‘Đệ nhất’ mẹ chồng
Sang ngày 21 mới có thời gian để kể chuyện ngày 20. Chuyện là em có một người mẹ chồng “đệ nhất”.
ảnh minh họa
Trong khi các nàng dâu vẫn luôn ca cẩm, than phiền hay kể xấu này nọ về mẹ chồng mình thì em lại thấy thật có diễm phúc lắm mới được làm dâu con của mẹ chồng em.
Vừa tốt nghiệp đại học, 23 tuổi em quyết định lấy chồng. Chồng em hơn em 3 tuổi, hai đứa yêu nhau được 3 năm thì cưới. Nhắc đến chồng thì ngoài thói vô tâm và hay thích chọc tức vợ ra thì chồng không có chỗ nào cần chê hay phàn nàn cả. Anh làm trong cục thuế nhà nước, công việc ổn định, lại đẹp trai nữa. Đặc biệt về chuyện gái gú, hay có bồ bên ngoài thì em thật sự yên tâm, từ linh cảm của người phụ nữ em tin anh ấy không giống như những gã đàn ông khác thích trêu hoa, ghẹo nguyệt.
Ấy thế nhưng hại vợ chồng vẫn không ít lần “chiến tranh lạnh” chỉ vì sự vô tâm, và vô duyên thái quá của chồng. Năm nào cũng vậy cứ sắp đên ngày lễ là chồng em lại tỏ ra vô tâm, mặc kệ vợ coi như không biết gì.
Năm ngoái trong ngày 20/11 (em làm giáo viên) anh cũng quên không chúc nổi vợ một câu. Em giận quá nổi cáu với anh thì anh cười xòa rồi ôm em nói “bận quá anh quên mất, giờ mới 23h55 chưa sang ngày mới anh chúc vẫn kịp”. Khi ấy, em vừa tức vừa buồn cười, có được anh chồng biết “chữa cháy” như vậy quả là “có phúc”.
Video đang HOT
Nhưng một hai lần như vậy còn cho qua được, đằng này 3 năm kể từ ngày lấy nhau anh vẫn thói nào tật ấy, chì biết “chữa cháy” là giỏi. Mặc dù trong cuộc sống vợ chồng, chi tiêu gia đình anh không tiếc vợ điều gì, muốn ăn gì, mua gì, tiêu gì tùy ý. Nhưng cái em cần là sự quan tâm của chồng chứ không phải hễ đến ngày lễ là một mình lủi thủi đi shopping.
Có những lần em giận chồng quá, cả ngày không thèm ỏ ê đến anh. Anh xin lỗi thế nào em cũng không nghe, phải đến khi mẹ chồng em vào cuộc thì mọi chuyện mới được giải quyết. Em chưa thấy người mẹ chồng nào lại khéo như mẹ chồng em. Mẹ nói nhẹ nhàng mà tâm lý, kinh nghiệm của mẹ đủ hiểu rõ em nghĩ gì, muốn gì và cứ thế những lời dạy sâu sắc của mẹ về cách làm vợ làm em thấy thấm thía, hết giận anh luôn.
Mẹ chồng em thường nói “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”. Mẹ nói đàn ông còn có trăm công nghìn việc, có cả một gánh nặng gia đình phải lo, mình là phụ nữ phải biết động viên chồng, đừng gây nhiều áp lực cho chồng, chồng vô tâm thì mình nhắc khéo, chỉ sợ những gã chồng “quen quan tâm cả nghìn cô bên ngoài” thôi. Những lời mẹ dạy nhẹ nhưng sâu sắc quá.
Thế nhưng 20/10 năm nay lại một lần nữa chồng em “vô tâm”, chờ cả ngày không thấy anh gọi điện, nhắn tin chúc mừng. Nhớ lời mẹ chồng dạy, em không nói gì, ai ngờ anh gọi điện về nói hôm nay đi tiếp khách hàng về muộn ở nhà cứ ăn cơm trước.
Lúc ấy em gần như phát khóc, có ông chồng nào vô tâm đến thế không? Có lẽ nỗi buồn của em không che giấu được đôi mắt mẹ chồng. Chưa đầy 30 phút sau em thấy chồng hớt hải dắt xe vào nhà, tay cầm bó hoa to tướng và túi quà, nói ấp a ấp úng “vợ, vợ… chúc em 20/10 vui vẻ, hạnh phúc…”.
Lúc ấy em cảm động lắm, những cũng vẫn giả đò “sớm sủa nhỉ, 22h40 rồi đấy anh, sắp hết ngày 20/10 rồi mới thấy mặt chồng”, anh lại nhanh nhảu “chữa cháy”: “Hôm nay thế là sớm mà, đã qua ngày mới đâu em. Là anh muốn làm em bất ngờ, nếu không anh đã tặng em từ sớm rồi, nhưng như thế thường quá, không ý nghĩa”.
Nghe anh nói xong em cảm động đến nỗi ôm chầm lấy chồng. Đúng là “đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”. Nhưng lúc anh chuẩn bị đi tắm, tình cờ em nghe anh nói chuyện với mẹ “May mà có mẹ nhắc kịp không thì con cũng quên mất, con vô tâm quá, mải công việc, tiếp khách chẳng còn đầu có đâu nghĩ ngợi…”. Vậy là em hiểu mẹ chồng em thật là “đệ nhất”, bao lần gỡ rối chuyện tình cảm của con cái, lại làm quân sư cho anh con trai độc nhất “vô tâm”. Thật là có phúc làm mới được làm dâu con của mẹ chồng em.
Theo VNE
Xuân này con không về
Có không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết.
