Đề nghị truy tố cựu Bí thư Lâm Đồng tội nhận hối lộ
Ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, cùng 5 người bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ liên quan đến vụ án xảy ra tại dự án Đại Ninh.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. C03 đề nghị truy tố 10 bị can ở 3 nhóm tội đưa hối lộ, nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trong đó, bị can Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; bị can Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; bị can Lê Quốc Khanh, cựu Phó cục trưởng Cục Thanh tra giải quyết khiếu nại, t.ố cá.o khu vực 2 (Thanh tra Chính phủ – TTCP); bị can Hoàng Văn Xuân, cựu thanh tra viên chính (TTCP); bị can Nguyễn Nho Định, cựu thanh tra viên (TTCP) và bị can Nguyễn Ngọc Anh, cựu thanh tra viên chính (TTCP), cùng bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ
Bị can Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, bị đề nghị truy tố tội đưa hối lộ. Bị can Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; bị can Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I (Văn phòng Chính phủ) và bị can Nguyễn Hồng Giang, cựu Vụ trưởng Vụ II (Thanh tra Chính phủ) bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hàng loạt vi phạm tại dự án Đại Ninh
Theo kết luận điều tra, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh được thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh tại Lâm Đồng. Quá trình thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2018, TTCP xác định Công ty Sài Gòn Đại Ninh có nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án.
Lối vào dự án Đại Ninh. ẢNH: GIA BÌNH
Cụ thể, Công ty Sài Gòn Đại Ninh không tuân thủ nghĩa vụ tài chính, không nộp tiề.n sử dụng đất và tiề.n bồi thường thiệt hại tài nguyên, môi trường rừng; để người dân tái lấn chiếm; tiến độ không theo đúng cam kết. Do vậy, TTCP kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của dự án Đại Ninh.
Biết việc này, bị can Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại dự án Đại Ninh, đồng thời lợi dụng mối quan hệ, dùng tiề.n, lợi ích vật chất để móc nối, câu kết với các cá nhân tại Văn phòng Chính phủ, TTCP, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng để thực hiện hành vi thay đổi, điều chỉnh trái pháp luật quyết định của Nhà nước.
Hành vi của các cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước nêu trên đã giúp bị can Trí đạt được mục đích thay đổi kết luận thanh tra từ “chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của dự án” thành “không thu hồi, cho giãn tiến độ và tiếp tục thực hiện dự án”, hướng lợi ích cho bị can Trí, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước là giá trị toàn bộ dự án Đại Ninh, đã được bị can Trí bán cho Công ty TNHH Đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với giá trị thực tế là 27.600 tỉ đồng. Ngoài ra, Nhà nước không thu hồi được gần 3.595 ha đất, lòng hồ của dự án Đại Ninh, gây lãng phí tài nguyên đất.
Cạnh đó, từ khi dự án được chấp thuận cho giãn tiến độ, Công ty Sài Gòn Đại Ninh không triển khai dự án, không xây dựng bất cứ hạng mục mới nào, tiếp tục để xảy ra 24 vụ vi phạm. Trong đó, có 4 vụ phá rừng với tổng diện tích rừng bị phá hơn 3.522 m 2, 20 vụ lấn chiếm đất trái phép với tổng diện tích hơn 37.600 m 2 và gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, làm tha hóa một số lãnh đạo, cán bộ, đảng viên đến mức đã bị khởi tố, bắt tạm giam.
Hối lộ loạt quan chức để được “quan tâm”
Trong vụ án, C03 cáo buộc, với vai trò Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, dù không được phân công phụ trách lĩnh vực thanh tra, giải quyết đơn thư, nhưng thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên và do có mối quan hệ quen biết với bị can Trí, nên bị can Mai Tiến Dũng đã nhận đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh từ bị can Trí. Sau đó, bị can Dũng bút phê giao bị can Ngọc tham mưu, xin ý kiến và truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ về việc chuyển đơn và giao TTCP kiểm tra, rà soát, giải quyết phản ánh, kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh trái quy định pháp luật. Bị can Dũng được bị can Trí đưa cảm ơn số tiề.n 200 triệu đồng.
Bị can Trần Đức Quận. ẢNH: BỘ CÔNG AN
Kết luận điều tra còn thể hiện quá trình can thiệp, bị can Trí đã nhiều lần đưa hối lộ cho 6 người. Trong đó, đưa bị can Quận 5 lần, tổng số 2,1 tỉ đồng; đưa bị can Hiệp 7 lần, tổng số 4,2 tỉ đồng. Hai cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng này nhận hối lộ để giúp bị can Trí thực hiện các bước triển khai, gia hạn dự án Đại Ninh trái quy định pháp luật.
Cuối năm 2020, ông Trần Văn Minh, cựu Phó tổng TTCP (đã chế.t), gọi điện cho bị can Quận giới thiệu Trí đến gặp để nhờ tạo điều kiện thực hiện các thủ tục liên quan đến dự án Đại Ninh. Bị can Trí sau đó đã nhiều lần gặp bị can Quận để nhờ quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ thay đổi đăng ký kinh doanh, ủng hộ kết quả xác minh của TTCP và thực hiện các thủ tục cho gia hạn dự án, tính tiề.n sử dụng đất.
