Để nhân viên ăn cắp Death Stranding về chơi, nhà bán lẻ số nhọ mất luôn 300 củ
Ngay khi nhân viên này đăng nhập vào game, Sony đã nhận được cảnh báo, thông qua tài khoản PlayStation Network, hãng tìm được cả kẻ trộm lẫn nơi anh ta làm việc.
Death Stranding là siêu phẩm được “thai nghén” trong nhiều năm của bậc thầy làm game Hideo Kojima, với những tiết lộ và trailer xoắn não đầy bí ẩn, Hideo và Sony đã khiến cho người chơi tò mò hơn bao giờ hết về tựa game hứa hẹn mang tới một lối chơi mới này. Tuy nhiên dù có sốt ruột đến đâu, người chơi vẫn phải đợi đến ngày 8/11 để được trải nghiệm game (tất nhiên trừ một số nhà phê bình từ các trang review game nổi tiếng). Sony cũng từng thắt chặt hành vi spoil trước nội dung của tựa game trong phạm vi toàn cầu để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ vào ngày phát hành chính thức của game, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có những con cá suýt thì lọt lưới.
Một bài báo trên Russia Today tiết lộ rằng một nhà bán lẻ video game của Nga có tên M.Video đã bị Sony phạt 1 triệu Rúp (khoảng 360 triệu đồng) khi để nhân viên của mình chơi Death Stranding trước khi nó được phát hành. Được biết, nhân viên nhà kho này đã cố tình ăn cắp một bản sao của Death Stranding mang về nhà và chơi trên PS4 của mình. Những tưởng mọi việc thần không biết, quỷ không hay nhưng anh ta không ngờ rằng Sony đã ngay lập tức nhận được cảnh báo khi anh ta đăng nhập vào trò chơi. Sau một cuộc điều tra ngắn, Sony biết được người này là một fan hâm mộ cuồng nhiệt của Hideo Kojima.
Sau khi sự việc xảy ra, giám đốc phát triển của nhà bán lẻ này cho biết nhân viên kể trên đã bị đuổi việc và công ty đã phải đền bù cho Sony vì việc này. Giám đốc này cũng đề nghị các quản lý cửa hàng của mình để các bản copy của Death Stranding trong văn phòng có khỏa, tốt nhất là cho luôn vào két sắt cho đến ngày tựa game phát hành chính thức. Có lẽ điều này cũng đủ để ngăn chặn bất cứ nhân viên nào có ý định làm điều tương tự.
Video đang HOT
Rõ ràng việc ăn trộm game là hành vi cá nhân của nhân viên nhưng nhà bán lẻ cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi thiếu chặt chẽ trong khâu quản lý, hậu quả là họ đã phải bồi thường hơn 300 triệu. Đây cũng là một bài học cho những nhà phân phối khác trong cách quản lý nhân viên và hàng hóa của mình. Death Stranding chính thức phát hành vào ngày 8 tháng 11 trên PS4, phiên bản PC sẽ được ra mắt vào mùa hè năm sau.
Theo gamehub
Đánh giá nhanh Death Stranding - Bom tấn gây tranh cãi bậc nhất năm 2019
Có thể nói những tranh cãi trong việc đánh giá một siêu phẩm của Hideo Kojima là hoàn toàn có cơ sở.
Dù mới chỉ ra mắt được vài ngày, Death Stranding lại là tựa game nhận được rất nhiều các đánh giá trái chiều từ các trang thông tin về game uy tín trên thế giới. Nhìn chung hầu hết những ý kiến này đều chỉ ra rằng, siêu phẩm của Hideo Kojima rất thú vị nhưng cũng rất nhàm chán ở một số chi tiết. Vậy đâu là điều khiến tựa game nhận phải những ý kiến đó.
Quả thật, Hideo Kojima không bao giờ để việc trải nghiệm một tựa game trở nên dễ dàng bởi sau hơn 50 giờ chơi và một đoạn credit dài, không phải ai cũng có thể nắm bắt được tinh thần của vị đạo diễn này. Death Stranding khởi đầu cuộc hành trình với một nhịp độ rất chậm trong những chương đầu khi bạn gần như chỉ đi "giao hàng" cho những khu vực xa tít tắp. Nhưng cuộc hội thoại ban dầu thực sự khiến người chơi cảm thấy bối rối trước các thuật ngữ rất khó hiểu. Và cả đứa bé BB và Sam cũng luôn có mối quan hệ mật thiết đến nỗi, khi thiếu đi nó người chơi rất khó có động lực để tiến lên. Nhưng thật lòng thì kể cả khi người chơi đã phá đảo, vẫn còn nhiều bí ấn tồn tại mà gần như chưa có câu trả lời cho nó. Do vậy, dù là một tựa game hấp dẫn trên mọi chặng đường, nó vẫn thực sự rất buồn tẻ và phải cần nhiều sự quyết tâm để thực sự ở lại với nó.
