Đề nghị truy tố cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm
Ông Hà Văn Thắm bị đề nghị truy tối về tội danh “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm
Ngày 6-10, xác nhận với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Cơ quan CSĐT, Bộ Công an cho biết vừa hoàn tất kết luận điều tra giai đoạn 1 vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương – Oceanbank.
Theo kết luận điều tra, bị can Hà Văn Thắm cùng 16 đồng phạm bị đề nghị truy tố các tội danh “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
CQĐT xác định bị can Thắm với vai trò là chủ tịch HĐQT Oceanbank đã chỉ đạo Ban giám đốc giải quyết cho vay đối với Công ty TNHH thương mại dịch vụ Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình, thủ tục cho vay của OceanBank.
Cụ thể, tháng 11-2012, công ty Trung Dung đề nghị OceanBank cho vay tiền để thực hiện các dự án của mình, trong đó chủ yếu liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Video đang HOT
Sau khi công ty đề nghị vay vốn đầu tư, ông Thắm ký các quyết định cho công ty này vay khoảng 500 tỉ đồng nhưng không đảm bảo các khoản thế chấp và sai quy định. Cho đến nay, công ty Trung Dung chưa thanh toán được tiền cho OceanBank theo quy định, có dấu hiệu mất khả năng thanh toán.
CQĐT cũng xác định Hà Văn Thắm đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình chỉ đạo thuộc cấp thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật rút tiền của ngân hàng, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng không có khả năng thu hồi. Số tiền này được cựu chủ tịch Oceanbank sử dụng vào mục đích cá nhân.
Trong cùng vụ án này, bị can Nguyễn Xuân Sơn – nguyên tổng giám đốc OceanBank – được xác định có vai trò giúp sức đắc lực cho Hà Văn Thắm.
Sơn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao bàn bạc thống nhất với Thắm đề ra chủ trương “thu phí” của khách hàng thông qua Công ty BSC trái quy định của Ngân hàng Nhà nước. CQĐT xác định việc “thu phí” này đã dẫn đến thiệt hại cho OceanBank và khách hàng hơn 70 tỉ đồng.
Ngoài ra, Thắm còn chỉ đạo, thống nhất với Sơn cùng một số lãnh đạo khác của OceanBank về chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động đối với khách hàng gửi tiền, vượt trần huy động đối với khách hàng gửi tiền tại OceanBank số tiền hơn 985 tỉ đồng.
CQĐT cũng xác định Thắm và Sơn cùng với lãnh đạo OceanBank khởi xướng, thống nhất về chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động đối với khách hàng thuộc PVN gửi tiền tại ngân hàng này vượt trần lãi suất, gây thiệt hại hơn 544 tỉ đồng…
Vụ án Hà Văn Thắm là 1 trong 6 đại án tham nhũng, kinh tế lớn được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất chủ trương đưa ra xét xử sơ thẩm từ nay đến cuối năm 2016 và trong quý I-2017.
Theo thông tin công bố trên website chính thức của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), ông Hà Văn Thắm tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Trường đại học Colombia Common Wealth (Mỹ) và bảo vệ tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Trường đại học công nghệ Paramount (Mỹ).
Từ năm 2003-2004, ông Thắm giữ chức vụ phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng.
Từ năm 2004-2007 giữ chức vụ chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng.
Từ năm 2007 đến nay giữ chức vụ chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
Nguồn: Ngân hàng TMCP Đại Dương
Theo Tuổi Trẻ
Tòa xác định Ngân hàng Xây dựng là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Mặc dù, các Luật sư cho rằng vụ án phải có nguyên đơn dân sự và người bị hại, Hội đồng xét xử nhận định các bị cáo bị truy tố trong vụ án này bị truy tố 2 tội danh, hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, việc để CB là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hoàn toàn có cơ sở.
Sau hơn một tháng ròng rã, hôm nay 9/9, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng đi vào phần tuyên án.
Kết luận vụ án, liên quan việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử đã xác định Ngân hàng xây dựng (CB) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tại vụ án. Mặc dù, các Luật sư cho rằng vụ án phải có nguyên đơn dân sự và người bị hại, Hội đồng xét xử nhận định các bị cáo bị truy tố trong vụ án này bị truy tố 2 tội danh, hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, việc để CB là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là hoàn toàn có cơ sở. Mặc dù trước đây không có đơn yêu cầu đền bù thiệt hại nhưng tại phiên tòa các tổ chức liên quan đã có yêu cầu liên quan.
Về kiến nghị sử dụng bộ luật hình sự năm 2015 để xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, Hội đồng xét xử sẽ xem xét áp dụng giảm nhẹ cho bị cáo theo tinh thần bộ luật mới so với bộ luật cũ. Bộ luật được áp dụng cho vụ án này vẫn là bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 trong đó nghiêm trị kẻ cầm đầu và khoan hồng cho những người thành khẩn khai báo, tố giác tội phạm lập công chuộc tội, đền bù thiệt hại.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, các hành vi của 35 bị cáo trong vụ án được cho là thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch VNCB - tiền thân của CB, thông qua đề án tái cơ cấu VNCB để rút tiền của VNCB.
Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.133 tỷ đồng, trong đó, hơn 7.037 tỷ đồng về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và hơn 2.095 tỷ đồng về hành vi "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Trong phần luận tội, Viện kiểm sát đã đề nghị mức án cho Phạm Công Danh 20 năm tù tội cố ý làm trái quy định, 20 năm tù vi phạm cho vay của các tổ chức tín dụng, tổng cộng hình phạt của 2 tội là 30 năm tù; bị cáo Phan Thành Mai về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng 11-12 năm tù, 11-12 năm tù tội vi phạm cho vay, tổng cộng 24-26 năm; Mai Hữu Khương làm trái quy định 11-12 năm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng; cho vay trái quy định tổ chức tín dụng 11-12 năm tù: 22-24 năm tù...
Theo CafeF
Mua ngân hàng 0 đồng: Hoàn toàn khách quan và đúng pháp lý Việc Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Đại Dương được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại với giá 0 đồng thời gian qua được nhiều chuyên gia nhận định là bước đi hợp lý. Nhận định về vấn đề này, trong hội thảo về "Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu" do...