Đề nghị truy tố nguyên giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM liên quan đến SAGRI
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 19 bị can liên quan đến vụ sai phạm xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn ( SAGRI).
Từ trái qua: ông Hồ Văn Ngon, ông Dư Huy Quang và bà Lê Thị Diệp Cẩm – Ảnh: Công an cung cấp
Trước đó, ông Lê Tấn Hùng và 15 bị can bị đề nghị truy tố về các tội tham ô tài sản, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí. Sau đó, Viện KSND tối cao đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.
Ngày 21-5-2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố thêm 3 bị can là Hồ Văn Ngon (nguyên phó tổng giám đốc SAGRI), Dư Huy Quang (nguyên giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM), Lê Thị Diệp Cẩm (nguyên phó trưởng phòng nhân sự hành chính SAGRI) về các tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, che giấu tội phạm.
Theo kết luận điều tra bổ sung, ông Hồ Văn Ngon với vai trò là thành viên HĐTV SAGRI, biết việc chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 là chuyển nhượng vốn, tài sản nhà nước, phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, phải tiến hành thẩm định giá… nhưng vẫn biểu quyết đồng ý tại các phiếu lấy biểu quyết về chủ trương và giá trị chuyển nhượng.
Việc biểu quyết đồng ý đã tạo điều kiện giúp ông Lê Tấn Hùng ký văn bản đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận chuyển nhượng, ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án này cho Tổng công ty Phong Phú với tổng số tiền 168 tỉ đồng trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước 672 tỉ đồng (tại thời điểm khởi tố vụ án).
Đối với ông Dư Huy Quang, kết luận điều tra cho rằng ông Quang là người được đào tạo về chuyên ngành luật, có trình độ hiểu biết và nhiều năm công tác về lĩnh vực đất đai, biết rõ quy định pháp luật về đăng ký biến động quyền sử dụng đất.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin đăng ký biến động về quyền sử dụng đất đã không làm tròn trách nhiệm của giám đốc văn phòng đăng ký đất đai, không kiểm tra hồ sơ, chuyển nhượng toàn bộ dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 cho Tổng công ty Phong Phú, ký xác nhận biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ SAGRI chuyển nhượng cho Công ty Phong Phú, tạo điều kiện để ông Lê Tấn Hùng và các đồng phạm hoàn thành việc chuyển nhượng dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Video đang HOT
Bị can Lê Thị Diệp Cẩm với vai trò là phó trưởng phòng nhân sự hành chính, mặc dù không được tham gia trao đổi, không biết việc ông Hùng cùng các đồng phạm bàn bạc việc lập, ký khống 10 hợp đồng tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài năm 2016 để tham ô hơn 13 tỉ. Nhưng bà Cẩm đến Công ty CP du lịch Thanh niên xung phong nhận 3,1 tỉ đồng, sau đó đứng tên mở sổ tiết kiệm 3,1 tỉ. Từ tháng 1 đến tháng 4-2017, bà Cẩm đã rút hết số tiền này đưa cho bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (trưởng phòng nhân sự hành chính).
Tháng 6 và 7-2017, đoàn thanh tra TP.HCM thanh tra toàn diện SAGRI, để che giấu sai phạm, bà Mai đã chỉ đạo bà Cẩm và các nhân viên khác soạn thảo tờ trình, biên bản để hợp thức, hoàn thiện hồ sơ hợp đồng tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài năm 2016 để cung cấp cho đoàn thanh tra, che giấu hành vi phạm tội của Lê Tấn Hùng và đồng phạm.
Kêt luận điều tra cho rằng hành vi của bà Cẩm chưa đủ yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản nhưng đủ yếu tố cấu thành tội che giấu tội phạm.
Nhà nước thiệt hại 672 tỉ đồng
Kết luận điều tra cho rằng hành vi của ông Lê Tấn Hùng và các đồng phạm gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn cho ngân sách nhà nước trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng khu đất diện tích 36.676m tại phường Phước Long B, quận 9.
Để nhận chuyển nhượng toàn bộ dự án, Công ty Phong Phú trả cho SAGRI 192 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước 348 tỉ đồng tại thời điểm chuyển nhượng dự án và 672 tỉ đồng tại thời điểm khởi tố vụ án.