Tết năm nay được nghỉ khá dài ngày, nhiều nhà vui mừng vì được đoàn tụ gia đình ở quê, được du lịch đó đây. Nhưng, có những cảnh nhà dư thời gian mà lại thiếu tiền, hoặc quê chồng tận Hà Đông còn quê vợ giữa khúc ruột Huế thương, phải về nơi nào để đôi bên toại nguyện?
Chịu khổ vẫn không mua được vé
"Năm ngoái, trầy trật mãi chúng tôi mới tìm được hai chiếc vé ghế xếp để về quê chồng tận Hà Đông. Đồ đạc, người ngợm xếp nhau ngồi dưới sàn, ra đến Huế tôi mới có được ghế để ngồi. Chuyến về quê đó ám ảnh tôi cả năm nên lần này tôi quyết đón mua vé thật sớm" - đang xếp hàng tại quầy vé xe khách Hà Nội, chị Minh Lan chia sẻ. Nhưng mới đầu tháng 12, hãng xe chị mua chưa bán vé tết, mất nửa tiếng xếp hàng chỉ để nghe câu từ chối, chị Minh bực bội bỏ về.
Xe đò vẫn là ưu tiên số một cho những gia đình có thu nhập bình dân. Mặc dù giờ đây thay vì chen chúc xếp hàng, khách có thể đặt vé xe qua điện thoại, rồi hẹn ngày giờ lấy vé, nhưng nỗi lo thiếu vé, không có vé về vẫn không giảm chút nào. Chị Thanh Hiếu 38 tuổi, chia sẻ: "Mấy tuần gần đây, tuần nào tôi cũng ghé hỏi mua vé tết về Quảng Ngãi, nhưng các quầy đều dán thông báo "Chưa bán vé tết". Đợi đến khi họ mở bán thì chắc không tới lượt mình. Tôi mừng như bắt được vàng khi một quầy nói có bán vé Quảng Ngãi nhưng phải trả gấp ba vì đây là tuyến ra... Hà Nội".
Chi phí ngất ngưởng, lương thưởng bèo bọt
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa (Ảnh minh họa)
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa. Lương thưởng cuối năm bèo bọt, kinh tế eo hẹp là nỗi lo chính cho cả nhà, đặc biệt với những cặp vợ chồng là trụ cột của cả dòng họ. Sau nhiều đêm trăn trở, chị Như Ý, nhân viên ngân hàng, nhà ở Thủ Đức vẫn không tính được bài toán thu chi cho chuyến về quê chồng cuối năm nay. "Nhà tôi ở Bến Tre, còn nhà chồng tận Nghệ An. Năm ngoái cả hai về quê vợ nên năm nay phải là quê chồng. Chồng tôi là con một nhưng thuộc trưởng chi, trưởng tộc. Vì lần đầu tiên về ra mắt dâu họ nên tôi phải chuẩn bị quà cho từng gia đình. Mỗi gói quà ít nhất cũng 200.000 đồng, chưa kể phong bao lì xì cho chục đứa nhỏ. Rồi tiền tàu xe đi lại, hai cái vé máy bay khứ hồi ít nhất cũng tốn chục triệu đồng. Mới nghe năm nay ngân hàng làm ăn thua lỗ, lại sắp sáp nhập với ngân hàng khác nên đến giờ vẫn chưa biết lương thưởng cuối năm thế nào. Nếu không có thưởng thì không biết lấy đâu tiền về quê. Tôi bàn với chồng thôi để sang năm ăn tết lớn, nhưng chưa hết câu thì đã bị trách: "Em tiếng làm dâu mà chưa về nhà chồng thử một ngày!"
Cũng không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết. Anh Hoàng Long (quận 3) thổ lộ: "Đã năm cái tết vợ chồng tôi không được gần nhau. Lúc vợ tôi về Cà Mau (quê vợ) để tôi lại Sài Gòn, lúc tôi chắt chiu mua vé bay về Bắc thăm mẹ già để vợ ở lại với con nhỏ. Coi như thoả thuận đó giúp ông bà hai bên vui lòng, nhưng tết nhất mà chồng một nơi, vợ một ngả ai chẳng buồn".
"Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm"
Với những trường hợp khá giả như Kim Chi - hàng xóm nhà bên cạnh, thì không có khái niệm tết phải về thăm quê: "Cả năm vùi mặt ở văn phòng, cuối năm phải là dịp để hưởng thụ, thư giãn chứ? Về quê thì lúc nào cũng nấu nướng, cúng kiếng, dọn dẹp, xong là hết tết. Nếu lấy tiếng thăm bố mẹ mà về tết thì thời gian nghỉ phép trong năm thăm ông bà cũng được vậy". Nhưng theo ý anh Thành - chồng của Chi, "Tết là phải về nhà, thăm ông bà, dòng họ, chuyện chơi bời để ra tết hãy tính".
Bà cụ ở căn hộ nhà đối diện, tết rồi mỗi mình bà ra vào khoá cửa. Hỏi con cháu đâu cả rồi, bà bỏm bẻm nhai trầu, cố gắng nói thật vui vẻ: "Cả năm chúng nó vất vả, cuối năm mình ở nhà giữ cửa cho chúng thoải mái dắt con cháu đi chơi. Mình già rồi, đi xa đâu được. Ở nhà thắp hương, trò chuyện với ông bà cũng ấm lòng rồi". Nếu con cháu bà cụ nghe được điều này, hẳn họ sẽ chạnh lòng suy nghĩ lại.
Theo VNE
Cô gái 13 tuổi sinh con của "yêu râu xanh" Cô gái bị người đàn ông 61 tuổi cưỡng hiếp vừa sinh ba đứa trẻ tại thủ đô Dominica. Cô gái 13 tuổi vừa trải qua một ca đẻ sinh ba tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica. Được biết, cha của ca sinh ba này là một người đàn ông 61 tuổi. Sau khi thực hiện hành vi cưỡng bức trẻ...