Đề nghị tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến từng hội viên
Trưởng Ban Dân vận Trung ương đề nghị Đảng đoàn Mặt trận Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến từng đoàn viên, hội viên của từng tổ chức.
Chiều 29/6, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban Công tác dân vận của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2020.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai phát biểu định hướng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Phát huy tinh thần đoàn kết của đoàn viên, hội viên
Biểu dương nỗ lực của Đảng đoàn Mặt trận Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn trong việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho biết, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, các tổ chức đã chủ động thích ứng, nhanh chóng chuyển đổi sang phương thức hoạt động mới; giảm tập trung, tăng trực tuyến, điều chỉnh kế hoạch hợp lý và duy trì các hoạt động quan trọng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi, thu hút hơn 1.900 tỷ đồng; các tổ chức khác hơn 100 tỷ đồng nhằm ủng hộ cho công tác phòng chống dịch bệnh trong nước. Bên cạnh việc đề xuất và thực hiện chính sách, nhằm giảm bớt ảnh hưởng do dịch COVID-19, các tổ chức chú trọng thực hiện công tác vận động, tuyên truyền; đảm bảo cuộc sống an toàn của người dân; đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh. Các tổ chức đều chủ động nghiên cứu, đánh giá tác động với từng đối tượng đoàn viên, hội viên và nhân dân; tập trung giải quyết hỗ trợ gói 62.000 tỷ đồng cho các đối tượng.
Trưởng Ban Dân vận đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chú trọng triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới khi Luật Thanh niên vừa được Quốc hội nhất trí thông qua; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quan tâm thực hiện đúng tiến độ để chuẩn bị trình Quốc hội thông qua Luật Công đoàn trong kỳ họp tiếp theo.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đề nghị Đảng đoàn Mặt trận Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến từng đoàn viên, hội viên của từng tổ chức; giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân của Chính phủ trong thời gian qua.
Nhấn mạnh các hoạt động 6 tháng cuối năm gắn liền với Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đề nghị các tổ chức chú ý rà soát các văn kiện của Đảng; đối chiếu với kết quả đã đạt được để đóng góp ý kiến sát thực, đồng bộ. Đồng thời, đề nghị các tổ chức cần chú trọng đến nhiệm vụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; chú ý tỷ lệ cán bộ trẻ, phụ nữ tham gia cấp ủy; đánh giá sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay…
Đảng đoàn Mặt trận Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; quan tâm, chăm lo, củng cố tổ chức mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở; tăng cường tập hợp, phát huy tinh thần đoàn kết đoàn viên, hội viên và nhân dân; hướng hoạt động về cơ sở, chăm lo nhu cầu, nguyện vọng, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Chăm lo đời sống người lao động
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh, trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn luôn cố gắng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; không ngừng củng cố, đổi mới, thực hiện tốt công tác vận động đoàn viên, người lao động; góp phần thực hiện tốt công tác dân vận của Đảng.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động công đoàn chủ yếu tập trung phối hợp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh tại nơi làm việc; hỗ trợ, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp trong khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Không chỉ điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong nửa đầu năm 2020 để thực hiện hiệu quả giải pháp phòng, chống dịch, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, tổ chức công đoàn đã làm tốt vai trò đại diện, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động. Điển hình, bên cạnh chủ đề đã được xác định từ đầu năm “Năng suất cao – An toàn lao động – Thu nhập tốt”, tổ chức công đoàn đã bổ sung chủ đề “Duy trì việc làm – An toàn lao động – Thu nhập ổn định” để hình thành các hoạt động, hình thức thực hiện phù hợp, thiết thực, hiệu quả trong tình hình dịch bệnh.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành công văn về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các đơn vị bị ảnh hưởng do COVID-19; trích tài chính công đoàn hỗ trợ đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh; chỉ đạo các cấp công đoàn cắt giảm hoạt động không cần thiết; vận động cán bộ công đoàn chuyên trách ủng hộ mỗi tháng 1 ngày lương trong 3 tháng để tập trung tối đa các nguồn lực chăm lo, đồng hành cùng người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn.
Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
Báo cáo kết quả công tác dân vận 6 tháng đầu năm, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc cho biết, với quyết tâm “Chống dịch như chống giặc”, dịch COVID-19 tại Việt Nam đã cơ bản được khống chế, ngăn chặn; Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế. Trước tình hình đó, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội đã góp phần thực hiện tốt chế độ, chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn; đồng thời tham gia triển khai, giám sát về việc thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng.
