Đề nghị trích quỹ hỗ trợ công dân cứu 19 thuyền viên Vinashinlines
Cục Hàng hải cho biết phương án giải quyết trước mắt đối với 19 thuyền viên tàu Diamond Way của Vinashinlines là đề nghị Cục Lãnh sự trích quỹ hỗ trợ công dân nhằm cải thiện vấn đề ăn ở và lưu trú.
Phương án xin hỗ trợ từ Cục lãnh sự đã được đưa ra nhằm giải quyết
tình hình của 19 thuyền viên tàu Diamond Way tại UAE
Ông Đỗ Đức Tiến – Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam – cho biết: “Vinashinlines phải chịu trách nhiệm về sự việc này, nhưng trong bối cảnh tài chính khó khăn của Vinashinlines hiện nay thì việc giải quyết ngay những yêu cầu của các thuyền viên tàu Diamond Way là chuyện không thể, bởi ngoài con tàu này còn một số tàu khác cũng đang trong tình trạng tương tự”.
Theo ông Tiến, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) có quỹ hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài, vì thế trong tình hình này, với vai trò là cơ quan quản lý cấp trên, Cục Hàng hải chỉ có thể tác động bằng cách gửi văn bản đề nghị Lãnh sự quán Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) xem xét giúp đỡ, đó cũng là cách giải quyết nhanh nhất cho những nhu cầu tối thiểu của các thuyền viên và động viên họ ở lại giữ tàu.
Nói tới việc về nước của các thuyền viên, ông Tiến cho hay: “Thủ tục của các thuyền viên phụ thuộc vào chủ tàu và chủ tàu phải có ý kiến, nhưng cái khó hiện nay là chủ tàu không giải quyết được vấn đề tài chính. Kể cả Bộ Giao thông và Cục Hàng hải cũng đã có nhiều cuộc họp bàn về việc này, nhưng vẫn đang loay hoay tìm hướng xử lý”.
Trả lời về việc các thuyền viên tàu Diamond Way đã 3 lần gửi điện báo kêu cứu nhưng chưa từng nhận được hồi âm nào, ông Tiến khẳng định đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Vinashinlines có sự phối hợp và tìm cách giải quyết khó khăn của anh em thuyền viên.
Video đang HOT
“Nói rằng thực hiện theo chỉ đạo từ trên và không có quyền phát ngôn là lãnh đạo Vinashinlines vô trách nhiệm. Bộ Giao thông, Cục Hàng hải đã đề nghị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và công ty con của Vinalines là Vinashinlines thực hiện trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên cũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động” – ông Tiến nhấn mạnh.
Được biết tàu Diamond Way bị bắt giữ tại UAE do Vinashinlines không trả tiền đại lý phí như hợp đồng đã ký. Theo Luật Hàng hải, tàu Diamond Way chỉ được thả khi Vinashinlines thanh toán đầy đủ tiền cước cho đối tác tại UAE.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, 19 thuyền viên trên tàu Diamond Way của Vinashinlines bị bắt giữ hơn 2 tháng qua tại Cảng Jebel Ali – UAE vừa gửi bức điện thứ 3 về nước kêu cứu trong tình trạng kiệt quệ vì hết lượng thực, nước uống, điện thắp sáng và nhiều tháng không có lương.
Cách duy nhất mà các thuyền viên duy trì sự sống suốt thời gian qua là phải nấu ăn bằng củi với gạo vét được dưới hầm tàu và cá câu trộm được tại cảng. Tình trạng trên kéo dài khiến các thuyền viên kệt quệ, họ cho biết sẽ buôc phải bỏ tàu và sẽ không chịu trách nhiệm về các tổn thất xảy ra cho Vinashin lines do đời sống của họ không được bảo đảm (trường hợp các thuyền viên rời tàu sẽ có tác động không tốt và làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành hàng hải Việt Nam – PV).
Theo Dantri
Vụ chìm tàu Vinalines Queen: Sẽ thẩm định lại công tác điều tra
Trước nhiều ý kiến cho rằng kết luận nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen của Cục Hàng hải chủ yếu đổ lỗi cho người chết (thuyền trưởng), Bộ GTVT khẳng định đó chỉ là kết luận sơ bộ và việc điều tra này sẽ được thẩm định lại một cách khách quan, đầy đủ hơn.
Trong báo cáo điều tra vụ chìm tàu Vinalines Queen, tổ điều tra tai nạn của Cục Hàng hải Việt Nam nhận định nguyên nhân khiến tàu Vinalines Queen bị chìm là do tàu hành trình trong điều kiện liên tục chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu, đặc biệt trong sáng sớm ngày 25/12/2011 khiến cho hàng hóa trên tàu hóa lỏng dẫn đến dịch chuyển làm mất tính ổn định và gây nghiêng tàu.
Tổ điều tra tai nạn cũng cho rằng trong điều kiện thời tiết xấu, khi tàu bị nghiêng, thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện đã không đánh giá được trạng thái thế vững của tàu và không đánh giá được tình trạng nguy cấp của tàu nên không kịp đưa ra quyết định phù hợp như phát tín hiệu cấp cứu, tổ chức rời bỏ tàu kịp thời mà đưa ra các hành động khắc phục không hiệu quả dẫn đến chìm tàu.
