Đề nghị xử kín Lê Văn Luyện vì tương lai bé Bích
“Các báo đưa thông tin ngày 30/3, trong phiên tòa xét xử phúc thẩm Lê Văn Luyện, cháu Trịnh Thị Ngọc Bích, nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ thảm sát tiệm vàng ở Bắc Giang sẽ tham dự. Luật sư Phạm Văn Huỳnh, người bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại cũng khẳng định điều này trên các tờ báo hàng đầu Việt Nam khiến tôi rụng rời.
Tương lai của bé sẽ ra sao? Thêm một lần nữa bé Bích phải đối diện với kẻ thủ ác, phải hồi tưởng lại cảnh bố mẹ và em ruột bị giết dã man thế nào.
Chúng ta hồi hộp tưởng mình đi tìm công lý mà không biết đang có thể giết chết tâm hồn một đứa trẻ”. – Chị Lê Thanh Mai (Kiến An, Hải Phòng) gửi thư nêu quan điểm tới Phunutoday và đề nghị đăng nguyên văn không biên tập.
1. Tôi dám khẳng định mình giống như hàng triệu người Việt có lương tri, chỉ cần nghe nói đến Lê Văn Luyện đã rùng mình ghê sợ bởi tội ác mà Luyện gây ra.
Trong phiên tòa sơ thẩm hắn lạnh lùng, rành rọt kể lại từng chi tiết gây án thế nào không một chút ân hận hay hối lỗi với gia đình bị hại.
Thậm chí, Luyện còn cười khểnh khi đi đi ngang qua hàng nghìn con mắt phẫn nộ đang đổ dồn về mình.
Cháu Bích sẽ phải đối diện tên giết người dã man này trước hàng trăm ống kính máy ảnh?
Hàng triệu người lớn chúng ta bị sốc vì sự dã man, băn khoăn về câu hỏi nhân tính, tình người trong xã hội ngày nay.
Với người lớn ngoài cuộc còn thế, thử hỏi với Bích 9 tuổi trực tiếp chứng kiến đêm đẫm máu dù có sức chịu đựng rắn rỏi đến đâu, liệu cháu có vượt qua nổi cú sốc này?
Tôi tưởng tượng ra cảnh cháu Bích đối diện tên Luyện ngập ngừng đối chất, hàng trăm ống kính phóng viên chĩa vào như phiên sơ thẩm, nháy đèn chói mắt. Rồi hôm sau hàng nghìn tấm ảnh giăng khắp nơi từ báo giấy, báo hình khắp nước Việt này.
Tôi xót xa vì tôi cũng có con nhỏ như quý vị vậy. Con nhỏ ngây thơ, chúng ta đừng hai lần tô lại vết thương tâm hồn chúng.
Không phải chúng ta đi tìm công lý, có thể chúng ta vô tình đang làm điều ác!
Video đang HOT
2. Cònnếu nhất thiết phải có mặt cháu trong phiên tòa phúc thẩm này để tòa làm rõ những điều còn khuất tất thì tôi khẩn thiết đề nghị quý tòa xét xử kín để bớt đi nỗi đau cho cháu.
Đêm qua tôi có tìm hiểu điều 18 và 307 của Bộ luật tố tụng hình sự thì trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
Như vậy, về pháp lý chúng ta cũng có quyền làm điều tử tế.
Tòa vẫn đảm bảo công lý được thực thi, cái ác vẫn phải cúi mặt khuất phục cái thiện và sự hiếu kì không có chỗ trong phiên xử này.
3. Cần nói lại, trong phiên tòa này, sự đối mặt giữa Luyện và cháu Bích là đối diện của cái thiện và cái ác. Và một lẽ đương nhiên là ai cũng mong muốn thiện sẽ thắng ác. Nhưng thiện thắng ác không có nghĩa là phải tung hô, tường thuật trực tiếp hoặc một hình thức tương tự.
Bởi tội ác man rợ của Luyện ai ai cũng rõ. Nếu thêm một lần dư luận muốn chửi bới, nguyền rủa thì có thay đổi được gì nhiều, trong khi người phải gánh chịu hậu quả, người phải chịu đựng nỗi đau này không ai khác là đứa bé 9 tuổi.