Theo đó, hậu quả, thiệt hại và thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước do hành vi phạm tội của các bị can gây ra là 672 tỉ đồng. Trong đó, thiệt hại làm căn cứ xử lý hình sự là 348 tỉ, thiệt hại để xem xét trách nhiệm dân sự là 672 tỉ.
Chiều nay tuyên án bị cáo Vũ Huy Hoàng và đồng phạm
Sau thời gian nghị án dài ngày, chiều nay (29/4), TAND TP Hà Nội sẽ ra phán quyết đối với bị cáo Vũ Huy Hoàng (SN 1953, trú tại phường Phạm Đình Hồ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công thương, Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và TP Hồ Chí Minh gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.
Trước đó, khi luận tội các bị cáo, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà khẳng định, trong vụ án này, bị cáo Vũ Huy Hoàng và các bị cáo khác đã không minh bạch khi chuyển nhượng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp dẫn tới hơn 6.000m 2 đất vàng tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) bị tư nhân thâu tóm, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn.
Trước đây, Sabeco là doanh nghiệp Nhà nước, rồi là công ty cổ phần có vốn Nhà nước thuộc Bộ Công thương quản lý. Sau khi được giao sử dụng khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, Sabeco đã thành lập liên doanh nhằm xây dựng tòa nhà khách sạn, văn phòng tại khu đất này và được UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận.
Năm 2012, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước phải thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Tuy nhiên, bị cáo Vũ Huy Hoàng (khi đó là Bộ trưởng Bộ Công thương) và các bị cáo là cấp dưới của bị cáo Vũ Huy Hoàng bỏ qua yêu cầu này khi tiếp tục chỉ đạo Sabeco thực hiện đầu tư xây dựng tại khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng. Khu đất này có giá trị thực tế hơn 3.816 tỷ đồng và việc chuyển nhượng khu đất thuộc sở hữu Nhà nước sang tư nhân khiến Nhà nước bị thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng.
Bị cáo Vũ Huy Hoàng và đồng phạm.
Đánh giá về vai trò của các bị cáo, đại diện Viện kiểm sát viên cho rằng, các bị cáo từng giữ các vị trí lãnh đạo, cán bộ chủ chốt ở Bộ Công thương, UBND TP Hồ Chí Minh và các Sở, ngành của TP Hồ Chí Minh có trình độ, hiểu biết trong lĩnh vực công tác.
Tuy nhiên, vì động cơ khác nhau, các bị cáo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài, cố ý vi phạm quy định về quản lý tài sản, đất đai của Nhà nước. Hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo bằng thủ đoạn lấy đất Nhà nước góp vốn liên doanh, rồi lại thoái vốn không minh bạch gây bức xúc trong xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào cơ quan quản lý Nhà nước. Từ những phân tích, đánh giá trên, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị HĐXX áp dụng hình phạt đối với các bị cáo như sau:
Đối với nhóm bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí":
1. Vũ Huy Hoàng từ 10-11 năm tù.
2. Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương) từ 7-8 năm tù.
Đối với nhóm bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai":
1. Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh) từ 5-6 năm tù.
2. Lâm Nguyên Khôi (cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh) từ 4-5 năm tù.
3. Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh) từ 4-5 năm tù.
4. Lê Văn Thanh (cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh) từ 3-4 năm tù.
5. Lê Quang Minh (cựu Trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh) từ 3-4 năm tù.
6. Nguyễn Thanh Chương (cựu Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh) từ 3-4 năm tù.
7. Trương Văn Út (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh) từ 3-4 năm tù.
8. Nguyễn Lan Châu (cựu chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh) từ 2-3 năm tù.
Ngoài đề nghị hình phạt tù, đại diện Viện kiểm sát còn đề nghị HĐXX yêu cầu UBND TP Hồ Chí Minh huỷ bỏ quyết định cho thuê đất và các văn bản liên quan trái pháp luật đối với khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh), đồng thời giao cho UBND TP Hồ Chí Minh thực hiện việc xử lý khu đất này theo đúng quy định của pháp luật.
Khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 03 bị can tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ án "Tham ô tài sản", "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - Trách nhiệm...