Đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang và đồng phạm
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện KSND (VKS) cùng cấp đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang và đồng phạm.
Cơ quan công an đọc lệnh bắt ông Tất Thành Cang. ẢNH: CTV
Ngày 12.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM (PC03) vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án ‘vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí’, chuyển VKS cùng cấp, đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang (nguyên Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020) và đồng phạm.
Theo đó, ông Tất Thành Cang bị đề nghị truy tố tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Kết luận điều tra (KLĐT) thể hiện, ông Tất Thành Cang sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương để Văn phòng Thành ủy TP.HCM được biểu quyết chấp thuận phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ tại Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), gây thiệt hại số tiền lớn cho nhà nước.
Theo KLĐT, SADECO là công ty con của Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC; doanh nghiệp 100% vốn nhà nước với vốn điều lệ khoảng 2.900 tỉ đồng). SADECO vào thời điểm năm 2015 có vốn điều lệ khoảng 170 tỉ đồng. SADECO được xem là doanh nghiệp “đẻ trứng vàng” cho IPC; bởi năm 2016 lợi nhuận sau thuế lên tới hơn 153 tỉ đồng, trong khi doanh thu thuần chỉ hơn 290 tỉ đồng; đến năm 2017 có doanh thu hơn 265 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 111 tỉ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức hằng năm của SADECO có lúc lên đến 40%. Tuy nhiên, vào thời điểm “đỉnh cao” lợi nhuận, cũng chính là lúc tài sản nhà nước tại SADECO bị lũng đoạn, tư nhân “thâu tóm” với sự “can dự” trực tiếp của “bộ sậu” lãnh đạo chủ chốt IPC, SADECO, một số cán bộ Văn phòng Thành ủy TP.HCM có liên quan và ông Tất Thành Cang.
Video đang HOT
Trên cơ sở đề xuất của Tổng giám đốc SADECO là Hồ Thị Thanh Phúc (đã bị khởi tố, bắt giam), ngày 24.4.2017, nhóm đại diện quản lý vốn nhà nước đã trình lãnh đạo Văn phòng Thành ủy TP.HCM phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ SADECO. Ngày 28.4.2017, Văn phòng Thành ủy TP.HCM có tờ trình xin chủ trương Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang về phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại SADECO.
Căn cứ bút phê “đồng ý” trên tờ trình, Văn phòng Thành ủy TP.HCM ban hành Thông báo số 495-TB/VPTU ngày 18.5.2017 (do bị can Phạm Văn Thông lúc đó là Phó chánh Văn phòng Thành ủy ký; cũng đã bị khởi tố), thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Tất Thành Cang về phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược (Công ty Nguyễn Kim) để tăng vốn điều lệ tại SADECO. Sau khi phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược (9 triệu cổ phần với tổng trị giá 360 tỉ đồng), tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông nhà nước tại SADECO giảm từ 62,8% xuống chỉ còn 41% (trong đó tỷ lệ sở hữu vốn của IPC từ 44% giảm xuống chỉ còn 28,8%), trong khi Công ty Nguyễn Kim chiếm tỷ lệ chi phối tại SADECO là hơn 54% vốn điều lệ.
Theo CQĐT, quá trình chọn cổ đông chiến lược không được báo cáo đầy đủ, minh bạch, đánh giá không đúng năng lực thực tế của đối tác chiến lược, giá phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược không đúng thực tế giá trị tài sản và tiềm lực công ty, không có căn cứ pháp lý, không đảm bảo lợi ích của SADECO cũng như cổ đông hiện hữu… Do đó, việc phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược (Công ty Nguyễn Kim) với “giá bèo”, không thông qua thẩm định đấu giá, đã gây thiệt hại 208 tỉ đồng.
Chủ tịch Tổng công ty Xi măng bị tố liên quan vụ lừa đảo 291 tỷ?
Bị cáo khai trong số hàng trăm tỷ đồng lừa đảo được, đã đưa cho ông Bùi Hồng Minh - Chủ tịch VICEM hơn 129 tỷ đồng để "kinh doanh".
Bị cáo Nguyễn Thị Lan tại tòa.
Hàng chục người mắc bẫy
Ngày 11/1, TAND TP Hà Nội xét xử Nguyễn Thị Lan (SN 1974, ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo truy tố, Lan không có nghề nghiệp ổn định nhưng lại nói với nhiều người việc mình có quan hệ với ông Bùi Hồng Minh - Tổng GĐ và hiện là Chủ tịch Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM).
Lan khẳng định mình có thể mua máy móc sản xuất xi măng, thạch cao... theo cách "ngoại giao" và bán lại với giá cao hơn. Sau đó, bị cáo nói với mọi người mình thiếu vốn để làm việc này, dụ họ đưa tiền và hứa khi mua bán thành công sẽ trả tiền gốc kèm số lãi theo tỷ lệ góp vốn mua.
