Đề nghị thủy điện xả nước để giảm mặn cho Đà Nẵng
Quá trình thực hiện theo quy trình điều chỉnh này đã phát huy và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nước và đẩy mặn ở hạ du sông Vu Gia.
Ngày 9-5, tin từ Sở NN&PTNT Đà Nẵng cho hay đơn vị vừa dự thảo văn bản của UBND TP đề nghị điều chỉnh vận hành của các thủy điện ĐakMi 4, Sông Bung 4 và A Vương từ ngày 11-5 đến ngày 31-8-2019.
Theo Sở NN&PTNT Đà Nẵng, qua theo dõi, mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa ( tỉnh Quảng Nam) lúc 7 giờ từ ngày 1-4 đến nay ở mức thấp, từ khoảng 1,73 m – 2,88 m, trung bình đạt 2,46 m.
Cửa thu nước tại Nhà máy nước Cầu Đỏ, Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT
Hiện nay, ba hồ thủy điện cấp nước chính cho hạ du sông Vu Gia là ĐakMi 4, A Vương và Sông Bung 4 đang ở mức thấp. Trong đó, thủy điện ĐakMi 4 mực nước lúc 7 giờ ngày 4-5 là 250,55 m, dưới mực nước tối thiểu 2,05 m; thủy điện Sông Bung 4 mực nước lúc 7 giờ ngày 4-5 là 213,74 m, chỉ trên mực nước tối thiểu của hồ chứa 1,64 m. Riêng thủy điện A Vương mực nước lúc 7 giờ ngày 4-5 là 364,35 m, dưới mực nước tối thiểu đến 5,25 m.
Video đang HOT
Sở này cho hay thời gian tới là thời kỳ cao điểm về khô hạn và dùng nước gia tăng phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2019.
“Để giảm thiểu tình trạng nhiễm mặn đang diễn ra hết sức gay gắt như hiện nay, Sở đã dự thảo Công văn của UBND TP Đà Nẵng gửi UBND tỉnh Quảng Nam nghiên cứu, tổng hợp gửi Bộ TN&MT để đề xuất điều chỉnh việc vận hành của các thủy điện trong thời gian từ ngày 11-5 đến 31-8″, văn bản của Sở NN&PTNT Đà Nẵng nêu.
Trước đó ngày 28-3, Bộ TN&MT ban hành Công văn 1457/BTNMT-TNN về việc vận hành xả nước về hạ du sông Vu Gia của các hồ chứa thủy điện Sông Bung 4, A Vương và ĐakMi 4 đến ngày 10-5.
Trong đó, điều chỉnh lại quy trình vận hành của các thủy điện đến ngày 10-5 theo hướng điều phối xả luân phiên để dòng chảy trên sông Vu Gia phía hạ lưu các thủy điện liên tục và ổn định, tránh biến động tăng giảm mạnh trong ngày.
Qua theo dõi, Sở NN&PTNT Đà Nẵng nhận thấy quá trình thực hiện theo quy trình điều chỉnh này đã phát huy và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nước và đẩy mặn ở hạ du sông Vu Gia.
Theo PLO
Bình yên xứ đạo nơi ngã ba sông
Nhiều năm qua, nhờ sự phối hợp tuyên truyền, vận động của các cơ quan chức năng, trong đó chủ công là lực lượng Công an, mà tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) ở xứ đạo Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam luôn được giữ vững...
Xã miền núi Đại Lãnh nằm ở ngã ba sông, nơi dòng sông Kôn và sông Vu Gia gặp nhau, trước khi đổ về biển cả. Trong không khí ngày lễ Giáng sinh đang đến gần, trò chuyện cùng chúng tôi, Đại úy Trương Đình Cường, Trưởng Công an xã cho biết, trên địa bàn xã hiện có 1 cơ sở Tin lành, 1 cơ sở Thiên Chúa giáo. Ngoài ra, còn có 2 điểm nhóm Tin lành Banaba và Cơ đốc Phục Lâm hoạt động riêng.
"Các cơ sở Công giáo có lượng người theo đạo khá đông đến từ 3 xã, gồm: Đại Lãnh, Đại Hưng và Đại Sơn. Vì vậy, chúng tôi rất chú trọng đến công tác phối hợp với các mục sư, linh mục trong công tác đảm bảo bình yên xứ đạo, góp phần giữ vững an ninh chính trị, TTATXH địa bàn", Đại úy Cường tâm sự. Hỏi chuyện mới hay, Đại úy Cường là Công an chính quy được tăng cường về công tác ở cơ sở từ năm 2015. Từ đó đến nay, anh luôn cùng với Ban Công an xã tổ chức đảm bảo tốt tình hình ANTT.
Đại úy Trương Đình Cường trò chuyện cùng Mục sư Trần Can về công tác đảm bảo ANTT.
Riêng ở các xóm đạo và các cơ sở Công giáo, anh thường xuyên phối hợp với Đảng ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ Giáng sinh, cũng như các ngày lễ lớn trong năm. Chính nhờ sự gần gũi, gắn bó mật thiết giữa lực lượng Công an với các chức sắc Công giáo đã tạo nền tảng vững chắc để tuyên truyền, vận động tín đồ sống "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nhờ sự an ninh, an toàn ở các xóm đạo đã góp phần vào việc giữ vững ANTT địa bàn các xã Đại Lãnh, Đại Hưng và Đại Sơn. "Từ đầu năm, Ban Công an xã đã tham mưu cho UBND xã thành lập Ban chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng nhiều mô hình hay về đảm bảo ANTT như "Tiếng loa an ninh", "Khu dân cư không có thanh, thiếu niên mắc các tệ nạn xã hội", tiếp tục duy trì hoạt động mô hình "Tổ tự quản về ANTT"... