“Đệ nhất giá” làm từ đậu ván đỏ: Ngon, giòn, bổ dưỡng
Cũng như tỏi, hành thì giá ăn gieo ươm bằng hạt đậu ván đỏ được nuôi dưỡng trên loại cát biển pha vôi của đảo Lý Sơn nổi tiếng bởi sự hương vị lạ ngon, giòn và đầy bổ dưỡng, xứng tầm “đệ nhất giá”.
Dù không biết ai là người đã nghĩ ra và sử dụng đậu ván đỏ gieo ươm để làm giá đầu tiên ở đảo, thế nhưng nhiều bậc cao niên Lý Sơn (Quảng Ngãi) khi được hỏi cho biết: “Thời tóc còn để chỏm đã thấy món giá này trong bữa ăn của gia đình”.
Tuy cùng tên gọi, thế nhưng giá ăn được gieo ươm bằng đậu ván đỏ có nhiều sự khác biệt và mùi vị lạ hơn loại giá được làm từ đỗ xanh vẫn thường thấy ở trong đất liền.
Theo đó thời gian từ khi gieo ươm đến lúc thu hoạch dài hơn từ 3-4 ngày; khi trưởng thành giá đậu ván đỏ cao khoảng 20cm và thân có kích cỡ to khoảng gấp đôi so với giá đỗ xanh.
Bà Xinh đang thu hoạch giá ván đỏ để đưa đi tiêu thụ
Khu vực dành để làm giá ván đỏ
Video đang HOT
Bà Xinh đang tưới nước cho giá ván đỏ được gieo hơn 3 ngày tuổi
Đặc biệt nói về sự bổ dưỡng, theo nhiều người dân trên đảo thì loại giá này phải hơn gấp nhiều lần so với các loại giá khác nên còn được ví là “vú nàng (một loại hải sâm) trên cạn”.
Vì vậy cánh đàn ông ở đất liền khi ra đảo thường được “khuyến cáo”: ” Đừng thấy ngon, lạ miệng mà ăn nhiều để rồi tối về nằm ngủ “khóc rưng rức” vì nhớ bà nhà ấy”.
Giá ván đỏ chuẩn bị thu hoạch
Cận cảnh giá đậu ván đỏ
Lý Sơn là nơi duy nhất gieo ươm loại giá này ở Quảng Ngãi. Được coi là loại rau sạch 100%, với vị giòn, ngon, lạ và bổ dưỡng như vậy; thế nhưng giá bán giá đậu ván đỏ tại đảo khá rẻ, từ 2.000-3.000 đồng/nắm tay người lớn, hoặc khoảng 18.000 đồng/kg. Vì vậy chỉ cần số tiền 10.000-15.000 đồng là có thể mua được số lượng giá đặc biệt của người dân đất đảo để về chế biến làm thức ăn cho cả gia đình 3-4 người.
Cách chế biến làm thức ăn chủ yếu của loại giá này là xào ăn không cũng ngon, hoặc xào với các loại thịt heo, bò… Khi thưởng thức thân giá vẫn còn giòn chứ không mềm và vị ngọt thanh hơn so với giá đỗ xanh.
Theo Danviet
300.000 đồng/kg hạt tiêu rừng thơm cay, ngọt nhẹ
Hạt tiêu rừng bé tẹo có mùi thơm, cay nhưng không gắt và vị ngọt nhẹ nên còn có thể dùng để ăn tươi. Dù giá cao gấp 2-3 lần so với loại thông thường, hạt tiêu rừng ở vùng núi huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Đã bước sang giữa tháng 4 nên nắng trời ở miền núi Quảng Ngãi bắt đầu gay gắt. Mặc, những dây tiêu mọc trong rẫy vườn của nhiều gia đình người Hre ở xã Ba Khâm, Ba Trang... huyện miền núi Ba Tơ vẫn vươn lên tốt, với trái nặng oằn dây.
"Dù mùa đông vừa rồi mưa ít, lạnh... nhưng tiêu ra trái nhiều hơn mọi năm", ông Phạm Văn Kheo (ở thôn Hố Sâu, xã Ba Khâm) phấn khởi cho biết.
Không như ở đồng bằng, dây tiêu của các gia đình ở xã Ba Khâm được thả bò tự do trên trụ là những thân cây sống mọc tự nhiên trong vườn, rẫy và bìa rừng.
Với thói quen canh tác theo kiểu "gieo, trồng xuống rồi để tự phát triển", số tiêu của các gia đình nơi đây cũng không có bất kỳ sự chăm sóc hay bón loại phân thuốc nào. Đó là lý do mà nhiều người gọi những dây tiêu này là tiêu rừng.
Do sống trên vùng đất cằn và "tự sinh trưởng", hạt tiêu rừng nhỏ chỉ bằng phân nửa so với tiêu trồng ở đồng bằng nhưng hương vị vô cùng đặc biệt: Mùi thơm nhẹ, cay nhưng không gắt và hơi ngọt. Cho nên nhiều người còn sử dụng hạt tiêu rừng để ăn kèm hoặc giã mắm với ớt, tỏi...
Tiêu được người dân thả bò tự do trên các thân cây mọc tự nhiên ở trong rẫy, bìa rừng
Chính vì hương vị thơm, ngon và sạch như vậy, cho nên tiêu rừng được xem là một trong những loại đặc sản của đồng bào Hre ở Ba Tơ và ngày càng được nhiều người tìm mua. Theo đó, có thời điểm giá tiêu được bán lên trên 300.000 đồng/kg, cao hơn gấp 2-3 lần so với sản phẩm cùng loại trồng ở đồng bằng.
Tuy nhiên gần đây do cây rừng tự nhiên bị chặt phá để lấy đất trồng keo, nên số lượng tiêu rừng của người dân ở Ba Tơ đã giảm xuống rất nhiều, với số lượng chỉ từ 3-20 dây tiêu/nhà. Vì vậy chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân phát triển mạnh hơn trở lại loại cây trồng này.
Dù thời tiết bất lợi, nhưng năm nay tiêu rừng vẫn sai trái hơn các năm trước.
Với vị thơm ngon đặc biệt và sạch nên tiêu rừng có giá bán cao hơn nhiều lần so với tiêu trồng ở đồng bằng
Theo Danviet
Vì sao cua đá Lý Sơn thành món đặc sản? Khi các loài cua dưới biển cạn kiệt dần và Lý Sơn trở thành điểm du lịch, với chất lượng thịt ngon không kém gì cua sống dưới biển nên cua đá trở thành đặc sản, với giá bán tại đảo có thời điểm trên 350.000 đồng/kg. Theo lời người dân đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) thì cũng...