Để ngỏ khả năng áp dụng biện pháp phòng dịch trọng điểm ở Tokyo, Kyoto, Okinawa
Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ cho phép chính quyền thủ đô Tokyo, tỉnh Kyoto và tỉnh Okinawa áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm trong bối cảnh dịch COVID-19 có dấu hiệu bùng phát mạnh ở những khu vực này, khiến tỷ lệ sử dụng giường dành cho các bệnh nhân COVID-19 tăng nhanh.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Các biện pháp phòng dịch trọng điểm có thể sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/4 ở tất cả 23 quận và 6 thành phố thuộc thủ đô Tokyo, 9 thành phố thuộc tỉnh Okinawa và thành phố Kyoto thuộc tỉnh Kyoto và dự kiến sẽ được dỡ bỏ ở các tỉnh Kyoto và Okinawa vào ngày 5/5 và ở thủ đô Tokyo vào ngày 11/5.
Trước đó, ngày 8/4, chính quyền thủ đô Tokyo đã đề nghị Chính phủ Nhật Bản cho phép áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm do số ca nhiễm mới đã tăng mạnh trở lại sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ hôm 13/3. Ngoài thủ đô Tokyo, chính quyền tỉnh Kyoto và hai tỉnh khác cũng đang lên kế hoạch hoặc xem xét đề nghị tương tự.
Theo đài truyền hình NHK, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 9/4 sau khi đã tham vấn với các chuyên gia và thông báo với Quốc hội.
Video đang HOT
Hiện các chuyên gia y tế đang lo ngại về sự xuất hiện của một biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn của virus SARS-CoV-2 ở thủ đô Tokyo. Họ cho biết có khoảng 1/3 trong số 158 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân COVID-19 là mắc biến thể N501Y mới được phát hiện. Giáo sư Kazuhisa Yoshimura của Viện Y tế Cộng đồng thủ đô Tokyo cho rằng tỷ lệ mắc biến thể N501Y tăng mạnh trong tuần qua do đó biến thể này đang tạo ra mối đe dọa ngày càng lớn hơn.
Trong khi đó, ngày 8/4, giới chức y tế Tokyo đã xác nhận thêm 545 ca nhiễm mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 ở thành phố này lên 124.450 ca. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới ở đây vượt ngưỡng 500 ca/ngày trong hai ngày liên tiếp kể từ khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ hôm 13/3. Chính quyền Tokyo dự kiến sẽ yêu cầu các quán bar và nhà hàng ở một số khu vực nhất định đóng cửa sớm và yêu cầu người dân hạn chế đi ra ngoài tỉnh nếu không có việc cần thiết.
Trong ngày 8/4, Nhật Bản ghi nhận hơn 3.447 ca nhiễm mới và 25 ca tử vong vì dịch COVID-19. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp số ca nhiễm mới nước này vượt ngưỡng 3.000 ca/ngày. Riêng tại Osaka, giới chức y tế tỉnh này đã phát hiện thêm 905 ca nhiễm mới. Đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm mới ở đây tiếp tục phá đỉnh. Hơn 70% giường dành cho các bệnh nhân COVID-19 nguy kịch đã được sử dụng. Thống đốc Osaka Hirofumi Yoshimura khẳng định cần kiềm chế số lượng người nhiễm càng nhiều càng tốt nhằm giảm bớt sự quá tải của hệ thống y tế.
Làn sóng Covid-19 thứ tư đe dọa Nhật
Cơ quan y tế Nhật Bản lo ngại biến thể nCoV mới gây đợt bùng phát dịch thứ tư khi còn 109 ngày nữa là tới Olympic Tokyo.
Biến thể chưa xác định chứa đột biến E484K, có thể làm giảm hiệu quả của vaccine. Hiện chúng chưa lây lan quá rộng ở Nhật Bản. Khu vực ảnh hưởng nhiều nhất là Osaka. Các ca nhiễm đạt kỷ lục hồi tuần trước, chính quyền khu vực bắt đầu siết chặt các biện pháp hạn chế kể từ ngày 5/4.
Theo Koji Wada, giáo sư Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế Tokyo, cố vấn về Covid-19 của chính phủ, biến thể nCoV lây lan nhanh hơn, khiến số ca mắc và số trường hợp nghiêm trọng nhiều hơn ban đầu.
"Làn sóng thứ tư sẽ lớn hơn. Chúng ta cần bắt đầu thảo luận về các biện pháp phòng ngừa ở Tokyo", ông nói.
Nhật Bản đã hai lần ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong năm 2021, lần gần đây nhất là sau dịp năm mới. Đợt bùng phát thứ ba gây chết người nhiều nhất. Giới chức đang lựa chọn những biện pháp dập dịch có mục tiêu hơn, như rút ngắn giờ làm việc hay phạt tiền người không tuân thủ quy định y tế.
Thành phố Osaka đã hủy bỏ sự kiện rước đuốc Olympic, song Thủ tướng Yoshihide Suga vẫn khẳng định Nhật Bản sẽ tổ chức Thế vận hội theo đúng lịch trình. Hôm 4/4, ông Suga cho biết lệnh hạn chế ở Osaka có thể mở rộng sang Tokyo.
Người dân đeo khẩu trang ngừa Covid-19 trên đường phố Tokyo. Ảnh: NY Times
Ngày 5/4, thủ đô ghi nhận 249 ca nhiễm mới, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh là 2.500 ca hồi tháng 1. Tại Osaka, con số là 341 trường hợp, giảm so với mức kỷ lục là 66 ca ngày 3/4.
Các nhà khoa học chưa rõ mức độ lây lan thực sự của biến thể vì chỉ lượng nhỏ mẫu bệnh phẩm dương tính nCoV được giải trình tự gene. Trước đó, nước này phát hiện 678 trường hợp nhiễm biến thể Anh, Nam Phi và Brazil, tập trung chủ yếu ở Osaka và Hyogo.
Makoto Shimoaraiso, thành viên văn phòng Chiến lược Covid-19 tại Ban Thư ký Nội các, cho biết số ca nhiễm tăng trở lại vài tuần sau khi chính phủ gỡ lệnh phong tỏa. Theo ông, cơ quan cũng bị chỉ trích vì không phát hiện các biến thể sớm hơn. Tính đến ngày 5/4, Nhật Bản có tổng cộng hơn 480.000 ca nhiễm nCoV và 9.221 người tử vong.
Quốc hội Nhật Bản bắt đầu thảo luận về hiệp định RCEP Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 2/4, Quốc hội Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về việc có thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay không. Công nhân Tập đoàn Nissan lắp đặt xe điện tại nhà máy Oppama ở Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Hiệp định RCEP được đề...