều tra về cách thức chó bị giết mổ và phân phối. Bộ trưởng Jeong Hwang-geun cho rằng Hàn Quốc nên "tiến tới cấm tiêu thụ thịt chó", nhưng cũng lưu ý "xung đột lâu dài trong xã hội" về vấn đề này.
Một nhóm chuyên trách nghiên cứu việc tiêu thụ thịt chó tại Hàn Quốc đã được gia hạn hoạt động thêm hai tháng từ đầu tháng 5, để tiếp tục thảo luận về chủ đề nhạy cảm, theo báo The Korea Herald.
Dư luận xã hội
Một khảo sát của hãng thăm dò R&Search tại Hàn Quốc năm 2021 cho thấy chỉ có 36,3% số người được hỏi ủng hộ việc cấm tiêu thụ thịt chó, trong khi 27,5% không đồng ý và 36,1% nói "không biết". Theo một khảo sát khác của hãng Realmeter năm ngoái, 70% người được hỏi cho rằng việc ăn thịt chó hay không nên để cá nhân quyết định.
Đệ nhất Phu nhân Mỹ mắc COVID-19 Theo USNews ngày 16/8, Nhà Trắng thông báo Đệ nhất Phu nhân Mỹ Jill Biden đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 và chỉ có triệu chứng nhẹ. Bà Jill Biden. Ảnh: Reuters Theo CNN, phát ngôn viên của bà Jill Biden cho biết: "Sau khi xét nghiệm âm tính với COVID-19 vào ngày 15/8 trong quá trình xét nghiệm thường xuyên, Đệ...