Đề nghị truy cứu hình sự nếu dự báo thời tiết sai lệch
“Thông tin dự báo không chính xác hoàn toàn nhưng cũng không thể sai lệch nghiêm trọng. Vì vậy Luật Khí tượng thủy văn cần có quy định cấm cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn sai lệch, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân”…
Đó là kiến nghị của đại biểu Phạm Thị Phương (Hà Tĩnh) trong phiên thảo luận về Dự án Luật khí tượng thủy văn tại hội trường Quốc hội, chiều 24/6. Phiên thảo luận ghi nhận ý kiến của 11đại biểu Quốc hội, trong đó đa phần các đại biểu kiến nghị quy định để đảm bảo tính chính xác của thông tin dự báo và trách nhiệm của người cung cấp sai thông tin dự báo.
Dự báo một đằng, bão về một nẻo?
Dự thảo Luật, ở Khoản 4, Điều 4 đề cập đến tính chính xác trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, nhưng đại biểu Phạm Thị Phương chưa yên tâm. Bà Phương đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thể hiện rõ quy định về tính chính xác về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
“Hoạt động khí tượng thủy văn là hoạt động khoa học, mà điều quan trọng nhất của hoạt động khoa học là đảm bảo tính chính xác. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn cần thiết đảm bảo tính chính xác chứ không chỉ cần sự kịp thời, dễ hiểu cho người sử dụng, nếu thông tin mà kịp thời và dễ hiểu nhưng thiếu tính chính xác thì có mang lại lợi ích gì?” – đại biểu Phạm Thị Phương bày tỏ.
Đại biểu Phạm Thị Phương – đoàn Hà Tĩnh (ảnh: Ngọc Châu).
Nữ đại biểu đoàn Hà Tĩnh cũng đưa ra bằng chứng nhiều lần cơ quan khí tượng đưa ra dự báo sai lệch gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân. Đơn cử như việc dự báo sai về cơn bão Linda năm 1997 là không gây ảnh hưởng đến nước ta, nhưng thực tế, cơn bão đã vượt qua khu vực biển Nam Bộ và đổ bộ vào Cà Mau, làm 3.000 người thiệt mạng và mất tích, hàng chục nghìn tàu thuyền bị đắm chìm do bão.
“Tôi không đồng tình với giải trình của ban soạn thảo rằng dự báo thì không thể chính xác. Không chính xác hoàn toàn nhưng cũng không thể sai lệch nghiêm trọng. Tính chính xác không phải là một con số cố định mà có sai số cho phép. Vì vậy chúng ta không nên né tránh điều này. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét kỹ” – đại biểu Phạm Thị Phương nhấn mạnh.
Từ những phân tích trên, xét đến vai trò của tính chính xác trong thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn, đại biểu Phạm Thị Phương đề nghị bổ sung thêm 1 khoản vào Điều 6 về những hành vi bị cấm với quy định “Cấm cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn sai lệch gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân”.
Video đang HOT
Đại biểu Phạm Thị Phương cho rằng, dự thảo Luật mới quy định về trách nhiệm trong trường hợp làm sai quy trình kỹ thuật, nhưng nếu không làm sai quy trình kỹ thuật mà đưa ra những sai sót do trình độ chuyên môn thì cũng cần phải áp trách nhiệm. Vì thế, cần phải có quy định trách nhiệm về năng lực, trình độ chuyên môn gắn với vị trí công việc, có như vậy thì khoa học mới phát triển được và ở mỗi vị trí công tác mới chọn được người có năng lực và phát huy được năng lực của mình.
Nhiều dự báo bão sai đã gây thiệt hại cho người và tài sản của nhân dân (ảnh: Tuấn Hợp)
Đề cập đến kênh thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn, đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (đoàn Nam Định) nhìn nhận, những năm qua, có nhiều hạn chế do bộ máy tổ chức chưa hiệu quả, cần tăng cường vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực khí tượng thủy văn đối với các đơn vị sự nghiệp.
“Tác động về thời tiết phải được thông báo công khai cho khu vực dân cư chịu ảnh hưởng, nhất là trường hợp khẩn cấp, khi có thiên tai bất thường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, như mưa đá, bão, sương mù. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc sửa lại quy định rõ ràng, đảm bảo được trong tất cả các trường hợp về thời tiết theo kế hoạch hoặc trong trường hợp khẩn cấp” – đại biểu Hoàng Thị Tố Nga kiến nghị.
Truy cứu trách nhiệm hình sự nếu dự báo sai lệch nghiêm trọng
Đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La) thể hiện sự quan tâm đặc biệt về vấn đề an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai và lợi ích quốc gia, liên quan đến chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong phần thảo luận của mình. Đây là nguyên tắc rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho đất nước trong mọi tình huống nhưng trong dự thảo luât chưa cụ thể hóa nguyên tắc này, chưa có nhiều quy định liên quan đến việc phục vụ quốc phòng, an ninh.
Cơ sở trên là lí do vị đại biểu này đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định về hành vi bị cấm, trong đó nhấn mạnh “Cấm cung cấp thông tin dữ liệu, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho đối tượng có khả năng xâm hại đến quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai và lợi ích quốc gia”.
Đại biểu Phùng Khắc Đăng – đoàn Sơn La (ảnh: Ngọc Châu)
Theo đại biểu Phùng Khắc Đăng, những thông tin dữ liệu, tin cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quân sự. Đại biểu lưu ý, kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy những dự báo về thời tiết, lũ, mực nước có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc tổ chức một chiến dịch hay một cuộc hành quân trong hoạt động quân sự.
