Đề nghị truy tố hàng loạt cựu cán bộ hải quan ký khống tờ khai
46 bị can trong đó có 31 bị can nguyên công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 – Hải quan TP.HCM và Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cơ quan CSĐT – Công an TP.HCM vừa chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND TP truy tố 46 bị can trong vụ án Lê Dũng, Trần Thị Bích Tuyền, Hứa Châu cùng đồng phạm can tội “buôn lậu”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “đưa hối lộ”, “môi giới hối lộ”, “ lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại TP.HCM và tỉnh An Giang.
Theo kết luận điều tra, tháng 9.2013, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan kiểm tra 2 container của Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn (trụ sở P.Bến Thành, Q.1) do Lê Dũng làm giám đốc ghi trong tờ khai xuất khẩu mặt hàng thuốc lá điếu hiệu Craven A, trọng lượng 3.000 thùng, trị giá hơn 23 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế xác định, hàng chứa trong 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng, trị giá 190 triệu đồng. Trong lúc Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam đang thực hiện kiểm tra thì Hứa Châu (nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM MTV Lâm Kim Ngọc) cung cấp hơn 2.000 thùng thuốc lá, đóng vào 2 container nhằm vận chuyển đến Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 để đánh tráo 2 container đang bị kiểm tra. Tuy nhiên, hành vi đánh tráo được phát hiện kịp thời.
Quá trình điều tra xác định, Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn có 51% vốn của nhà nước. Lợi dụng chính sách thông thoáng trong việc quản lý hàng xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu cũng như hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp, Trần Thị Bích Tuyền (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và Công ty TNHH Đại Bắc Tài) tìm cách móc nối với Lê Dũng, Hứa Châu lập hồ sơ mua bán, xuất khẩu hàng hóa giả tạo để chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng tiền hoàn thuế.
Video đang HOT
Đáng chú ý, liên quan đến vụ án này có 3 bị can nguyên công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 – Hải quan TP.HCM bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm là Nguyễn Tiến Lộc, Lê Hà và Đinh Văn Trí. 28 bị can còn lại là cán bộ, công chức tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang), trong đó có nguyên Chi cục trưởng Nguyễn Văn Biên có hành vi chỉ đạo ký khống 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá cho Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn để nhận hơn 265 triệu đồng; nguyên Phó chi cục trưởng Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công chỉ đạo ký khống 120 tờ khai để nhận gần 117 triệu đồng…
Phan Thương
Theo Thanhnien
Luật sư đề nghị trả hồ sơ đại án Agribank mất nghìn tỷ
Bào chữa cho nguyên giám đốc Agribank Nam Hà Nội, luật sư cho rằng các bị can nước ngoài có tài khoản 80 triệu USD nên cần trả hồ sơ để truy thu, chiết khấu cho thân chủ.
Sau đề nghị mức án của cơ quan công tố, chiều 25/12 phiên xử các bị cáo nguyên là cán bộ Agribank và hải quan tiếp tục với phần bào chữa.
Cựu tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân là một trong 5 bị cáo được bào chữa. Theo luật sư, khi nâng quyền phán quyết tín dụng cho Agribank Nam Hà Nội, ông Tân được cấp dưới tham mưu, kiểm tra toàn bộ thủ tục về việc xin vay vốn. Bản thân ông Tân sau khi xem xét tài liệu đã chuyển lên HĐQT để quyết định. "Với tư cách tổng giám đốc, thân chủ tôi đã làm hết trách nhiệm", luật sư trình bày và cho hay, thân chủ không thể nào biết được đây là thủ đoạn của nhóm bị can lừa đảo.
Luật sư cho rằng thân chủ có sai sót trong quá trình giải quyết nâng quyền phán quyết và cho vay ngoại tệ. Việc nhận 310.000 USD do Lương chuyển, thân chủ chỉ biết là quà biếu của chi nhánh. Luật sư đề nghị xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm cho cựu tổng giám đốc.
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho cựu tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân.
Bà Phạm Thị Bích Lương, nguyên giám đốc Agribank Nam Hà Nội có 5 luật sư bảo vệ. Luật sư Trần Hồng Phúc cho rằng, mức án cơ quan công tố đề nghị là quá nặng, không phù hợp với trường hợp vi phạm quy định cho vay và Lợi dụng chức vụ, bồi thường liên đới, đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Nữ luật sư đưa ra nhiều luận cứ để bảo vệ quan điểm. Bà Phúc "bật mí", trong một tài khoản tại Marốc có 80 triệu USD liên quan đến 5 bị can người nước ngoài. Việc truy thu này liên quan đến trách nhiệm liên đới của thân chủ và những bị cáo khác trong cáo buộc thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng của Agribank. "Nếu đối trừ khoản này thì các bị cáo chỉ liên đới bồi thường hơn 200 tỷ đồng", bà Phúc trình bày.
