“Đệ nhất” bưởi chi chít 8.000 quả siêu hiếm của ông nông dân Phúc Trạch
Tự mày mò kỹ thuật, phương pháp chăm sóc cây bưởi, lão nông Trần Văn Khẩn ở Hà Tĩnh trồng được vườn bưởi Phúc Trạch cho hơn 8.000 quả. Năm nay thu nhập của gia đình ước tính trên 300 triệu đồng.
Bưởi Phúc Trạch từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Trong 24 xã của huyện Hương Khê, bưởi Phúc Trạch được trồng nhiều ở xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên, Hương Thủy,…
Ông Nguyễn Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy, cho biết: “Xã có khoảng 100ha diện tích trồng bưởi. Từ trồng nhỏ lẻ vài chục gốc rồi lên đến cả ngàn gốc, nhờ loại quả này đã phát triển nền kinh tế của địa phương. Nhiều hộ dân thu tiền tỷ mỗi năm nhờ thu hoạch bưởi”.
Với kiến thức tự mày mò, tự học hỏi, lão nông Trần Văn Khẩn (60 tuổi, trú xã Hương Thuỷ) đã trồng gần 100 gốc bưởi Phúc Trạch, cho ra 8.000 quả.
Mỗi cây bưởi ông Khẩn trồng trung bình có khoảng 100 quả, có cây lên tới 200 quả.
Ông Khẩn cho biết, bưởi Phúc Trạch có hình cầu tròn, bề ngang và chiều cao gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không ráp.
Vỏ bưởi Phúc Trạch có màu xanh vàng
Video đang HOT
Theo ông Khẩn, để vườn bưởi đạt chất lượng và đậu quả cao, mỗi cây bưởi đều phải quét vôi trừ sâu bệnh
Dùng bình phun vôi lên quả để trừ muỗi, các loại sâu có hại cho quả.
Để tiết kiệm nước, xây dựng hệ thống tưới tự động, nhỏ giọt, chỉ cần 25 phút là có thể tưới được cả vườn bưởi hàng trăm gốc.
Đến mùa đơm hoa, ông Khẩn cùng vợ dùng hoa bưởi tự thụ phấn để cây đậu quả nhiều. Thuốc bảo vệ thực vật chỉ dùng các loại sinh học để đảm bảo an toàn.
Ông Khẩn dùng các bao bì, cắt thành hình vuông để che bưởi để tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc làm rám bưởi, và xấu màu.
Bưởi trĩu cành, ông phải dùng dây chằng để làm trụ
Ngoài ra, việc buộc dây cho bưởi giúp tránh mưa gió làm gãy cành
Ông Khẩn cho biết, mỗi quả bưởi nặng từ 0,9-1,5 kg. Bưởi có mùi thơm nhẹ tự nhiên đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt
Cứ đến mùa, ông Khẩn thu hái và nhập cho các doanh nghiệp, đại lý trên địa bàn, hoặc được thương lái thu mua đem về các huyện khác bán lẻ. Năm nay, thu nhập của gia đình ước tính khoảng 300 triệu đồng. Mỗi quả giá dao động từ 40.000 đến 80.000 đồng.
Những quả bưởi căng bóng sắp cho thu hoạch.
Theo Thiện Lương (Vietnamnet)
Đồng lòng, vợ chồng trẻ thu trên 1 tỷ/năm từ trang trại đủ loại quả
Bằng quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Thái (SN 1982, ở thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã được "hái quả ngọt" với trang trại trên 1.500 gốc cây ăn quả và khu ươm giống cây cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
"Năm 2008, tôi cùng vợ bàn bạc và quyết tâm sẽ dùng quỹ đất của gia đình để phát triển kinh tế vườn đồi. Khó khăn nhất lúc này là định hướng còn khá mơ hồ, trong khi đất vườn không có quy hoạch, phần lớn diện tích vẫn là đất hoang, cây dại mọc che cả lối đi, cao hơn mặt người..." - anh Thái chia sẻ.
Lúc đầu, vốn không có nhiều, vợ chồng anh chỉ dám quy hoạch trồng cam trên diện tích chưa tới 1 ha. Do kinh nghiệm làm vườn hạn chế, giống cây kém, 2 vợ chồng trầy trật, bỏ công chăm bón mãi nhưng cam cho quả ít, không đạt chất lượng lại rất dễ dính sâu bệnh nên phải nhổ bỏ hết.
Không nản chí với hướng đi đã lựa chọn, vợ chồng anh lại tất bật làm đủ nghề để vừa nuôi sống gia đình, vừa tích góp vốn làm lại từ đầu. Với quyết chí làm giàu, anh cất công đi tìm hiểu kỹ thuật trồng cam khắp nơi, nghiên cứu thêm sách vở và học hỏi các kỹ sư nông nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm, không dẫm lại "vết xe đổ" năm xưa.
"Cũng phải mất gần 5 năm, tôi mới đủ tự tin để tái khởi động chương trình làm vườn. Lúc này, nhân lực không có, vợ lại phải đi học và chăm con nhỏ nên một mình tôi phải cáng đáng hết mọi công việc, từ phát quang bụi rậm, đào hố, trồng và chăm sóc cây cam... Điều khó khăn nhất lúc đó là trang trại chưa có đường vào nên không thể huy động máy xúc, máy đào để san lấp đất, mở rộng thêm diện tích. Tôi đành phải thuê thêm người, làm thủ công mất gần 1 năm mới khai khẩn thêm 1,5 ha đất đồi" - anh Thái nhớ lại.
Trên diện tích này, anh trồng cam và xen canh những loại rau, củ, quả có thời gian thu hoạch ngắn ngày. "Lấy ngắn nuôi dài", anh từng bước đầu tư mở rộng hết diện tích sẵn có của gia đình. Sau bao nhiêu cố gắng, đến nay, trang trại của anh đã có gần 1.000 gốc cam chanh, cam bù, mỗi năm cho thu hoạch gần 20 tấn cung cấp ra thị trường.
Nhận thấy cây bưởi Phúc Trạch và hồng vuông đang có giá trị kinh tế cao trên thị trường, anh và vợ tiếp tục mở rộng quỹ đất trồng thêm 100 gốc bưởi, gần 200 gốc hồng vuông. Từ đó, đa dạng các loại cây trồng của trang trại, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Không dừng lại ở đó, với sức trẻ và tinh thần ham học hỏi, biết được nhu cầu mua các loại cây giống ngày càng cao, anh đã mạnh dạn mở vườn ươm. Hiện nay, trên diện tích hơn 1.500 m2, anh đã ươm được hơn 2 vạn cây giống với đủ chủng loại: Bưởi Phúc Trạch, cam chanh, cam bù, mít thái, hồng vuông... vừa để phục vụ việc phát triển trang trại, vừa cung cấp cho bà con các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Hương Khê...
Năm 2017, vợ chồng anh đã đăng kí với xã Ngọc Sơn tham gia mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng cam bằng biện pháp sinh học, hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhờ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm đều tăng lên, khẳng định thêm định hướng đúng đắn của vợ chồng anh.
Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng anh Thái trở thành mô hình kinh tế điển hình của những người trẻ biết vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Theo Thái Oanh (Báp Hà Tĩnh)
Người dân dùng rễ cây thuốc chết cá ở rừng di sản Những ngày gần đây, ở một con suối chảy qua động Thiên Đường thuộc rừng di sản VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch) xuất hiện tình trạng nhiều loại cá khe chết phơi trắng bụng. Theo ghi nhận của chúng tôi, các loài cá khe chết ở con suối này chủ yếu là cá nhỏ, nằm lập...