Vì vậy, tướng Đăng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định về cơ chế cung cấp thông tin, dữ liệu cảnh báo dự báo khí tượng thủy văn giữa cơ quan quản lý của nhà nước với hoạt động an ninh quốc phòng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo hướng ưu tiên; Không cung cấp và sử dụng những thông tin về dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn cho các đối tượng khác mà xét thấy việc này có thể nguy hại tới an ninh, quốc phòng quốc gia.
Với vấn đề khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định của pháp luật, ông Đăng nhận xét, dù vậy, các điều luật vẫn còn đơn giản, có tính chất chung chung.
“Thông tin dự báo có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, vì vậy đề nghị tùy theo mức độ để xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự” – đại biểu Phùng Khắc Đăng khẳng định.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và tình hình nước biển dâng. Phiên thảo luận về Dự thảo Luật khí tượng thủy văn diễn ra tại hội trường Quốc hội chiều 24/6 khi cơn bão số 1 đang đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng. Chốt lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, thực tế chính là một động lực khiến chất lượng ý kiến của các đại biểu tốt hơn.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Quốc hội thảo luận dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Chiều 1/6, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là tăng thẩm quyền của HĐND và đại biểu trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vừa qua, dự thảo Luật lần này đã bố cục lại các quy định về chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính ứng với từng địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt. Việc bố cục như vậy thể hiện sự rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với yêu cầu của Hiến pháp, thuận tiện cho việc tra cứu, áp dụng pháp luật.
Trong các chương quy định về chính quyền địa phương ở từng địa bàn (từ Chương II đến Chương IV), ngoài việc quy định chung về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, dự thảo Luật quy định về Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) là những thiết chế quan trọng nhất cấu thành chính quyền địa phương. Việc thiết kế nhiệm vụ, quyền hạn chung của chính quyền địa phương, sau đó đến nhiệm vụ, quyền hạn của từng thiết chế trong bộ máy chính quyền nhằm thể hiện chính quyền địa phương là một thể thống nhất, trong đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa HĐND và UBND theo tinh thần của Hiến pháp. Đồng thời, dự thảo Luật còn quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND với vai trò là người đứng đầu UBND.
Phát biểu tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu tán thành quy định tất cả các cấp chính quyền địa phương đều tổ chức HĐND và UBND cho phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 110 của Hiến pháp năm 2013.
Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa đề nghị tăng đại biểu HĐND chuyên trách ít nhất là 30% đối với cấp tỉnh, 20% cấp huyện và 15% cấp xã. Có như vậy mới hoạt động thực sự hiệu quả, thiết thực hơn nữa. Một cử tri có đến 4 cấp đại diện nhưng đâu đó những ý kiến của cử tri vẫn chưa được đại biểu phản ánh hết, có nơi dân chủ chỉ là hình thức. Điều này đòi hỏi đại biểu dân cử từ cấp xã đến Quốc hội phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm hơn nữa trong việc đại diện cho cử tri trong các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hải Phòng Trần Ngọc Vinh nhận xét: Lâu nay nhiều ý kiến cho rằng, HĐND hoạt động còn hình thức bởi chúng ta chưa trao cho HĐND và đại biểu công cụ hoạt động hữu hiệu trong quá trình hoạt động của mình. Cụ thể, bổ sung thêm quyền hạn cho HĐND về giám sát đầu tư công và các lĩnh vực hoạt động khác.
Các đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc), Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) bày tỏ sự thống nhất cao với quy định của dự thảo luật là tất cả các cấp chính quyền địa phương đều tổ chức HĐND và UBND nhưng có sự điều chỉnh về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bên trong của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính cho phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị.
Tuy nhiên, đại biểu Dương Hoàng Hương cũng chỉ ra những nội dung chưa đồng bộ giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương với các luật khác như Luật Tiếp công dân, Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND như chưa quy định về trách nhiệm tiếp công dân của Chủ tịch HĐND và các đại biểu HĐND trong công tác này.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Mã Điền Cư nhận thấy rằng, cần tăng cường đại biểu chuyên trách hợp lý ở từng cấp và cơ chế tăng cường trách nhiệm của đại biểu. Ví như quy định tăng thêm nhân sự cho HĐND cấp tỉnh và cấp huyện có 2 Phó Chủ tịch, cấp xã có 1 Phó Chủ tịch chuyên trách, Phó Ban của HĐND là đại biểu chuyên trách.
Tuy nhiên, có đại biểu là cho rằng, dự thảo Luật không nên quy định cứng nhắc về số lượng Phó Chủ tịch UBND là cấp tỉnh có 3 Phó Chủ tịch (riêng TPHCM và TP Hà Nội được 5 Phó Chủ tịch), cấp huyện có 2 Phó Chủ tịch, cấp xã có 1 Phó Chủ tịch mà căn cứ vào điều kiện cụ thể, tạo sự linh hoạt trong hoạt động quản lý nhà nước của UBND.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tán thành với ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, cần tăng hợp lý số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ở cấp tỉnh và cấp huyện; có các cơ chế nhằm tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu HĐND.
Theo chương trình, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 8 chương, 141 điều, sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 19/6/2015.
Lê Sơn
Theo_Báo Chính Phủ
Bão đi sâu vào vùng biển Quảng Ninh - Thái Bình, gió giật cấp 9 -12 Hồi 11h ngày 24/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12. Trưa nay, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng - chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn...