Đề nghị xử nghiêm việc thỉnh vong, dâng sao giải hạn
Việc lợi dụng, thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gây bức xúc trong nhân dân, đề nghị Bộ Văn hóa xử lý nghiêm.
Sáng 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày dự thảo báo cáo tại phiên họp
Trình bày dự thảo báo cáo tổng hợp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, có 1.915 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho hay, cử tri và nhân dân vui mừng phấn khởi trước những kết quả toàn diện về kinh tế xã hội của đất nước năm 2018 và những tháng đầu năm 2019.
Cử tri và nhân dân vẫn còn lo lắng về một số vấn đề như tính tự chủ của nền kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp so với các nước trong khu vực; việc điều chỉnh giá điện, giá xăng tăng mạnh trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh; tình hình khiếu nại, tố cáo còn bức xúc ở nhiều địa phương…
Trong lĩnh vực tổ chức các lễ hội truyền thống, theo ý kiến của cử tri, nhân dân có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, việc niêm yết giá các dịch vụ vẫn chưa được kiểm soát; việc lợi dụng, thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như “dâng sao giải hạn”, “thỉnh vong” gây bức xúc trong nhân dân.
“Đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ việc tổ chức lễ hội, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức của người dân đối với các hoạt động này”, ông Trần Thanh Mẫn nói.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực giáo dục, cử tri, nhân dân quan tâm tới một số quy định của ngành Giáo dục và chính quyền địa phương vẫn còn bất cập, việc “chạy theo thành tích” vẫn tồn tại; các vụ “bạo lực học đường” liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi.
Thống kê của MTTQ cho thấy, trong quý I/2019, trên toàn quốc có 310 vụ bạo lực học đường, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Giai đoạn 2010 – 2018, có 7.735 học sinh, sinh viên vì đánh nhau bị xử lý kỷ luật, so với 10 năm trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần.
“Sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường và thiếu quyết liệt trong xử lý các vi phạm của cơ quan chức năng gây bức xúc trong nhân dân”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nói.
Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo tiếp tục có giải pháp hữu hiệu chống “bệnh thành tích” và khắc phục các yếu kém, vi phạm khác trong ngành, nhất là tại các cơ sở giáo dục.
Tiếp tục quan tâm, theo dõi việc xử lý các vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La, cử tri và nhân dân hoan nghênh việc các cơ quan chức năng đã kiên quyết điều tra, xử lý sai phạm.
Từ đó, đề nghị các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm và công khai các đối tượng có liên quan đến vi phạm, nhất là đối với những cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý, gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; thống nhất cách xử lý đối với các thí sinh gian lận điểm thi, bảo đảm công bằng xã hội….
Kiến nghị 5 vấn đề
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của cử tri, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị 5 vấn đề.
Thứ nhất, đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, phát triển hạ tầng giao thông, giảm ách tắc giao thông; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khơi dậy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, hợp tác xã kiểu mới.
Thứ hai, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền các địa phương đề ra giải pháp tối ưu trong phân loại, xử lý rác thải; ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý rác thải; tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân để bảo vệ môi trường; quan tâm đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ ba, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân, có các giải pháp kiên quyết, kịp thời đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến ma túy, vi phạm trật tự an toàn giao thông, an ninh mạng, băng nhóm “xã hội đen”.
Thứ tư, đề nghị các cơ quan tư pháp hướng dẫn thực hiện và thống nhất áp dụng pháp luật về một số hành vi, tội phạm liên quan đến ma túy, dâm ô với trẻ em, vi phạm an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm sử dụng mạng xã hội.
Thứ năm, đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, kịp thời có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bảo đảm sự hợp lý, liên thông từ Trung ương đến địa phương; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế về quản lý, giám sát cán bộ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, cơ sở; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
An An (Tổng hợp)
Theo TGTT
Đưa vùng đất phương Nam thay đổi mạnh mẽ hơn
Chiều 5-4, tại TP Cần Thơ, nhân dịp về dự Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer Nam bộ năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các bộ ngành và các địa phương vùng ĐBSCL về tình hình kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
Cùng dự có các đồng chí: Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương và lãnh đạo các địa phương vùng ĐBSCL.
Mở đầu buổi làm việc, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ phát biểu, nêu rõ "trách nhiệm của các bộ trong kết nối, tổ chức sản xuất như thế nào, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông". Theo Thủ tướng, điều mà các địa phương muốn nghe nhiều nhất là kết nối giao thông, các công trình giao thông, về việc thực hiện lời hứa của Bộ GTVT cũng như của Chính phủ đối với đồng bào các tỉnh Nam bộ, trước hết là vùng ĐBSCL, về vấn đề này.
Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, đối với tuyến cao tốc phía Đông từ TPHCM đi Cần Thơ - Cà Mau, đoạn TPHCM - Trung Lương đã hoàn thành năm 2010, còn đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đang triển khai. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định sẽ phấn đấu thông tuyến sớm nhất vào cuối năm 2020 và sau đó triển khai tuyến Cần Thơ - Cà Mau. Bộ GTVT sẽ tập trung chỉ đạo triển khai, phấn đấu khởi công xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 trong quý 3-2019, hoàn thành năm 2023. Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương khẩn trương kêu gọi nguồn vốn đầu tư, từng bước hoàn chỉnh tuyến vành đai 3, vành đai 4 TPHCM, kết nối TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ với vùng ĐBSCL.
Về ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, đến nay đã có kế hoạch bố trí vốn khoảng 18.000 tỷ đồng để triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL. Các bộ, ngành, địa phương trong vùng đã bước đầu đề xuất, xây dựng, triển khai các dự án ưu tiên, có quy mô vùng, có tính lan tỏa và bảo đảm tính bền vững. Về phát triển nông nghiệp, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, chiến lược phát triển vùng tập trung vào 3 mặt hàng nông sản chính là lúa gạo, thủy sản, trái cây. Cùng với đó là xây dựng Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu... Ủy ban Dân tộc cũng cho biết đang xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, trong đó có cả vùng đồng bào dân tộc Khmer, dự kiến trình Chính phủ cho ý kiến và trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 10 năm nay.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng nhìn nhận bộ mặt ĐBSCL có sự thay đổi lớn. Nhiều công trình giao thông được xây dựng. Nhiều địa phương trong vùng năng động, sáng tạo, quyết liệt trong phát triển với nhiều mô hình. Xuất khẩu nông sản, lương thực, thực phẩm của Việt Nam là phần lớn từ ĐBSCL. Thủ tướng nêu rõ, trong các đột phá thì đột phá về hạ tầng là quan trọng. Hạ tầng không chỉ là cầu cống, đường sá, sân bay mà bao gồm cả hạ tầng xã hội với trường học, y tế, thiết chế văn hóa cho người dân. Đặc biệt là cần phát triển mạnh mẽ hạ tầng thông minh như hạ tầng số. Nhấn mạnh việc ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững ĐBSCL, Thủ tướng cho biết sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 120 về vấn đề này trong tháng 5 tới. Vì vậy, cần nghiên cứu các mô hình phát triển, thích ứng để phát triển ĐBSCL. Một câu hỏi đặt ra cho từng cấp ủy, chính quyền, người dân, doanh nghiệp là chuyển đổi mô hình sản xuất, tái cơ cấu, làm gì hiệu quả hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Điều rất quan trọng là cần nâng cao giá trị sản phẩm. Vấn đề là không được chủ quan, phải có ý chí mạnh mẽ hơn, có tầm nhìn, giải pháp tốt hơn để đưa vùng bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề này phát triển. Thủ tướng yêu cầu, phải đưa vùng đất phương Nam và đời sống của 20 triệu dân ĐBSCL thay đổi mạnh mẽ hơn.
Đề cập đến phát triển hạ tầng giao thông, Thủ tướng cho rằng đây là cam kết của Chính phủ, của Bộ GTVT trước 20 triệu người dân ĐBSCL. Cam kết này phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời để giải quyết bức xúc hiện nay đối với ĐBSCL, trước hết là tuyến đường bộ Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, phải được thông tuyến vào năm 2020 và khánh thành toàn tuyến vào năm 2021. Đây là lời hứa của Bộ trưởng Bộ GTVT, của Chính phủ. Chính phủ sẽ giải quyết đầy đủ các điều kiện về cơ chế chính sách, về kinh phí và chỉ yêu cầu tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Nhấn mạnh liên kết vùng và tiểu vùng ĐBSCL, Thủ tướng nêu rõ không có nơi nào có điều kiện liên kết vùng tốt như ĐBSCL. Chúng ta phải tổ chức lại để phát huy sức mạnh của từng địa phương. Cần kết nối vùng ĐBSCL với TPHCM theo tinh thần "ĐBSCL phát triển thì TPHCM phát triển, ngược lại, TPHCM phát triển có đóng góp của các tỉnh ĐBSCL". Trong quá trình phát triển vùng, các địa phương phải lưu ý quan tâm phát triển y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa; đẩy mạnh giảm nghèo, nhất là đối với vùng đồng bào Khmer tiếp tục quan tâm đặc biệt đến đồng bào Khmer. Thủ tướng đặt vấn đề, cần ít nhất một phó thủ tướng chỉ đạo việc liên kết vùng, chứ không để tình trạng "không ai bảo được ai". Đây là phương pháp tổ chức, tạo đòn bẩy phát triển. Trong tổ chức thực hiện thì cần huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, và đặc biệt là Đảng bộ, chính quyền các địa phương phải có quyết tâm chính trị cao, hành động cụ thể.
HÀM LUÔNG
Theo SGGP
Ông Trần Thanh Mẫn chúc Tết và tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo tại Cần Thơ Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, đoàn công tác của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng lãnh đạo TP.Cần Thơ đã trao 200 phần quà cho các hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, chiều ngày 28/1, Bí thư Trung...