Bộ GTVT sẽ thẩm định lại công tác điều tra vụ chìm tàu Vinalines Queen
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), diễn ra chiều tối 28/9, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳg định: "Đó chỉ là kết luận sơ bộ của Cục Hàng hải, Bộ GTVT sẽ tiến hành thẩm tra lại công tác điều tra một cách khách quan và đầy đủ hơn để có kết luận chính thức trong thời gian sớm nhất".
Trả lời về kết quả điều tra nêu nguyên nhân chìm tàu chủ yếu do lỗi của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện, Thứ trưởng Trường cho biết điều tra tai nạn, đặc biệt là tai nạn trên biển rất phức tạp. Theo quy định chung, vận hành con tàu được quyết định bởi những cấp chỉ huy cao nhất, vì vậy việc điều tra đánh giá phải căn cứ vào tất cả các yếu tố, trong đó bao gồm kỹ thuật, thời tiết và con người.
"Ở trường hợp tàu Vinalines Queen, tình trạng tàu được xác định là đảm bảo tốt trước và trong quá trình cho thuê, con tàu luôn vận hành tốt và đảm bảo an toàn nhiều chuyến chở hàng hóa trước đó, hạn đăng kiểm tàu còn dài. Các sỹ quan và thuyền viên của tàu cũng đảm bảo tuân thủ theo các công ước quốc tế về trình độ, kinh nghiệm. Khi tàu gặp nạn, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp và gây ra những ảnh hưởng xấu." - Thứ trưởng Trường nhìn nhận.
Liên quan tới việc chi trả bảo hiểm cho các thủy thủ gặp nạn, Thứ trưởng Trường khẳng định về nguyên tắc phải có bảo hiểm, thực tế tàu Vinalines Queen đã mua bảo hiểm nên việc trả bảo hiểm là trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm phải trả cho gia đình những thuyền viên không may mắn. Bộ GTVT đã có công văn đề nghị đơn vị bảo hiểm, tái bảo hiểm chi trả cho các thủy thủ tàu Vinalines Queen trong thời gian sớm nhất và đúng quy định.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trường cũng cho biết hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa người được trả bảo hiểm (chủ tàu) và cơ quan trả bảo hiểm. Vì vậy, Bộ GTVT sẽ đấu tranh để người nhà nạn nhân có mức chi trả cao nhất, Bộ GTVT sẽ làm hết sức mình để các cơ quan bảo hiểm nhà nước và quốc tế chi trả chi gia đình các thủy thủ ở mức cao nhất.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 25/12/2011, tàu Vinalines Queen của Vinalines cùng với 23 thủy thủ trên đường từ cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc) vận chuyển 54.400tấn quặng Nikel đã bị mất liên lạc tại khu vực phía Đông - Bắc Đảo Luzon - Philippines.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi các nước trong khu vực hỗ trợ và tham gia tìm kiếm cứu nạn cấp quốc tế. Đến 30/12/2011, thông tin tàu Vinalines Queen bị chìm cùng 22 thủy thủ đoàn đã chính thức được xác nhận, thủy thủ duy nhất may mắn sống sót cho đến thời điểm này là Đậu Ngọc Hùng (SN 1980, quê Nghệ An).
Trước diễn biến sự việc này, đầu năm 2012, Cục Hàng hải Việt Nam đã thành lập Tổ công tác đặc biệt thực hiện việc điều tra trên diện rộng để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tai nạn của tàu Vinalines Queen.
Chị Nguyễn Thị Tâm (vợ của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện) cho biết mới chỉ biết thông tin nguyên nhân tàu bị tai nạn qua báo chí.
Theo chị Tâm, ngày 17/7, khi các gia đình có đơn đề nghị thông báo kết luận điều tra nêu rõ tâm tư nguyện vọng gửi lên Bộ GTVT, Cục Hàng hải và Công ty vận tải biển Vinalines, nhưng chúng tôi cũng chỉ nhận được duy nhất thư trả lời của Cục Hàng hải với nội dung chung chung về mức bảo hiểm chứ không nhắc đến nguyên nhân tàu chìm.
Nói về về kết luận điều tra chìm tàu chủ yếu nhận định do lỗi của chồng mình, chị Tâm xót xa: "Đổ lỗi cho người chết thì rất dễ và không công bằng, vì họ không được trình bày, chứng minh hay giải thích".
Chị Tâm cho rằng đưa ra nguyên nhân mà chỉ dựa trên lời kể của anh Đậu Ngọc Hùng là thiếu logic và chưa thuyết phục được gia đình chị cũng như các thân nhân khác, cần phải có một hội đồng khoa học kỹ thuật đủ trình độ chuyên môn, chức năng và công khai rõ nguyên nhân với tất cả các gia đình.
Theo Dantri
Vụ Dương Chí Dũng: Tình huống pháp lý dưới góc nhìn luật sư Liên quan đến việc nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng vừa bị bắt, PV Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh về những khía cạnh pháp lý liên quan đến vụ việc này. Xin ông cho biết, tội "làm trái...