Để người dân không phải đội mũ giả
Dư luận đã lắng dịu sau thông tin Bộ GTVT loại bỏ quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả. Thế nhưng vấn đề được người dân đặt ra lúc này là trách nhiệm của các ngành chức năng khi “thả nổi” thị trường mũ bảo hiểm trong suốt 5 năm qua, kể từ thời điểm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm được thực thi.
Nhiều bạn đọc cho rằng nếu không có mũ giả bán trên thị trường thì sẽ không có ai đội mũ giả
(Ảnh minh họa)
Chưa kịp ban hành đã bị phản đối
Bốn Bộ gồm KHCN, Công Thương, Công an và GTVT đã ký Thông tư liên tịch số 06/2013 về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi mô tô, xe máy. Trong đó, có quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả, mũ bảo hiểm không đúng quy định với mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng, dự kiến việc xử phạt sẽ được thực hiện khi Thông tư liên tịch trên có hiệu lực từ ngày 15-4.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quy định này chưa kịp ban hành đã vấp phải sự phản ứng của dư luận xã hội, “Việc xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng lại không xử lý người sản xuất, người bán mà xử lý người tiêu dùng là quá vô lý! Tôi xin hỏi, trong số 100 người có bao nhiêu người biết tự kiểm tra đâu là hàng thật đâu là hàng giả?”, bạn đọc Nguyễn Bảy bức xúc. Đồng tình với ý kiến trên, bạn đọc Công Minh nói: “Đã là dân thì làm gì có điều kiện mà thẩm định mũ thật – giả”.
Bạn đọc Lê Vy cho đó là “biểu hiện của sự làm nghèo đất nước” bởi “các ngành chức năng đã “thả nổi” một thời gian dài cho sản xuất, cho nhập khẩu, cho tự do buôn bán tràn lan trên mọi ngả đường để rồi lại tăng cường kiểm tra, xử lý đội mũ không đúng quy cách” và đặt ra câu hỏi “Mũ đúng quy cách là sao? Nhận dạng như thế nào?”. Đây cũng là nỗi băn khoăn của nhiều người khi mà mũ bảo hiểm đang được bày bán trên thị trường đều có dán tem CR, khiến người dân không thể phân biệt, bởi “Để dân tự đi mua thì cửa hàng sẽ không đưa giấy chứng nhận và bảo tới nhà sản xuất đó mà hỏi, họ chỉ mua bán thôi, không mua thì thôi”, bạn đọc Thanh Phương cho biết.
Bạn đọc Công Bằng cho rằng: “Các ngành chức năng phải có trách nhiệm đối với dân, cụ thể là khi phát hiện người dân nào đội mũ kém chất lượng thì đổi mũ có chất lượng cho dân mà không thu phí. Có như thế thì cán bộ mới tích cực dẹp mũ bảo hiểm giả được”…
Trách nhiệm thuộc về các ngành chức năng
Trước thực trạng mũ bảo hiểm giả xuất hiện tràn lan và bày bán công khai trên thị trường, bạn đọc Lê Đình Khuê cho biết: “Làm công tác địa phương từ lâu tôi đã thấy nhiều mâu thuẫn giữa quản lý và khai thác ví như chỉ một cái vỉa hè thôi đã bao nhiêu sự chồng chéo nhiêu khê trong công tác quản lý nhà nước. Thiết nghĩ, chính phủ nên xem xét lại biên chế và cách quản lý nhà nước”.
“Để người dân phải sống cùng hàng giả và dùng hàng giả là sự thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý”, bạn đọc Trần Lâm nói.
Bạn đọc Đinh Hồng Thúy lại cho rằng: “Xét về vai trò lãnh đạo của các bộ, nếu trên thị trường không lưu hành mũ bảo hiểm giả thì người dân sao mua được. Quản lý thị trường mà vẫn để hàng giả lưu hành đó là lỗi của cơ quan quản lý, dân có dùng thì chỉ là nạn nhân.
Bạn đọc Nguyễn Lê Hoa cho rằng, ngoài cơ quan Quản lý thị trường các cấp thì UBND và công an phường cũng phải có trách nhiệm với việc để mũ bảo hiểm giả bày bán tràn lan trên vỉa hè và trong các cửa hàng.