4. Mọi người hãy đọc lại ngay, một số nhà tâm lý đã phân tích trên một số báo và cho rằng việc cho bé Bích tham dự phiên tòa sẽ có hệ quả như thế nào.
“Với một cháu bé phải trải qua cú sốc như thế này, chưa đủ ổn định về mặt tâm lý để đưa ra xét xử và việc để cháu tham dự phiên tòa như vậy cũng không nên”, Th.s Tâm lý Trần Bích Nga (giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Báo chí & Tuyên truyền) nhận định.
Bà Nga cũng có nói: “Việc để trẻ phải dự tòa, như những trường hợp như đưa đứa trẻ ra phiên tòa ly hôn của bố mẹ để nhận về bên nào vốn đã là không tốt cho trẻ.
Ở đây lại là phiên tòa xử án giết người, mà đặc biệt tội phạm lại là kẻ giết cả gia đình đứa bé thì không tốt về mặt tâm lý cho đứa trẻ. Việc này sẽ khơi lại cho cháu bé ký ức kinh hoàng về sự việc.
Thứ hai, lại một lần nữa cháu bé phải chứng kiến hình ảnh của tên giết người, dễ khiến cháu bé bị ám ảnh cả cuộc đời, khiến cháu không thể quên được hình ảnh tên tội phạm đó. Trong kí ức đứa trẻ 8 – 9 tuổi phải chứng kiến những sự việc như thế sẽ không tốt cho sự phát triển về mặt tâm lý, tinh thần của đứa trẻ về sau”.
Cho rằng, việc để cháu Bích tham gia hay không tham gia phiên tòa là quyết định của tòa án và gia đình nạn nhân, tuy nhiên bà Nga phân tích: “Nhưng đôi khi họ mới chỉ tính được việc trước mắt, đưa nhân chứng ra để lấy lời khai… mà chưa tính đến những hậu quả lâu dài, những hậu quả tâm lý chỉ đứa trẻ gánh chịu.
Theo tôi, với trẻ nhỏ về mặt nhận thức chưa được đầy đủ, lại mới phải gánh chịu cú sốc lớn như trường hợp của cháu Bích thì tốt nhất là không nên tham gia phiên tòa sắp tới vì nó chỉ khiến đứa trẻ thêm đau lòng thôi. Thậm chí còn gây sốc trong tâm lý của trẻ, khơi dậy cú sốc đó.
Ngay cả với một số phiên tòa xử tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên… người ta cũng hạn chế không đưa trẻ là nạn nhân tham gia các phiên tòa vì lo ngại ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Thường có rất nhiều đứa trẻ phải tham gia trị liệu tâm lý sau những vụ việc như thế này”.
Hay như chuyên gia tâm lý Lê Khanh – Phòng khám Tâm lý trẻ em & gia đình băn khoăn: “Nếu tham gia xét xử, thì không khí tòa, cách đặt câu hỏi mang tính truy vấn của tòa, bắt buộc khiến đứa trẻ nhớ lại ký ức mà trẻ đã trải qua…. nếu không khéo sẽ làm đứa trẻ sống lại cái cảm giác, giai đoạn mà nó từng trải qua, khiến đứa trẻ nhớ sâu hơn những chuyện đó và bị ám ảnh về tội ác mà nó phải chứng kiến.
Về lâu dài, đứa trẻ có thể trở nên nhút nhát hơn, thu mình hơn, cẩn trọng hơn trong cư xử với mọi người, không còn sự hồn nhiên được nữa”.
5. Một vụ án nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử, mà người phải chứng kiến và chịu đựng nỗi đau này là một cháu bé mới chỉ có 9 tuổi, thì những người làm luật, bảo vệ và thực thi pháp luật cũng cần phải xem xét cho cháu Bích vắng mặt hoặc xử kín.
Chắc mọi người vẫn nhớ, vụ án Sầm Đức Xương ở Hà Giang trong phiên sơ thẩm Tòa án cũng xét xử kín vì khi đó người bị hại chưa đủ 18 tuổi.
