Đề nghị truy tố 3 nguyên lãnh đạo Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn
Dù kinh doanh thua lỗ nhưng các bị can vẫn làm giả báo cáo là lãi để vay hàng trăm tỉ đồng của Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn (tên cũ là CN Mạc Thị Bưởi). Còn 3 bị can nguyên là lãnh đạo của ngân hàng này lại dễ dàng giải ngân, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C46) cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ tiêu cực xảy ra tại là Agribank CN Trung tâm Sài Gòn về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị can bị xử lý tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng gồm: Phạm Thị Mai Toan (sinh năm 1955, nguyên ủy viên HĐTV Agribank kiêm Giám đốc CN Trung tâm Sài Gòn), Phí Thị Ong (sinh năm 1960, nguyên Giám đốc Agribank CN Trung tâm Sài Gòn), Đỗ Hải Yến (sinh năm 1969, nguyên Phó Giám đốc CN Trung tâm Sài Gòn).
Ngoài ra còn một số bị can bị đề nghị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 19/12/2011, Thanh tra Chính phủ đã ra quyết định thanh tra Agribank CN Trung tâm Sài Gòn và phát hiện nhiều sai phạm tại chi nhánh này. Kết quả xác minh của C46 Bộ Công an cho thấy một số cán bộ Agribank CN Trung tâm Sài Gòn đã có hành vi phê duyệt, ký hợp đồng tín dụng và thực hiện giải ngân cho Công ty Á Châu vay vốn 90 tỉ đồng sai quy định nên Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
C46 đã khởi tố 7 bị can, trong đó có Trần Thị Kim Thoa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do không xác định được chỗ ở của Thoa khi đã hết thời hạn điều tra, C46 đã truy nã và tạm đình chỉ điều tra vụ án, đề nghị VKSND Tối cao truy tố các bị can còn lại vào ngày 4/11/2016.
Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, C46 phát hiện có căn cứ xác định Hoàng Văn Cường (Giám đốc Công ty ADN) đã có hành vi gian dối để chiếm đoạt 75 tỉ đồng của Agribank và CN Trung tâm Sài Gòn, một số cán bộ thuộc CN Mạc Thị Bưởi đã có sai phạm trong phê duyệt, ký hợp đồng tín dụng và giải ngân cho Công ty ADN gây thiệt hại cho ngân hàng. Do vậy, ngày 16/12/2015, C46 đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Agribank CN Trung tâm Sài Gòn và Công ty ADN.
Video đang HOT
Xét thấy các vụ án trên có liên quan với nhau nên ngày 16/6/2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định nhập 3 vụ án hình sự để tiến hành điều tra thành một vụ án.
Đến nay vụ án này đã hoàn tất kết luận điều tra. Theo nội dung kết luận, căn cứ đề nghị của tổng giám đốc Agribank và của CN Trung tâm Sài Gòn, HĐQT Agribank đã ra quyết định nâng mức cho vay tối đa đối với Công ty Á Châu lên 200 tỉ đồng. Sau đó, bà Toan đã ký ủy quyền cho bà Ong được ký các hợp đồng tín dụng với Công ty Á Châu.
Cuối năm 2009, Trần Thị Kim Thoa cùng Phạm Văn Chính đã ký bộ hồ sơ vay vốn 90 tỉ đồng, thời hạn 5 năm để đầu tư dự án khu phức hợp căn hộ và thương mại địa ốc Á Châu tại quận 9.
Đến tháng 11/2009, Hoàng Tiến Dzũng (quốc tịch Mỹ, chung sống với Thoa như vợ chồng) đã chỉ đạo Chính ký khống các báo cáo tài chính với nội dung Công ty Á Châu kinh doanh có lợi nhuận (trong khi đang thua lỗ), ký khống dự án vay 90 tỉ đồng sử dụng trả nợ cho 6 công ty của Dzũng mà không đầu tư dự án.
Cũng tại Agribank CN Trung tâm Sài Gòn, tháng 4/2009, tuy không có ý định thực hiện dự án trồng rừng cao su, không có vốn tham gia dự án nhưng Đỗ Minh Quang (Giám đốc Công ty ADN) và Hoàng Văn Cường đã ký khống hồ sơ vay vốn chiếm đoạt 75 tỉ đồng của chi nhánh này.
Quá trình điều tra cho thấy Quang và Cường đứng tên thành viên Công ty ADN theo chỉ đạo của Hoàng Tiến Dzũng nhưng do chưa bắt được Dzũng, chưa chứng minh được Dzũng sử dụng 75 tỉ đồng từ hành vi gian dối của Quang và Cường nên 2 bị can này phải liên đới bồi thường 75 tỉ đồng.