Theo đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt được những kết quả tích cực. Nhân dân đồng tình và ủng hộ Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt đưa ra xét xử công khai các vụ án tham nhũng lớn, phát hiện và xử lý nhiều sai phạm trong công tác tổ chức và cán bộ; xử lý kịp thời một số cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao, các sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang thiếu trách nhiệm trong quản lý, vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng, qua đó củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Trong bối cảnh đó, Đảng đoàn Mặt trận Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn tập trung triển khai các nhiệm vụ năm 2020, trong đó chú trọng tuyên truyền hội viên, đoàn viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19; đấu tranh với các thông tin xấu độc, gây hoang mang dư luận.
Các đơn vị triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Quy định 212-QĐ/TW của Ban Bí thư, Đảng đoàn Mặt trận Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng dẫn tổ chức Đảng các cấp tham gia góp ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, phản ánh những vấn đề dư luận xã hội quan tâm trong quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng các cấp.
Các đơn vị tổ chức quán triệt các Quy định, Thông báo, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng đoàn Mặt trận Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn tham gia góp ý kiến xây dựng các dự thảo văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và phản ánh những vấn đề dư luận xã hội quan tâm trong quá trình Đại hội Đảng bộ các cấp về Hội nghị cán bộ toàn quốc (tháng 4/2020) và Hội nghị Trung ương 12 (tháng 5/2020).
Chủ trương ĐH bầu trực tiếp bí thư đã có từ hơn 10 năm trước
"Đại hội Đảng lần này theo tôi là thời điểm khá chín muồi để thí điểm bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội ở cấp cao hơn"
Mới đây, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Ninh có đề xuất xin chủ trương thí điểm bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội.
Với đề xuất này, Quảng Ninh đang cho thấy quyết tâm đi đầu trong xây dựng thể chế, cải cách hành chính cũng như nhiều lĩnh vực khác.
Nêu quan điểm về đề xuất của Tỉnh ủy Quảng Ninh, PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) bày tỏ sự đồng tình ủng hộ bởi Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị từ rất sớm, họ đã chuẩn bị cho lộ trình này từ chục năm nay, từ lúc đặt chủ trương trưởng thôn đồng thời là bí thư chi bộ, đào tạo con người, đến phát triển đảng, quy hoạch, bồi dưỡng để một cán bộ có thể "gánh" được cả hai vai.
Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Quảng Ninh
Chủ trương ĐH bầu trực tiếp Bí thư đã có từ 2009
PV: Đề xuất của tỉnh Quảng Ninh là chưa có tiền lệ, vậy cơ sở để Quảng Ninh đưa ra đề xuất này có thuyết phục hay không, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn: Đây là chủ trương mà Trung ương đã đề ra từ rất sớm, từ kết luận của Nghị quyết Trung ương 9 khóa X năm 2009 đã có hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Lúc đó chúng ta đã chủ trương thí điểm bầu trực tiếp Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư ở Đại hội cấp cơ sở.
Trong suốt quá trình vừa qua, rất nhiều nơi đã tổ chức thí điểm ở cấp cơ sở, thậm chí cả ở cấp huyện.
Đại hội Đảng lần này theo tôi là thời điểm khá chín muồi để thí điểm ở cấp cao hơn, đó là cấp tỉnh. Hướng đi ấy theo tôi, chúng ta đã tiến hành khá thận trọng, vững chắc, và có kết quả tốt.
Đối với Quảng Ninh, họ đã thực hiện chủ trương này rất tốt, đặc biệt trong nhiệm kỳ này, cấp cơ sở và cấp huyện đều phấn đấu 100%, giờ họ đề xuất lên cấp tỉnh theo tôi cũng là bước tiếp theo, tiếp nối những kết quả mà tỉnh này đã thành công.
Vừa rồi tiến hành đại hội cấp cơ sở họ bầu trực tiếp Bí thư ở 100% đơn vị, kết quả rất tốt, gần như không có trường hợp phiếu thấp. Việc thí điểm ở cấp huyện, thành phố cũng đạt hơn 90-100%. Tôi tin chắc với tinh thần như thế, khi thực hiện bầu trực tiếp Bí thư ở cấp tỉnh cũng sẽ cho kết quả tốt. Nó tạo ra một không khí dân chủ, khẳng định ý chí, niềm tin của cán bộ đảng viên đối với lãnh đạo của mình. Đặc biệt, tình hình kinh tế xã hội phát triển, nhân dân đồng thuận, mọi mặt đời sống tốt lên, việc bầu cử dân chủ ngày càng mở rộng thì đó là một kết quả tốt cần khuyến khích.