Không chỉ những vụ án dâm ô, hiếp dâm mới làm ảnh hưởng tương lai của trẻ mà một vụ án giết người ghê sợ như thế này cũng hằn lên vết thương lớn cho các cháu bé.
Điều tử tế nhất chúng ta có thể làm sau vụ án này không phải là hả hê nguyền rủa Lê Văn Luyện mà là bảo vệ tâm hồn một đứa trẻ. Cần làm nhất là không để cháu Bích đối diện tên Luyện tại tòa, còn nếu không được thì phải xử kín.
Vụ Sầm Đức Xương còn xử kín được, vậy hành động có thể có thể giết chết tâm hồn một cháu bé không lẽ chúng ta thờ ơ?
Theo Phunutoday
Sự kiên cường của bé Bích khi biết tin mất cả gia đình
Từ khi vụ thảm sát xảy ra, gia đình và người thân vẫn giấu cháu Bích chuyện bố mẹ và em cháu đã mất. Chỉ đến khi phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Văn Luyện diễn ra cách đây hơn 2 tháng (ngày 11/1/2012), cháu Bích mới biết sự thật thương tâm này.
Theo dự kiến, ngày 30/3 tới đây, Toà phúc thẩm TANDTC sẽ mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ trọng án giết người, cướp tài sản tại tiệm vàng Ngọc Bích (tại Phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) do sát thủ Lê Văn Luyện gây ra. Gần đây cũng có thông tin cho rằng, cháu Trịnh Thị Ngọc Bích - nạn nhân sống sót duy nhất sau thảm án đã biết rõ thông tin về những người ruột thịt nhất của mình đã bị thiệt mạng và sẽ tham dự phiên toà phúc thẩm. Vậy cuộc sống của Bích hiện nay ra sao và cháu có sẵn sàng có mặt ở phiên tòa sắp tới? Chị K - người mẹ thứ hai của cháu Bích đã có những tâm sự rất chân tình với PV Nguoiduatin.vn về cô con gái đặc biệt của mình.
Vế thương, nỗi đau dần bình phục và nguôi ngoai, bé Bích bình an bên người thân của mình.
"Mẹ yên tâm, con không xem đâu..."
Theo chị K, từ khi vụ thảm sát xảy ra, gia đình và người thân vẫn giấu cháu Bích chuyện bố mẹ và em cháu đã mất. Chuyện giấu sự thật đau lòng này không ngoài mong muốn cháu Bích mau chóng hồi phục sức khỏe và tâm lý. Chỉ đến khi phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Văn Luyện diễn ra cách đây hơn 2 tháng (ngày 11/1/2012), cháu Bích mới biết sự thật thương tâm này.
Chị K nhớ lại: "Lần trước gia đình về Bắc Giang tham dự phiên tòa sơ thẩm, chúng tôi cũng đưa cháu Bích đi cùng. Nhưng cảm thấy tâm lý và sức khỏe của cháu chưa ổn định nên gia đình không cho vào tòa. Cũng trong dịp đó, gia đình tôi có đến tham dự đám cưới một người bà con trong họ ở Bắc Giang. Trong đám cưới, có nhiều người dân ở quê vô ý hỏi tôi: "Nó biết bố mẹ và em bị chết chưa?". Bích cũng có mặt trong đám cưới nên nghe được câu nói này".
Hiện tại, cháu Bích được gia đình chị K xin cho vào học lớp 3 tại một trường quốc tế ở phía Nam. Chị K tâm sự: "Bích là đứa trẻ thiệt thòi quá nhiều, chúng tôi muốn bù đắp cho cháu được bằng bạn, bằng bè. Mặc dù cháu học trễ so với các bạn trong lớp gần 2 tháng, nhưng Bích vẫn theo kịp và đạt thành tích xuất sắc trong học kỳ vừa rồi. ở trường, Bích học cả Tiếng Việt và Tiếng Anh. Tay phải của Bích chưa thể cầm bút được, nên Bích chuyển sang cầm bút bằng tay trái và viết rất đẹp, đoạt giải thưởng viết chữ đẹp của trường".