Luật sư cho rằng, cần đưa một số pháp nhân, cá nhân vào vụ án như Khu công nghiệp Ninh Bìn, công ty thẩm định giá mà Agribank Nam Hà Nội thuê để thẩm định 6 thương hiệu thời trang. Theo luật sư, từ việc thẩm định của công ty này mà Agribank Nam Hà Nội đã tin tưởng để cho hai công ty của Lê Minh Hiếu, bị cáo trong vụ án, vay tiền.
Tập trung bào chữa hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, luật sư Nguyễn Văn Chiến cho rằng, thân chủ chỉ giúp Enzo Việt vay tiền và thực hiện theo đúng quy định. Việc quy kết bà Lương cố ý làm trái quy định cho vay, gắn với động cơ quyền lợi, theo luật sư, dấu hiệu đặc trưng là động cơ cá nhân, nhưng tại thời điểm giải ngân, hành vi khách quan, các bị cáo thực hiện tất cả quy tắc chung của ngân hàng. 6 tháng sau, bị cáo Lê Minh Hiếu mới mang 3 tỷ đồng đến cảm ơn. "Trên thực tế, trước khi khởi tố vụ án, bản thân bị cáo đã mang một tỷ đồng trả cho Hiếu", ông Chiến nói.
Ba luật sư còn lại bào chữa cho bà Lương xoay quanh vấn đề trình tờ trình lên Tổng giám đốc Phạm Thanh Tân để xin nâng gia hạn tín dụng cho các công ty Lifepro Việt Nam và Vietmade.
Sau khi được 5 luật sư bảo vệ quyền lợi, bà Lương cũng tự bào chữa. Hội đồng xét xử dành nhiều thời gian để bị cáo trình bày. Cựu giám đốc Agribank cho rằng việc nâng mức hạn tín dụng cho các công ty trên không có động cơ cá nhân. Việc lập hồ sơ nâng mức phán quyết gửi lên Agribank theo bị cáo là đúng quy định đã được HĐQT chấp nhận. Việc cáo buộc của cơ quan công tố rằng bà không thẩm định, kiểm tra sát sao dẫn đến thiệt hại khoản tiền "khổng lồ" của Agribank, bị cáo phủ nhận: "Trách nhiệm thẩm định không thuộc chi nhánh".
Bà Lương trải lòng, dự án của các công ty trên là quá lớn. Trong quá trình cho vay, bị cáo bận nhiều việc. "Tôi không thể quán xuyến được thời gian trước đó, tôi rất tin cậy bị cáo Chử Thị Kim Hiền nói công ty của Lê Minh Hiếu làm ăn tử tế", bà Lương nói.
Sáng cùng ngày, đại diện VKS cáo buộc 18 bị cáo có hành vi như truy tố nên đề nghị tuyên phạt ông Tân tổng cộng 20-22 năm hai tội Lợi dụng chức vụ, Thiếu trách nhiệm; bà Lương, Hiền mỗi người 30 năm cùng tội Vi phạm quy định cho vay và Lợi dụng chức vụ; Kiều Trọng Tuyến (cựu phó tổng giám đốc Agribank) 3-4 năm tù; bị cáo Hoàng Anh Tuấn (nguyên ủy viên HĐQT Agribank) 6-7 năm tù. 8 bị cáo còn lại trong nhóm cán bộ Agribank bị VKS đề nghị phạt từ 2 đến 16 năm tù; Lê Minh Hiếu, giám đốc Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam và Vietmade 12-13 năm tù; 4 cựu cán bộ hải quan 30 đến 36 tháng tù.
Ngày mai, phiên toà tiếp tục phần bào chữa của gần 20 luật sư còn lại.
Việt Dũng
Theo VNE
Nguyên Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội bị đề nghị 30 năm tù Trong ngày xét xử sơ thẩm thứ 5 (25.12) đại án làm thất thoát gần 2.500 tỉ đồng ở Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội, Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án đối với 18 bị cáo. Bị cáo Lương bị đề nghị mức án 30 năm tù - Ảnh: Nam Anh Sáng nay (25.12), Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ...