Đề nghị xếp hạng đền thờ ông Hoàng Mười là di tích quốc gia
Đền ông Hoàng Mười (Nghệ An) là địa điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo người dân cả nước song chưa được công nhận di tích quốc gia.
Tại hội thảo giá trị lịch sử, văn hóa đền thờ ông Hoàng Mười, Giáo sư Vũ Minh Giang (Phó chủ tịch hội đồng di sản) cho rằng dù có ít tư liệu lịch sử ghi nhận về giá trị của khu di tích đền ông Hoàng Mười song đây là một di tích có sức sống mãnh liệt trong lòng nhân dân, quanh năm thu hút rất đông du khách thập phương. Vì thế, di tích này xứng đáng được được đề nghị xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Giáo sư Trương Quốc Bình (Hội đồng di sản văn hóa quốc gia) đánh giá: “Biểu tượng ông Hoàng Mười gắn với biểu tượng tôn vinh những vị anh hùng xứ Nghệ, những người có công khai phá xứ Nghệ”.
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Thờ Mẫu xuất phát từ tập quán thờ mẹ, thờ bà, thờ cô nhằm suy tôn các nữ thần, ngoài ra còn thờ nam thần, điển hình là ông Hoàng ở nhiều tỉnh thành phố.
Đền ông Hoàng Mười được xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Báo Nghệ An
Theo ông Bình, đền ông Hoàng Mười được xây dựng từ thế kỷ 17, trải qua lịch sử đã bị phá hủy. Năm 1995 đền được xây dựng lại, giờ trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi trội của tỉnh Nghệ An. Ông cũng đề nghị xem xét ngành văn hóa xếp hạng khu di tích quốc gia đặc biệt, xây dựng trung tâm văn hóa du lịch của Nghệ An.
Theo bà Phan Thị Anh (Sở Văn hóa và thể thao Nghệ An), đền ông Hoàng Mười được Nghệ An xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ năm 2002. Di tích này được xây dựng năm 1634 ở vị trí cảnh quan đẹp, đắc địa có hình tượng đầu một con hạc được tạo thành bởi dòng sông Mộc và sông Vĩnh.
Video đang HOT
Trải qua lịch sử, đền bị hư hỏng, được phục dựng lại theo quy mô truyền thống, gồm tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu. Tại đền có giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.
Nét đặc sắc của đền Hoàng Mười là giá trị văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, là nơi thờ Quan Hoàng Mười và các vị thần thuộc hệ thống đạo Mẫu Tứ Phủ của Việt Nam.
Ông Hoàng Mười là nhân vật huyền thoại, được giáng trần để giúp đời. Người dân xứ Nghệ cũng lưu truyền các truyền thuyết về lai lịch, thân thế, sự nghiệp của ông Hoàng Mười với những nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam (như Uy Minh vương Lý Nhật Quang – con trai vua Lý Thái Tổ, Cương Quốc công Nguyễn Xí – một người con xứ Nghệ từng tham gia nghĩa quân Lê Lợi chống quân xâm lược nhà Minh…).
Hàng năm, khu di tích Đền Ông Hoàng Mười thường đón hàng trăm nghìn du khách vào mùa lễ hội.Để bảo tồn khu di tích, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án “Bảo tồn, tôn tạo và mở rộng di tích lịch sử văn hóa đền ông Hoàng Mười”, với tổng diện tích xây dựng 13,68 ha, bao gồm 4 khu vực: khu tâm linh, khu dịch vụ, khu lễ hội và khu cây xanh cảnh quan.
Dự án được thực hiện đến năm 2020 với tổng mức đầu tư trên 60 tỷ đồng, kinh phí chủ yếu là nguồn công đức và xã hội hóa. Đến thời điểm này, dự án đã đi được nửa chặng đường.
Đoàn Loan
Theo VNE
'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' thành di tích quốc gia
Hải Vân quan nằm giữa ranh giới TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia.
Chiều 24/5, trên đỉnh đèo Hải Vân, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã trao bằng xếp hạng Di tích quốc gia Hải Vân quan cho UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Đặng Thị Bích Liên trao bằng Di tích quốc gia Hải Vân quan cho chính quyền Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Nguyễn Đông.
Di tích nằm trên phần đất của thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
Hai Vân quan còn có tên là Ải Vân (vì trước đây là một cửa ải), la cụm bố phòng quân sự vơi hệ thống thành lũy, nhà kho, pháo đài thần công... nằm trên đường thiên lý Bắc Nam, ở độ cao 490 m so với mực nước biển.
Theo sử sách, Hải Vân quan xây từ đời nhà Trần và được trùng tu vào thời nhà Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7, 1826). Cửa nhìn về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân quan", còn cửa nhìn về Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".
Dươi triều Nguyên (triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam), Hai Vân quan la cưa ai quan trong, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía nam nên luôn có binh sĩ cùng vũ khí quy mô trấn giữ.
Năm 1835, vua Minh Mạng đã cho khắc Hải Vân quan cùng với sông Vĩnh Điện và cửa Hàn Giang lên Dụ Đỉnh để làm quốc bảo. Nơi đây cũng ghi dấu ấn nhiều trận đánh giữ nước.
Trải qua nhiều thăng trầm, Hải Vân quan bị xâm hại, xuống cấp và nằm hoang phế do chồng lấn địa giới giữa Đà Nẵng và Huế. Một tháng trước, lần đầu tiên giám đốc Sở Văn hóa hai địa phương đã bắt tay nhau cứu Hải Vân.
Lãnh đạo hai địa phương Đà Nẵng và Huế cùng cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích Hải Vân quan. Ảnh: Nguyễn Đông.
Sau lễ công bố và đón nhận bằng Di tích quốc gia, UBND TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký bản ghi nhớ phối hợp quản lý di tích, đồng thời cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích Hải Vân quan.
Theo đó, hai địa phương sẽ thành lập tổ công tác liên ngành bảo vệ, phát huy giá trị di tích; dựng biển giới thiệu về di tích và bản đồ khoanh vùng bảo vệ; giới thiệu, quảng bá hình ảnh; dọn vệ sinh, cảnh quan môi trường xung quanh...
Hai địa phương sẽ cùng nhau hoàn thiện hồ sơ khoa học di tích Hải Vân quan để báo cáo, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Chính phủ xếp hạng Hải Vân quan là Di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Bí thư Quảng Ngãi bác đề xuất đổ cát tạo bãi tắm tại Hang Câu Chiều 14.5, trong chuyến công tác tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cùng các cấp sở ngành của tỉnh, ông Lê Viết Chữ - Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi - đã đến kiểm tra Hang Câu - một trong những Di tích thắng cảnh quốc gia của địa phương này. Tại đây, cùng với ý kiến, tâm tư của người dân...