"Vì cháu đoạt 3 bằng khen của trường, để động viên con, tôi lái ô tô đưa Bích ra biển chơi. Khi trên xe, tôi hỏi con gái: "Con học giỏi, mẹ rất vui. Bây giờ con thích gì, mẹ sẽ thưởng ngay!". Bích quay sang nói với tôi: "Con thích máy vi tính. Nhưng con biết vì sao mẹ không muốn cho con dùng máy vi tính. Mẹ nghĩ con sẽ xem chuyện gia đình nhà con qua máy vi tính... (mạng internet - PV) ". Nói đến đây, giọng cháu Bích chùng xuống, nghẹn lại. Rồi cháu nói tiếp: "Mẹ yên tâm, con không xem đâu. Con không thích nhắc đến chuyện buồn. Con muốn quên đi tất cả. Mẹ cứ mua máy vi tính cho con, con không bao giờ xem đâu"".
"Nghe con gái 8 tuổi nói như người lớn, tôi mua cho con gái một chiếc máy vi tính xách tay. Từ ngày có máy vi tính, Bích rất vui, giữ đúng lời hứa, không vào mạng đọc báo về vụ thảm sát gia đình mình do hung thủ Lê Văn Luyện gây ra. Thay vào đó, Bích lên mạng, lấy rất nhiều bài hát về gia đình, cha mẹ, đặc biệt là các trang nhật ký viết về cha mẹ, con cái. Cứ về đến nhà, ăn uống, học hành xong, cháu lại bật máy vi tính lên, mở những bài hát "tủ" về gia đình (những bài hát mà trước kia bố mẹ và em gái của Bích thích) nghe một cách khoan khoái...".
Cũng theo chị K cho biết, 3 tháng một lần, Bích phải bay ra Hà Nội gặp các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức để khám và theo dõi và tiếp tục điều trị bàn tay phải. Hiện tại, cánh tay phải của Bích vẫn đang trong quá trình phục hồi, chưa thể cầm nắm được như bình thường. Cánh tay trái cũng bị ảnh hưởng nên chỉ cầm được bút và những vật dụng nhẹ như ly nước. Nói chung, hàng ngày chị K vẫn phải tự tay chăm sóc, làm cho mọi việc, kể cả vệ sinh cá nhân, mặc quần áo cho cô con gái "đặc biệt" của mình. Mặc dù người giúp việc của gia đình có thể làm được những việc này, nhưng tình cảm mẹ con, chị K vẫn thích tự mình làm mọi việc giúp Bích.
Khi ở trường, Bích có một cô phục vụ riêng, luôn theo sát bên mình, giúp em trong mọi sinh hoạt hằng ngày. Trước đây, sau khi xuất viện Bích nặng 32 kg, do được chăm sóc chu đáo, hiện giờ cháu nặng 37 kg. Hàng ngày, Bích vẫn phải uống thuốc và có một bác sỹ vật lý trị liệu chữa trị 4 giờ/1 ngày (trưa 2 tiếng, tối 2 tiếng). "Thật sự cháu Bích bây giờ ít có thời gian để nghỉ ngơi. Các bác sỹ cho biết, nếu không tập luyện đều đặn và đúng phương pháp, cánh tay phải của cháu sẽ teo lại" - chị K cho biết.
Ước mơ trở thành nhà thiết kế...
Về việc sắp tới, cháu Bích có tham gia phiên toà phúc thẩm xét xử Lê Văn Luyện, chị K chân tình: "Chúng tôi đã suy nghĩ rất kỹ, nếu cho cháu Bích tham dự phiên tòa, sẽ mang lại được gì và mất cái gì. Mọi người đang muốn cháu quên đi tất cả quá khứ đau buồn của gia đình mà bản thân cháu từng chứng kiến. Bây giờ đưa cháu ra tòa làm nhân chứng, vô hình trung sẽ gợi lại quá khứ hãi hùng, đau thương của cháu và gia đình. Thứ nhất, tâm lý cháu chưa ổn định, rất có thể sẽ bị ảnh hưởng ghê gớm. Thứ hai, khi nghe lại toàn bộ vụ đâm chém, đầu óc cháu không như người lớn, làm sao có thể chịu đựng được...
