Đề nghị xử lý hình sự hành vi vận chuyển, săn bắt động vật nguy cấp
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Một vụ vận chuyển 6 con mèo rừng quý hiếm bị Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ hồi tháng 3 vừa qua (Ảnh: Nguyễn Duy).
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc áp dụng Điều 190 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua các tổ chức xã hội, cơ quan thực thi pháp luật và báo chí phản ánh việc xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến các loài động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013 còn gặp nhiều lúng túng và chủ yếu áp dụng hình thức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm.
Tuy nhiên các hành vi vi phạm nêu trên sẽ áp dụng quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Chính vì vậy, để tăng cường thực hiện Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Nghị định số 160/2013 cũng như thực thi hiệu quả Điều 190 Bộ luật Hình sự sửa đổi và đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo cơ quan thực thi pháp luật có liên quan triển khai, áp dụng đúng quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 đối với các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013 của Chính phủ.
Video đang HOT
Theo đó, các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó phải truy cứu trách nhiệm hình sự bất kể số lượng, khối lượng hay giá trị tang vật.
Đồng thời khuyến cáo các cơ quan chức năng tại địa phương không tiến hành bán đấu giá, phát mại đối với tang vật là các loài động vật hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị thu giữ trong các vụ vi phạm pháp luật có liên quan.
Hướng dẫn các cơ quan thực thi pháp luật vận dụng và xử lý tang vật theo quy định tại Nghị định 160/2013: Các cá thể còn sống chỉ được phép tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên phù hợp hoặc chuyển giao cho các trung tâm cứu hộ nếu ốm yếu hoặc bị thương; các cá thể chết trong quá trình cứu hộ sẽ được chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng hoặc tiêu hủy đối với các cá thể bị chết do bệnh dịch hoặc không thể xử lý được bằng biện pháp nói trên.
Thế Kha
Theo Dantri
Khó xử "cẩu tặc" khi quy định tài sản bị xâm hại phải trị giá 5 triệu đồng
Sáng 1/4, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục họp cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS). Đáng chú ý, dự thảo đã điều chỉnh mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu lên mức thấp nhất là 5 triệu đồng.
Cụ thể, có 4 nhóm tội được đề xuất các mức tăng tương ứng từ 2 triệu lên 5 triệu; từ 4 triệu lên 10 triệu; từ 10 triệu lên 30 và từ 50 lên 200 triệu.
Về việc điều chỉnh này, đại diện Bộ Tư pháp (cơ quan soạn thảo dự án luật) - Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc lập luận việc nâng mức định lượng vì năm 2009, tại thời điểm sửa đổi, bổ sung BLHS 1999, định mức tối thiểu để xử lý trách nhiệm hình sự tăng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng, tức gấp 3 lần mức lương tối thiểu (650.000 đồng/tháng). Giá xăng cao nhất tại thời điểm đó là 16.300 đồng/lít; giá vàng là 28-29 triệu đồng/lượng. Hiện nay, mức đề xuất tăng định mức tối thiểu lên 5 triệu đồng là tương đương 5 lần mức lương tối thiểu (1.150.000 đồng/tháng); giá xăng là 17.300 đồng/lít; giá vàng trên 35 triệu đồng/lượng là phù hợp.
Nhóm nghiên cứu của UB Tư pháp nhận định, việc điều chỉnh mức định lượng trên là một sự thay đổi rất cơ bản về chính sách hình sự và xét cho cùng đây cũng là phi tội phạm hóa. Trên thực tế theo quy định này sẽ có nhiều hành vi tội phạm trong BLHS hiện hành sẽ không bị xử lý hình sự. Tuy nhiên tờ trình và báo cáo đánh giá tác động chưa phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá cụ thể tác động về chính trị, kinh tế, xã hội của sự điều chỉnh này.
Khó xử lý "cẩu tặc" bằng luật dẫn đến việc nhiều người dân bức xúc có hành vi tự phát như hành hung, đánh chết "tội đồ".
Ngược lại, nhóm nghiên cứu chỉ rõ, thực tế tình hình an ninh trật tự thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp một phần do những vi phạm có dấu hiệu tội phạm diễn ra hàng ngày nhưng không đủ căn cứ để xử lý hình sự, dẫn đến sự bức xúc, hành vi tự phát trong một bộ phận nhân dân (đánh chết các đối tượng trộm chó; tự xử bằng vũ lực trong quan hệ vay nợ; tình trạng xã hội đen đòi nợ thuê...).
Việc tăng định mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể làm gia tăng thêm vi phạm pháp luật, tạo diễn biến xấu tình hình an ninh - trật tự xã hội. Nhóm nghiên cứu cảnh báo cơ quan soạn thảo cần đánh giá đầy đủ vấn đề này.
Đồng tình với phân tích của Nhóm nghiên cứu, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Trần Công Phàn cho rằng mức nâng định lượng chịu trách nhiệm hình sự từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng là "chưa thuyết phục".
Ông Phàn chỉ rõ, việc điều chỉnh mức định lượng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng mới thực hiện từ năm 2012. Cho đến thời điểm này, mức sống của nhiều người dân cũng mới chỉ ở tầm "định lượng" 2 triệu. Giữ quy định như hiện hành theo đó hợp lý hơn.
Cùng quan điểm này, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an băn khoăn, nâng mức định lượng với tài sản lên 5 triệu đồng, các hành vi phạm tội như trộm chó, trộm gà... sẽ không xử lý được. Mặc dù giá trị tài sản bị xâm phạm không lớn nhưng hành vi của các đối tượng trộm cắp vặt lại rất chuyên nghiệp, không ít vụ các đối tượng "cua" sạch cả chuồng gà của nhà dân nhưng liệu quy ra giá trị số gà có đủ mức 2 triệu đồng để xử lý không. Vậy nên việc cơ quan soạn thảo đề xuất đưa mức định lượng thấp nhất đã ở giới hạn 5 triệu thì... càng khó.
Một điểm sửa đổi đáng chú ý khác thể hiện trong dự thảo luật là quy định, hành vi đánh bạc từ 5 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, dự thảo quy định: người nào rủ rê, lôi kéo, chuẩn bị các công cụ, phương tiện hoặc có các hành vi tổ chức đánh bạc khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Theo đó, tổ chức đánh bạc trong cùng một lúc cho từ 10 người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc. Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20 triệu đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù 5 năm đến 10 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phát tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Dự thảo cũng quy định về hành vi gá bạc. Theo đó, người nào sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho người khác đánh bạc có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng và mức phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
P.Thảo
Theo Dantri
Bắt vụ vận chuyển 6 con mèo rừng quý Sau khi mua đươc 6 con meo rưng quy hiêm tư nhưng thơ săn ơ rưng, Oanh trên đương đi ban kiêm lơi thi bi canh sat âp tơi băt giư. Tang vât thu giư la 6 con meo rưng năng gân 20kg. Chiêu 18/3, tin tư Phong canh sat điêu tra tôi pham vê môi trương (PC 49) Công an Nghê An,...