Nhìn chung, Death Stranding diễn ra ở một tương lai khá xa, thời điểm mà thế giới phải hứng chịu một hiện tượng kì lạ khi những người chết bị mắc kẹt trong một thế giới đăc biệt. Hiện tượng này càn quét hàng loạt thành phố và mở ra những cầu nối giữa thế giới của người sống và người chết, đưa những sinh vật kì dị đến xâm chiến và cũng chỉ đưa một số con người trở về với thế giới trần gian. Và Sam cũng là một trong số đó. Dù là một người giao hàng "đặc biệt" thời kì hậu tận thế, Sam lại dấn thân vào một nhiệm vụ đầy tham vọng lúc bấy giờ: kết nối lại một nước Mỹ đã hoang tàn và chia tách. Đồng thời, Sam cũng đang đi dến bờ biển phía tây của đất nước để giải cứu em gái mình đã bị một tổ chức khủng bổ bắt giữ.
Dù có rất nhiều thứ để làm, nhưng tựa game lại không làm gì nhiều để đưa bạn hòa nhập vào thế giới này. Trong vài giờ đầu tiên, mọi thứ thật sự khó hiểu và bạn cũng chẳng biết đang có điều gì xảy ra. Nhưng ít nhất, game cũng cho bạn một lối chơi có thể hình dung được. Là một nhân viên của Bridges, bạn sẽ phải nhận và giao hàng đến tận nơi với một số lượng hàng hóa đáng kinh ngạc chỉ bằng một hình thức di chuyển duy nhất: đi bộ. Tuy nhiên người chơi phải biết cân đối giữa hàng hóa và các vật phẩm mang đi để giữ Sam thăng bằng.
Và nhiệm vụ của bạn là sẽ đưa những chuyến hàng đó đến nơi được yêu cầu, xuyên qua những địa hình đầy khó khăn và những tàn tích còn lại của xã hội loài người. Trong khi di chuyển, bạn phải giữ thăng bằng cho kiện hàng của Sam thông qua việc điều chỉnh độ lỏng - chặt của chiếc ba lô mà Sam đang đeo bằng tay cầm PS4. Bạn phải rất cẩn thận khi di chuyển bởi chỉ một cú trượt nhỏ cũng khiến cả gói hàng bị hỏng. Tất nhiên, game vẫn cung cấp cho bạn thang cuốn và dây thừng để vượt qua những địa hình khó khăn và thậm chí là cả xe tải và xe máy, một công cụ hỗ trợ ngắn hạn cực kì đắc lực. Và để làm cho cuộc hành trình có thêm độ khó, những tên khủng bố, những linh hồn bóng đêm và cả những con quái vật "đen xì" nhưng to lớn, sẽ thách thức trên con đường "ship hàng" của mình.
Trên hành trình giao hàng, bạn sẽ dần hiểu được mọi thứ xung quanh nếu thực sự để ý kĩ về nó, từ những gì xảy ra với nước Mỹ đến nguồn gốc của những linh hồn đen. Những người bạn gặp trong game sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về cách bạn giao hàng và những câu chuyện xung quanh nước Mỹ lúc đó. Death Stranding đụng chạm dến tất cả các vấn dề đương đại, đặc biệt là về công nghệ khi bạn có thể tự động hóa việc giao hàng bằng các người máy đặc biệt. Thế nhưng, những yếu tố về môi trường xung quanh bị gạt sang một bên để tập trung hoàn toàn vào câu chuyện của tựa game, về những đứa trẻ, bóng ma và ngày tận thế.
Nói về Sam, vì vốn là người trở về từ thế giới bên kia, nên dòng máu của Sam cũng hết sức đặc biệt. Với khả năng diệt kẻ thù ma quái của mình, dòng màu này được các nhà khoa học Bridges tận dụng để chế tạo vũ khí, nhưng không may nó cũng có thể gây hại cho họ. Mỗi khi bạn lựa chọn nghỉ ngơi để đi tắm hay vệ sinh, những vật phẩm thu nhận được sẽ bổ sung cho kho đồ của bạn. Qua góc nhìn của Sam, chúng ta được diện kiến trước những nhân vật ở đây. Dàn nhân vật này đều được Kojima chăm chút và phát triển, để mỗi nhân vật dù có vai trò nhiều hay ít, thì đều có môt nền tảng thú vị để có thể chia sẻ những câu chuyện hay những thông tin cần thiết với Sam. Sau một chuyến hành trình dài và khó khăn, khi bạn ngồi xuống và lắng nghe câu chuyện của những con người ở đó, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ thật sự thoải mái và yên bình.
Có thể nói những tranh cãi trong việc đánh giá một siêu phẩm của Hideo Kojima là hoàn toàn có cơ sở. Với một lối chơi đơn giản, có khi đến nhàm chán và rất nhiều thứ khá khó hiểu, có lẽ cái hay mà Kojima muốn truyền tải đến người chơi không phải là ở những thử thách giao hàng hay những pha chiến đấu, mà nằm ở cách mà người chơi điều khiển Sam có thể cảm nhận cũng như tập cách sinh tồn trong một thế giới đã hoàn toàn không còn là chính nó như của trước đây.
Theo GameK
Death Stranding được game thủ Việt Nam chào đón như thế nào? Death Stranding đã có một màn ra mắt khá tốt tại VIệt Nam thông qua sự kiện Midnight Launch, khi game đã được đông đảo những người có mặt trong sự kiện đón chào một cách vô cùng nồng nhiệt. Lối vào sự kiện được trang trí nổi bật. Sự kiện được mở cửa vào lúc 20h ngày 07/11 và kết thúc vào...