Bạn đọc Lê Đình Khuê đề xuất, để quản lý thị trường mũ bảo hiểm, các hãng xe nên có mũ kèm theo xe khi bán, đơn vị bán bảo hiểm dân sự có mũ hợp quy chuẩn để bán thì người đi xe không phải đi lựa chọn mà việc đội mũ đúng tiêu chuẩn!
Trước sự phản ứng của người dân, chiều ngày 14-3, liên bộ đã thống nhất dừng việc phát hành Thông tư 06 và Bộ GTVT cũng đã quyết định bãi bỏ quy định xử phạt này. Đồng thời mở chiến dịch tuyên truyền xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm từ ngày 15-3 đến ngày 15-6.
Theo ANTD
Sự tò mò thiếu ý thức
Vụ cháy lớn ở ngôi nhà 5 tầng kinh doanh chăn ga, gối đệm, đồ gỗ (đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn còn "nóng hôi hổi". Nói vậy là bởi, đoạn đường qua ngôi nhà cháy sập mấy hôm nay vẫn thường xuyên ùn ứ bởi sự tò mò, hiếu kỳ đến khó hiểu của người dân đi đường.
Những ai có mặt ở hiện trường vụ cháy hôm đó, hoặc xem các clip được đăng tải trên mạng Internet, sẽ thấy sự chăm chú của hàng chục nghìn con mắt dõi theo đám cháy. 10 phút sau khi hỏa hoạn bùng phát, hiện trường bị "phong tỏa" bởi "biển người", bất chấp khung thép lúc ấy có hiện tượng mất trọng tâm, nghiêng ngả. Để "chớp" được cảnh "độc", hàng trăm người dân qua đây vứt xe giữa đường, rút điện thoại, máy tính bảng ra quay chụp. Sức nóng của đám cháy táp mạnh lên đường Âu Cơ, theo miêu tả của một cán bộ CSTT CAP Tứ Liên là "rát mặt", nhưng cũng chẳng khiến người ta sợ.
Một cảnh tượng giống với vụ cháy xảy ra tại ga Giáp Bát năm 2009. Bất chấp hàng chục xe chữa cháy hú còi inh ỏi, nhưng đều "chôn chân" khi cách hiện trường 200 mét. Gian nan "bò" vào điểm cháy, "hành trình" thoát khỏi "biển người" để lấy nước dập lửa của các "bác tài" cứu hỏa khó khăn chẳng kém. Cuộc "bao vây" cứ như vậy suốt 1 giờ đồng hồ, chỉ đến khi lực lượng chức năng được tăng cường, sử dụng biện pháp mạnh, đám đông mới phần nào giải tán.
Tài sản bị cháy sạch, nhưng vẫn còn "may" cho gia chủ. "May thứ nhất" là hiện trường không có người mắc kẹt bên trong, chứ "vòng vây" khép kín như hôm đó, xe cứu nạn cứu hộ trọng tải lớn cũng chẳng thể lại gần - thiệt hại về người là khó tránh. Cái "may thứ hai" là khi nhà đổ, bức tường sắt khổng lồ lại "ngã ngửa" ra phía sau, không văng các mảnh kim loại sát thương vào đám đông lố nhố. Cái "may" cuối cùng trong vụ cháy này là có tới 300 CBCS công an - bộ đội - dân phòng - dân quân tự vệ được huy động đến hiện trường. Không có số đông ấy, chẳng thể "xé vòng vây".
Hành động trên thể hiện sự "vô cảm" của một bộ phận người dân trước nỗi đau của gia chủ, của hơn 10 hộ gia đình xung quanh bị ảnh hưởng vì cháy, "vô cảm" trước nỗ lực của hàng trăm con người đang lăn xả dập lửa. Bất chấp gia chủ khóc ngất giữa đường; người dân ngã nháo nhào vì chạy của... hàng nghìn con mắt vô cảm cứ dửng dưng, chặn mọi ngả đường tiếp cận của xe chữa cháy. Vừa buồn, vừa bực vì hình ảnh như trên dễ gặp ở nhiều nơi!
Theo ANTD
Bắn chết vợ đang mang thai 8 tháng Trong đêm khuya, người chồng nhẫn tâm đã dùng khẩu súng tự chế bắn chết ngay chính người vợ bao năm đầu ấp tay gối. Đau lòng hơn người vợ đang mang thai 8 tháng tuổi. Quán trượt Pa - Tanh nơi xảy ra vụ án mạng Đêm 25-11 trời mưa phùn, nhiều người dân xóm Nham Tràng, xã Thanh Tân, Thanh Liêm...