Đề nghị truy tố băng lừa đảo do người nước ngoài tổ chức
Ngày 31.10, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP.HCM cho biết đơn vị này đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND TP.HCM đề nghị truy tố đường dây lừa đảo qua điện thoại do nhóm người ở Đài Loan điều hành gây án tại VN.
Những đối tượng liên quan trong đường dây lừa đảo – Ảnh: Đàm Huy
Những người bị đề nghị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” này gồm: Shih Pao Yu, Hsieh Ming Chi (cả hai đều cư trú tại Đài Loan), Châu Vĩ Hiền, Đặng Minh Sang, Nguyễn Quốc Tuấn, Huỳnh Kim Thắng, Nguyễn Thái Phương (cả 5 người đều ngụ tại quận 6, TP.HCM).
Theo kết luận điều tra, đây là đường dây lừa đảo do nhóm người ở Đài Loan điều hành gây án tại VN. Thủ đoạn của bọn chúng là gọi đến thuê bao điện thoại cố định một cách ngẫu nhiên, giả mạo nhân viên tổng đài điện thoại VNPT thông báo nạn nhân nợ cước điện thoại cố định, rồi giả mạo Công an TP.Hà Nội thông báo rằng chủ thuê bao có liên quan vụ án rửa tiền, ma túy… Sau đó, bọn chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản do chúng mua được để chiếm đoạt.
Video đang HOT
Thanh Niên đã từng có loạt bài phản ánh về đường dây lừa đảo xuyên quốc gia này – Ảnh tư liệu
Thông qua Hiền, Thắng, Shih Pao Yu và Hsieh Ming Chi đã gom và cung cấp cho nhóm đối tượng lừa đảo ở nước ngoài một số lượng lớn thẻ ATM sử dụng làm phương tiện lừa đảo người VN chuyển tiền vào các tài khoản này để chiếm đoạt. Từ ngày 24 – 25.2.2014, băng nhóm này đã lừa được 5 nạn nhân ở TP.HCM, chiếm đoạt 970 triệu đồng; trong đó rút được hơn 623 triệu đồng, số tiền còn lại bị Cơ quan CSĐT, Công an TP.HCM kịp thời phong tỏa.
Từ đầu năm 2014 đến nay, PC46 đã khám phá 13 vụ án, bắt giữ 55 người (trong đó có 14 người nước ngoài) với thủ đoạn tương tự đã lừa trên 100 người, chiếm đoạt khoảng 30 tỉ đồng. Cơ quan chức năng đã thu hồi hơn 6 tỉ đồng và thu giữ gần 400 thẻ ATM, hàng trăm điện thoại bàn, ĐTDĐ.
Theo TNO
2 người nước ngoài đạo diễn màn kịch giả điện thoại cảnh sát
Nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường du lịch, 2 người đàn ông Đài Loan được cho là cầm đầu băng nhóm tội phạm công nghệ cao, chuyên giả điện thoại của công an, đe dọa nạn nhân để lừa nhiều tỷ đồng.
Ngày 27/2, Công an quận 11, TP HCM, tạm giữ hình sự Shih Pao Yu (tức Bảo, 41 tuổi) và Hseih Ming Chi (tức Lực, 53 tuổi, cùng quốc tịch Đài Loan) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Liên quan đến vụ việc, cảnh sát cũng triệu tập 4 người Việt Nam để phục vụ điều tra.
Những nghi can tại cơ quan điều tra. Ảnh: Q.T
Trước đó, cảnh sát nhận được trình báo của bà Lê (ngụ quận 11) về việc bị lừa mất 170 triệu đồng trong tài khoản. Bà này cho hay, sáng 24/2 đang ở nhà một mình thì điện thoại bàn đổ chuông. Một phụ nữ xưng là nhân viên Tổng đài thông báo rằng bà nợ cước điện thoại lên đến cả chục triệu đồng. Bà Lê cực lực phản đối thì đầu dây bên kia bảo: "Sẽ có công an làm việc với bà".
Vài phút sau điện thoạ, nhà bà Lê lại đổ chuông, lần này là giọng miền Bắc của một người đàn ông xưng là cán bộ Công an TP Hà Nội và đang điều tra một vụ án rửa tiền mà trong đó bà Lê là một "mắt xích". "Nghe chừng vô lý quá nhưng đến khi anh ta nói vanh vách thông tin các thành viên trong gia đình, người thân nội ngoại hai bên... tôi bàng hoàng cả người. Làm sao mà không tin cơ chứ", bà Lê kể.
Sau đó viên cảnh sát dỏm này đã yêu cầu bà Lê chuyển 170 triệu đồng vào tài khoản của "cơ quan điều tra" để xác minh, nếu là tiền "sạch" không dính dáng đến tội phạm sẽ chuyển trả ngay. Vì tin tưởng, bà Lê đã thực hiện theo nhưng mãi không thấy tiền quay về.
Tang vật thu giữ được. Ảnh: Q.T
Qua xác minh, cảnh sát phát hiện số tiền 170 triệu đồng của bà Lê vừa được rút ra 20 triệu đồng, phần còn lại được chuyển đến các tài khoản mang tên Châu Vỹ Hiền (35 tuổi), Đặng Minh Sang (22 tuổi) và Nguyễn Quốc Tuấn. Ngay sau đó cảnh sát đã ập vào quán cà phê trên đường Triệu Xuân Hòa (quận 5), bắt quả tang nhóm người này đang đưa tiền vừa rút trong tài khoản cho Shih Pao Yu và Hseih Ming Chi.
Khám xét nhà các nghi can và khách sạn nơi 2 người Đài Loan này lưu trú, cảnh sát thu giữ nhiều thẻ tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ATM, máy đếm tiền
cùng nhiều giấy tờ liên quan đến việc rút tiền từ nhiều tài khoản do người khác đứng tên... Tuấn còn thừa nhận những tài khoản của mình đều do một người tên Phương (chưa rõ lai lịch) đứng ra làm giúp.
Bước đầu, Yu và Chi khai đã nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường du lịch sau đó thuê Tuấn và những người khác làm thẻ tín dụng để nhận tiền lừa đảo chuyển vào, sau đó sẽ rút ra đưa cho chúng.
Nhà chức trách đang làm rõ hành vi giả số điện thoại của cơ quan công quyền để đe dọa các nạn nhân của nhóm người này. "Băng nhóm tội phạm công nghệ cao này có khả năng là thủ phạm của hàng loạt những vụ lừa đảo xảy ra trong thời gian qua, lượng tiền mà chúng lấy được là rất lớn", một cán bộ điều tra cho biết.
Theo VNE
'Quyền im lặng' là sự bảo đảm sinh mạng cho một con người "Thể hiện sự tiến bộ, một quyền mang tính nhân văn và đảm bảo, thực thi quyền con người". Đó là quan điểm thống nhất của các đại biểu thông qua hội nghị liên ngành góp ý dự thảo bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), do Viện KSND TP.HCM tổ chức hôm qua 30.10. Chứng minh tội phạm là trách nhiệm...