Luật sư bảo vệ quyền và lời ích hợp pháp cho gia đình cũng muốn đưa cháu ra tòa làm chứng, nhưng chưa chắc gia đình cho cháu đi Bắc Giang tham dự phiên tòa phúc thẩm. Ngoài ra, bác sỹ tâm lý khuyên gia đình không nên cho Bích tham dự phiên tòa phúc thẩm ngày 30/3 tới đây. Bởi vì trước ống kính máy ảnh của nhà báo, nghe Tòa luận tội kể lại vụ thảm sát đẫm máu, e rằng cháu Bích sẽ không thể chịu nổi. Hơn nữa, lúc này thần kinh cháu chưa ổn định, thỉnh thoảng cháu còn khóc cả nửa ngày liền. Những ngày cháu đi học thì không sao, nhưng trong những ngày nghỉ đi học (Thứ 7, Chủ nhật) cháu thường ngồi trong phòng khóc một mình. Những lúc đó, Bích nhớ về gia đình, nhớ bố mẹ, nhớ em lắm...".
Khi PV Nguoiduatin.vn hỏi cháu Bích hiện giờ có mong muốn, ước mơ điều gì, chị K phấn chấn hẳn lên: "Con tôi có ước mơ đẹp lắm. Bích ước mơ lớn lên trở thành một tiến sĩ thiết kế nhà đẹp. Học ở trường quốc tế này, học sinh học hết lớp 12 sẽ được tạo điều điện ra nước ngoài học tiếp đại học. Hướng của gia đình sẽ cho Bích đi du học ở nước ngoài. Bản thân cháu cũng muốn đi học ở nước ngoài". Cầu chúc cho cô bé này sẽ hạnh phúc trong vòng tay nhân ái vô bờ của những người thân trong gia đình và mọi người.
Khóc cả ngày khi biết hung tin Chị K, người mẹ thứ hai của cháu Bích kể: "Khi đưa cháu về quê ở Lục Nam (Bắc Giang), xe ô tô đi qua phố Sàn, Bích nói với tôi: "Mẹ ơi, đi chầm chậm thôi, cho con nhìn nhà con một chút". Tôi nói với cháu: "Con muốn vào nhà con không, để mẹ đỗ xe lại?". Bích đáp nhanh: "Không, con sợ lắm! Mẹ đi chầm chậm là được rồi". Xe đi qua nhà, Bích thở dài... Hôm mồng 2 Tết Nhâm Thìn vừa qua, Bích hỏi tôi: "Mẹ ơi, con hỏi thật, bố mẹ và em gái con đã bị giết chết rồi, phải không?". Nghe cháu nói, tôi thấy đau nhói trong lòng. Tôi hỏi cháu: "Nếu bố mẹ con và em không còn, con có buồn không?". Bích nghẹn ngào nói: "Con buồn lắm!". Bích khóc cả ngày hôm đó. Không khí Tết trong gia đình trầm xuống. Nhìn Bích ngồi khóc nức nó, tôi cũng không kìm lòng được nhưng vẫn cố động viên: "Bố mẹ con không còn, con còn có mẹ. Mỗi người một số phận, mẹ sẽ chăm sóc, thương yêu con suốt đời". Rồi hai mẹ con ôm nhau khóc tức tưởi, khóc như bao giờ được khoác...".
Theo Nguoiduatin
Bắc Giang: 5 "điểm mờ" xác định đồng phạm của Lê Văn Luyện cần làm rõ Trước phiên tòa phúc thẩm xét xử sát thủ Lê Văn Luyện diễn ra vào ngày 30/3, luật sư Trần Chí Thanh - Văn phòng luật sư Tâm Đức đã đưa ra 5 "điểm mờ" xác định đồng phạm gây án cùng Lê Văn Luyện cần phải được phiên phúc thẩm làm rõ. Trao đổi với PV Dân trí sáng 11/3, luật sư...