Xuân Duy
Theo Dantri
Dùng 1 căn nhà bán cho nhiều nơi, tổng giám đốc lừa hơn 200 tỉ đồng
Bị cáo Trương Vui - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Upexim, đã sử dụng căn nhà ở vị trí đắc địa tại trung tâm Sài Gòn để bán cho nhiều công ty, gán nợ ngân hàng để lừa đảo hơn 200 tỉ đồng.
Ngày 19/7, TAND TPHCM đã đưa vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả kinh tế xảy ra tại công ty CP sản xuất - xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp (gọi tắt là Upexim).
Bốn bị cáo bị truy tố trong vụ án này gồm Trương Vui (sinh năm 1959, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Upexim), Tống Thị Bích Loan (sinh năm 1958, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần XNK Biên Hòa - gọi tắt là Bihimex), Châu Thị Khoa (sinh năm 1963, nguyên Phó giám đốc kiêm kế toán trưởng Bihimex) và Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1960, nguyên nhân viên Phòng Kinh doanh Bihimex).
Trương Vui (đeo kính) cùng đồng phạm tại phiên tòa.
Theo cáo trạng, Upexim thành lập năm 2002, chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ mỹ nghê, sản xuất hàng may mặc...
Năm 2010, UBND TPHCM có chủ trương bán chỉ định căn nhà mặt tiền số 4-6 Hồ Tùng Mậu (quận 1) cho Upexim nhưng do công ty đang khó khăn nên ông Vui bàn với HĐQT nhất trí để Công ty Tradeco tham gia góp vốn hợp tác kinh doanh xây dự án Upex Tower. Tuy nhiên, sau đó ông Vui đã đi gặp đối tác là công ty Kim Cương Xanh nhưng không cho công ty này biết căn nhà số 4-6 Hồ Tùng Mậu (quận 1) là tài sản chung của Upexim và Tradeco để lừa bán căn nhà này, chiếm đoạt của công ty Kim Cương Xanh 120 tỉ đồng.
Năm 2012, ông Vui có hành vi lừa AgriBank chi nhánh Sài Gòn, không thông báo thực tế tình trạng đồng sở hữu tài sản thế chấp căn nhà số 4-6 Hồ Tùng Mậu (quận 1) nhằm mục đích thông qua công ty Minh Quân và công ty Toàn Cầu vay tiền rồi chiếm đoạt AgriBank chi nhánh Sài Gòn số tiền 68,5 tỉ đồng.
Ngày 12/12/2012, ông Vui có hành vi lừa đối Tradeco, không thông báo cho công ty này biết căn nhà số 4-6 Hồ Tùng Mậu (quận 1) đã được thế chấp AgriBank chi nhánh Sài Gòn, lừa bán 20% thị phần căn nhà để chiếm đoạt của Tradeco 24 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Vui còn dùng một thửa đất ở Bình Dương để thế chấp AgriBank chi nhánh quận 1 mà không thông báo cho ngân hàng biết thửa đất đã thế chấp một ngân hàng khác, chiếm đoạt AgriBank chi nhánh quận 1 gần 7 tỉ đồng. Như vậy, ông Vui đã có hành vi lừa đảo tổng cộng 222,5 tỉ đồng.
Ngoài ra, cáo trạng còn xác định từ 2009 đến 2013, bà Loan và bà Khoa đã thông đồng với ông Vui lập 173 hợp đồng mua bán hàng hóa khống giữa Upexim và Bihimex với các đơn vị khác để rút tiền từ Bihimex cho Upexim vay, gây thiệt hại cho Bihimex 144,5 tỉ đồng.
Bà Loan và bà Khoa đã chỉ đạo nhân viên lập chứng từ khống thanh toán tiền giao nhận hàng để rút tiền quỹ gần 2 tỉ đồng để sử dụng chi phí ngoài sổ sách kế toán.
Đối với bà Dung, mặc dù không thực hiện việc giao nhận hàng nhưng bà Dung đã ký 119 hóa đơn mua hàng, phiếu nhập hàng khống của Upexim và các công ty trung gian để bà Loan gây thiệt hại cho Bihimex.
Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 4 ngày.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đề nghị truy tố 6 bị can vụ giết người tại vũ trường V18 Chiều 23/5, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan này vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 6 bị can trong vụ "Giết người" xảy ra tại vũ trường V18, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Vũ trường V18 nơi...