Chắc chắn Trung ương sẽ ủng hộ
PV: Nếu được Trung ương thông qua, việc thực hiện phải được triển khai ra sao để quá trình bỏ phiếu được khách quan?
PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn: Như trên tôi đã nói, chủ trương đã có từ 2009 cho đến nay, chỉ có thực hiện ở cấp cao hơn. Hơn nữa, chúng ta đã thể nghiệm ở cấp cơ sở cũng rất tốt, giờ triển khai ở cấp tỉnh, mà Quảng Ninh lại là địa phương triển khai toàn bộ từ cấp cơ sở lên cấp tỉnh, chắc chắn Trung ương cũng sẽ ủng hộ.
PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn (Ảnh: Trọng Phú)
Công tác nhân sự đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong một quá trình, những người có uy tín, có năng lực, từng có số phiếu tín nhiệm cao, do vậy hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thành công của đại hội.
Trong Chỉ thị 34, Trung ương cũng đã chỉ rõ những địa phương có đủ điều kiện, thuận lợi đó là sự đoàn kết, đã có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các bước, thì có thể thực hiện.
Nơi nào thực hiện thí điểm bầu trực tiếp Bí thư thì cấp trên của tổ chức đó phải có ý kiến. Trong trường hợp của tỉnh Quảng Ninh, cấp cơ sở xin ý kiến cấp huyện, cấp huyện xin ý kiến của tỉnh, cấp tỉnh xin Trung ương, đó là logic bình thường. Đây cũng là sự mong mỏi của cán bộ đảng viên được trực tiếp bầu Bí thư của mình. Tôi ủng hộ tinh thần đó.
Để việc bỏ phiếu được khách quan, quy trình nhân sự 5 bước cần được tiến hành thực sự dân chủ, khách quan, cần phát huy vai trò của không chỉ các cơ quan lãnh đạo, mà đặc biệt phải phát huy vai trò của từng người cầm phiếu, người giới thiệu cũng phải thực sự khách quan, vô tư, công tâm, có trách nhiệm để chọn ra người lãnh đạo cho tỉnh mình.
Không lẽ chúng ta cứ thí điểm mãi
PV: Theo ông, có thể nghiên cứu tiến tới áp dụng rộng rãi "mô hình" của Quảng Ninh ra nhiều địa phương trong cả nước hay không?
PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn: Theo tôi nếu áp dụng được là tốt. Như trên tôi đã nói, chúng ta cũng đã thí điểm cả 10 năm nay, nhiều nơi đã thành công, không lẽ chúng ta cứ thí điểm mãi, cũng cần thí điểm ở quy mô lớn hơn, ở tầm cao hơn, cấp trực thuộc trung ương. Nếu ở cao tốt rồi, thì cũng phải thực hiện ở phạm vi rộng hơn, có thể tổng kết thực tiễn để có thể tiến hành một cách đại trà, không còn gọi là thí điểm nữa.
Tuy nhiên, để có thể áp dụng rộng rãi, các địa phương cần tính đến đặc thù của mình, bởi Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị từ rất sớm, từ lúc trưởng thôn đồng thời là bí thư chi bộ, họ đã có sự chuẩn bị cả từ chục năm nay chứ không phải giờ mới làm, do vậy từ đào tạo con người, đến phát triển đảng, quy hoạch, bồi dưỡng để một cán bộ có thể gánh hai vai.
Thêm nữa, là sự lựa chọn ý Đảng lòng dân phải xích lại gần nhau, để dân có tín nhiệm thì Đảng mới cử ra để tranh cử, bầu cử. Tuy nhiên, tôi vẫn phải nhấn mạnh rằng, công tác quy hoạch, chuẩn bị nhân sự phải đòi hỏi một quá trình chứ không thể thấy địa phương này làm mình cũng làm trong khi điều kiện của mình khác, mâu thuẫn nội bộ, bè phái... Do vậy phải tìm được người thực sự nổi trội, quá trình làm nhân sự vô tư, khách quan, công tâm, khi số phiếu tín nhiệm rất cao rồi việc chuyển sang bầu trực tiếp tại đại hội chỉ là kết quả của sự chuẩn bị tốt mà thôi./.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Hải Phòng tổ chức Đại hội Đảng bộ điểm khối huyện Sáng 8/6, Đại hội Đảng bộ điểm khối huyện nhiệm kỳ 2020-2025 tại Hải Phòng đã được tổ chức tại Đảng bộ huyện Kiến Thụy. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kiến Thụy lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: TN. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kiến Thụy lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có chủ đề: "Nâng...