Qua đó, bị can Trí đã 5 lần đến phòng làm việc của bị can Quận tại Tỉnh ủy Lâm Đồng để gặp, đưa bị can Quận tổng số 2,1 tỉ đồng. Quá trình điều tra, bị can Quận và gia đình đã nộp lại toàn bộ 2,1 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị truy tố đến khung t.ử hìn.h
Ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy và ông Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, cùng bị truy tố tội nhận hối lộ, với khung hình phạt cao nhất đến t.ử hìn.h.
Theo dự kiến, ngày 29.10 tới, TAND tỉnh Bắc Ninh sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 13 bị cáo trong vụ án "thâu tóm" 6 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
4 bị cáo là các cựu quan chức tỉnh Bắc Ninh cùng bị xét xử về tội nhận hối lộ. Trong số này có ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy và ông Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến (trái) và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh. ẢNH: T.H
Ưu ái doanh nghiệp "thâu tóm" đấu thầu
Theo cáo trạng, từ năm 2006 - 2008, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng mới 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn, gồm Gia Bình, Yên Phong, Thuận Thành, Lương Tài, Quế Võ và Tiên Du.
Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế (thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh) được giao làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư hơn 497 tỉ đồng.
Đầu năm 2013, 6 bệnh viện cơ bản thực hiện xong các hạng mục xây dựng và tiếp tục triển khai mua sắm trang thiết bị y tế.
Tuy nhiên, phần lớn vốn dự toán đã sử dụng để đầu tư xây dựng nên phần mua sắm, lắp đặt trang thiết bị y tế bị thiếu vốn.
Cựu bí thư, cựu chủ tịch Bắc Ninh bị truy tố đến khung t.ử hìn.h
Trong khoảng thời gian này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) và ông Đặng Tiên Phong (Chủ tịch Công ty Sông Hồng, đã chế.t năm 2021) cùng liên hệ với lãnh đạo Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế, nói có thể hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh xin bổ sung vốn từ T.Ư. Đổi lại, 2 công ty muốn được ưu ái trúng các gói thầu mua sắm trang thiết bị.
"Để tránh va chạm", sau khi trao đổi, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thống nhất sẽ phân chia 6 gói thầu cho mỗi công ty một nửa.
Kết quả không nằm ngoài toan tính, Công ty AIC và Công ty Sông Hồng "ẵm trọn" 6 gói thầu tại 6 bệnh viện đa khoa huyện tại Bắc Ninh. Quá trình thực hiện, các bị cáo tại 2 doanh nghiệp và phía tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều hành vi vi phạm về đấu thầu, dẫn tới thiệt hại hơn 48,6 tỉ đồng cho ngân sách.
Biếu tiề.n tỉ đều đặn hàng năm
Viện KSND tối cao xác định, sau khi đã quyết toán các gói thầu mua sắm thiết bị y tế, vào dịp lễ, tết các năm 2015 - 2017, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhiều lần đưa tổng số 3 tỉ đồng cho ông Nguyễn Nhân Chiến. Ông Chiến còn nhận 1 tỉ đồng từ phía Công ty Sông Hồng.
Đặc biệt, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh khai trong thời gian từ năm 2014 - 2020, vào các dịp lễ, tết hàng năm, bà Nhàn nhiều lần gặp và đưa cho bị cáo quà là tiề.n mặt với tổng số 10 tỉ đồng. Số tiề.n này không liên quan đến việc thực hiện các gói thầu, ông Chiến nhận và đã sử dụng vào mục đích cá nhân.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh vào các dịp lễ, tết từ năm 2015 - 2017 cũng nhiều lần nhận tiề.n của phía Công ty Sông Hồng, với tổng số 1 tỉ đồng. Ông Quỳnh cũng được bà Nhàn trực tiếp đến phòng làm việc, đưa cho 1 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Quỳnh khai nhận từ năm 2013 - 2019, vào các dịp tễ, tết, ngày kỷ niệm, bà Nhàn nhiều lần đến phòng làm việc, biếu tiề.n từ 300 triệu đồng đến 2 tỉ đồng, tổng số là 8,1 tỉ đồng. Số tiề.n này được xác định không liên quan đến việc thực hiện các gói thầu.
Ông Chiến và ông Quỳnh cùng bị truy tố về tội nhận hối lộ theo quy định tại điểm a (tài sản hối lộ trị giá từ 1 tỉ đồng trở lên) và điểm b (gây thiệt hại về tài sản từ 5 tỉ đồng trở lên) khoản 4 điều 354 bộ luật Hình sự, với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc t.ử hìn.h.
Đến nay, ông Chiến đã nộp lại 14 tỉ đồng, gồm 4 tỉ đồng hưởng lợi từ 6 gói thầu và 10 tỉ đồng tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả thiệt hại của vụ án. Ông Quỳnh cũng nộp lại 10,1 tỉ đồng, gồm 2 tỉ đồng hưởng lợi từ 6 gói thầu và 8,1 tỉ đồng tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả thiệt hại của vụ án.
Cựu thẩm phán nhận hối lộ 500 triệu đồng bị đề nghị 15-16 năm tù VKSND tỉnh Gia Lai đề nghị phạt cựu thẩm phán Võ Đình Sớm 15-16 năm tù với cáo buộc ông Sớm nhận hối lộ 500 triệu đồng. Chiều 23-8, phiên tòa xử bị cáo Võ Đình Sớm, cựu thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai bị truy tố tội nhận hối lộ tiếp tục diễn ra với phần tranh luận. Trong phần luận tội,...