Phía truy tố xác định, Lan còn lập tài khoản Zalo mang tên "Buiminh" và giới thiệu đây là nick của ông Bùi Hồng Minh. Bị cáo dùng tài khoản này, giả mạo ông Minh nhắn tin cho các bị hại; lập hợp đồng mua bán hàng hóa khống... nhằm tạo sự tin tưởng.
Bằng thủ đoạn này, Nguyễn Thị Lan đã lừa đảo, chiếm đoạt của 31 bị hại hơn 291 tỷ đồng. Trong đó, người ít nhất bị lừa vài chục triệu đồng, người nhiều nhất lên tới hơn 100 tỷ đồng. Thậm chí, bị cáo còn lừa từng nhóm bị hại là người quen của nhau; lừa cả chị nuôi của mình...
Trong vụ, ông Nguyễn Sỹ An (SN 1965, ở Nghệ An) bị xác định đã làm các hợp đồng mua bán hàng hóa khống để bị cáo Lan sử dụng, lừa đảo tiền từ các bị hại và sau đó, Lan đưa lại cho ông An gần 43 tỷ đồng.
Ông An phủ nhận việc cầm tiền từ Lan và khai, bản thân có quan hệ "bồ bịch" với Lan, có cho bị cáo vay tiền. Lan sau đó nhờ ông làm hợp đồng khống nhằm cho mọi người xem, để họ cho rút vốn mua bán gỗ. Cơ quan truy tố cho rằng ông An không đồng phạm với Lan trong việc lừa đảo.
Về số tiền chiếm đoạt bất chính, Nguyễn Thị Lan khai đưa cho ông Bùi Hồng Minh hơn 129 tỷ đồng để kinh doanh, việc này có 2 phụ nữ khác biết. Tuy nhiên, ông Minh và người liên quan nói không có việc này nên không bị xử lý.
Quá trình xảy ra vụ án, một số bị hại cho biết có nam giới tự xưng là ông Minh gọi điện cho họ, nói không được áp lực đòi tiền Lan. Điều tra làm rõ, số điện thoại này của ông Nguyễn Xuân Giỏi hàng xóm bị cáo Lan. Ông Giỏi có cho Lan mượn một số lần nên cơ quan điều tra không xử lý ông.
"Tin lên chức sẽ trả tiền"
Tại tòa, bị cáo Lan tái khẳng định có quen biết với ông Minh và đã đưa cho vị này hơn 129 tỷ đồng, cho rằng mình không có mục đích lừa đảo. Lan nói: "Bị cáo rất có niềm tin vào anh Minh. Bị cáo không nói với bị hại là huy động tiền cho anh Minh vì cương vị của anh lúc đó rất nhạy cảm".
Lan tiếp lời: "Bị cáo tin anh Minh lên chức xong sẽ trả tiền cho mọi người. Ở góc độ nào đó trong vụ, bị cáo cũng là nạn nhân vì có niềm tin anh Minh sẽ trả tiền để mình hoàn trả cho anh em bạn bè. Bị cáo không có tài liệu chứng cứ gì chứng minh đưa tiền cho anh Minh".
Về quan hệ của mình với ông Minh, bị cáo khẳng định hàng xóm Nguyễn Xuân Giỏi biết vì có lần 3 người trên ô tô, ông Minh mượn điện thoại ông Giỏi để gọi cho các bị hại trong vụ, yêu cầu không được đòi tiền Lan.
Bị cáo khai: "Lúc đó, các bị hại ép bị cáo nên bị cáo nhờ anh Minh đứng ra. Anh Minh nói không mang điện thoại nên mượn điện thoại của anh Giỏi. Các lần sau, bị hại vẫn đòi tiền nên anh Minh bảo anh Giỏi 'thôi chú diễn tiếp hộ anh' - tức anh Giỏi vờ là anh Minh để nói chuyện. Anh Giỏi không được nhận tiền từ bị cáo nhưng được anh Minh hứa cho một số gói thầu xây dựng". Tuy nhiên chủ tọa đã công bố lời khai của ông Giỏi, thể hiện ông nói không quen biết ông Bùi Hồng Minh.
Trong vụ, một số bị hại còn tố cáo ông Bùi Công Trình (SN 1976) và theo họ, ông Trình là Phó giám thị một trại giam nhưng vờ làm giám đốc tài chính của VICEM để cùng bị cáo Lan lừa đảo.
Ngày mai (12/1), tòa tiếp tục làm việc.
Người đàn bà U50 bị nhân tình "dắt mũi" trong vụ lừa đảo xuất khẩu lao động Quen biết qua mạng rồi cặp kè với người đàn ông kém tuổi, Bình sau đó còn nhất nhất làm theo chỉ đạo của nhân tình khi lừa đảo nhiều người muốn ra nước ngoài lao động. Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố hai bị can Trần Thanh Thứ (SN 1975) và Tạ Thị Thu Bình (SN...