Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn
Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đã thông đồng với các công ty cung cấp thiết bị y tế trong đấu thầu, thông thầu, “thổi giá” thiết bị y tế cao hơn thị trường nhằm trúng thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 53 tỷ đồng.
Ngày 31/12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội, đồng thời chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát nhân Tối cao, đề nghị truy tố ông Nguyễn Quang Tuấn cùng nhiều cựu lãnh đạo Bệnh viện Tim Hà Nội về cùng tội danh trên.
Các bị can cùng bị đề nghị truy tố gồm: Hoàng Thị Ngọc Hưởng – cựu Phó giám đốc; Nguyễn Thị Dung Hạnh – cựu kế toán trưởng; Đoàn Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh – cùng là cựu phó trưởng phòng phụ trách phòng vật tư. Ngoài ra, 7 bị can khác gồm các cựu lãnh đạo, nhân viên của Công ty Kim Hòa Phát, Công ty CP đầu tư và định giá AIC, Công ty cổ phần thiết bị y tế Hoàng Nga cũng bị đề nghị truy tố.
Theo kết luận điều tra, với vai trò quản lý, điều hành Bệnh viện Tim Hà Nội, Nguyễn Quang Tuấn đã thông đồng với các công ty cung cấp thiết bị y tế trong đấu thầu, để cho thiết bị đã bị nâng giá cao hơn thị trường trúng thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước.
Năm 2015, Phan Tuấn Đạt là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Giám đốc Công ty Kim Hòa Phát đã đặt vấn đề với bị can Nguyễn Quang Tuấn về việc cho bán “stent phủ thuốc” vào viện với đơn giá theo đề nghị của công ty. Đạt đã đề nghị Nguyễn Quang Tuấn được ký gửi stent vào Bệnh viện Tim Hà Nội trước khi thực hiện đấu thầu.
Video đang HOT
Đoàn Trọng Bình khi đó là thành viên hội đồng mua sắm, tổ thẩm định đấu thầu biết rõ việc ông Nguyễn Quang Tuấn đồng ý cho Công ty Kim Hòa Phát ký gửi stent cũng như bán thiết bị này vào bệnh viện theo giá công ty đề nghị. Để hợp thức hóa hồ sơ, dự toán cho các gói thầu năm 2016, Bình đã yêu cầu Công ty Kim Hòa Phát cung cấp thêm 3 báo giá của 3 đơn vị đối với mặt hàng stent và các mặt hàng can thiệp tim mạnh khác. Để trúng thầu, báo giá của Công ty Kim Hòa Phát có giá thấp nhất.
Những thủ đoạn trên đã khiến cho việc đấu thầu trở thành “cuộc chơi” của riêng Kim Hòa Phát và Bệnh viện Tim Hà Nội. Bên cạnh đó, danh mục cũng được chỉnh sửa lại là 807 mặt hàng có tổng trị giá gần 400 tỉ đồng để phù hợp với kế hoạch chi năm 2016.
Quá trình định giá, thẩm định và để hoàn thiện, hợp thức hóa hồ sơ, kế hoạch đấu thầu, Phó Giám đốc bệnh viện Hoàng Thị Ngọc Hưởng cùng với Bình thông đồng với Công ty thẩm định giá AIC “vẽ” những hồ sơ trái quy định. Những hành vi vi phạm trên của các bị can trong lãnh đạo Bệnh viện Tim Hà Nội được thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Quang Tuấn.
Bệnh viện Tim Hà Nội, Công ty Kim Hòa Phát, Công ty CP đầu tư và định giá AIC đã thông đồng về giá dự toán trong danh mục mua sắm và giá kế hoạch đấu thầu mặt hàng stent để đơn vị này tham gia dự thầu, nâng giá cao hơn thị trường, vi phạm quy định Luật giá, Luật đấu thầu”, kết luận nêu.
Bằng chiêu thức và thủ đoạn trên, trong năm 2017, nhiều gói thầu khác cũng được Nguyễn Quang Tuấn và các công ty, bị can có liên quan “phù phép” để Công ty Kim Hòa Phát trúng thầu, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 6,5 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, tại gói thầu số 5 cung cấp vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch năm 2016 và 4 gói chỉ định thầu rút gọn năm 2017, Nguyễn Quang Tuấn và lãnh đạo Công ty Hoàng Nga “hô biến” các thủ tục trái quy định để trúng thầu, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước hơn 47 tỉ đồng.
Tổng số tiền thiệt hại tại các gói thầu bị xác định có vi phạm, liên quan trách nhiệm của ông Nguyễn Quang Tuấn, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định là hơn 53,8 tỉ đồng.
Truy tố nhóm bị can buôn bán, vận chuyển vảy tê tê trị giá tiền tỷ
Biết rõ vảy tê tê là hàng hóa bị Nhà nước cấm buôn bán lưu thông trên thị trường Việt Nam, nhưng các bị can đã thực hiện hành vi buôn bán, môi giới, vận chuyển trái phép nhằm mục đích kiếm lời.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Hoàng Thị Hiền Phương (SN 1984, ở Thường Tín), Nguyễn Thị Chính (SN 1988), Nguyễn Thị Hà (SN 1988) và Nguyễn Văn Sự (SN 1980, đều ở Vĩnh Phúc) vì liên quan đến vụ buôn bán, vận chuyển vảy tê tê với số lượng lớn.
Các bị can Chính, Phương, Hà bị truy tố về tội Buôn bán hàng cấm, trong khi đó Nguyễn Văn Sự bị truy tố về tội Vận chuyển hàng cấm.
Theo cáo trạng, cuối năm 2020, thông qua mối quan hệ xã hội, Phương quen biết người phụ nữ tên H. ở Móng Cái (Quảng Ninh) và thường xuyên trao đổi về buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ.
Giữa tháng 3/2021, bà H. liên lạc với Phương đặt vấn đề nhờ mua vảy tê tê với khối lượng lớn để bán sang Trung Quốc.
Phương nhận lời tìm nguồn hàng và sau đó đặt vấn đề mua bán vảy tê tê với Chính. Chính đồng ý và yêu cầu Phương đưa khách lên Vĩnh Phúc để giao dịch mua bán.
Cáo trạng xác định, dù biết rõ vảy tê tê là hàng hóa bị Nhà nước cấm buôn bán lưu thông trên thị trường Việt Nam, nhưng các bị can đã thực hiện hành vi buôn bán, môi giới, vận chuyển trái phép vảy tê tê nhằm mục đích kiếm lời.
Đến ngày 28/3/3021, Chính thuê Sự vận chuyển số vảy tê tê đến khu đô thị Hà Phong, xã Tiền Phong (Mê Linh, Hà Nội) để giao hàng thì bị cơ quan Công an phát hiện bắt giữ.
Kết quả giám định cho thấy, 984 kg vảy thu giữ nói trên là vảy của loài tê tê cây bụng trắng có tên khoa học Manistricuspis.
Loài tê tê này thuộc Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bản quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES, ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cáo buộc chpo rằng, 984kg vảy của loài tê tê cây bụng trắng có tên khoa học Manistricuspis nói trên trị giá hơn 1,3 tỷ đồng.
Gia hạn điều tra vụ phóng viên tố bị "giam lỏng" gần biệt thự "tai tiếng" Cơ quan công an đã gia hạn điều tra, xác minh đơn tố giác của PV Báo Người lao động. Trong đơn, PV trình báo bị đe dọa, "giam lỏng" khi tác nghiệp tại biệt thự "tai tiếng" ở Cầu Giấy (Hà Nội). Thông tin nêu trên được một cán bộ Công an quận Cầu Giấy trao đổi với PV Dân trí vào...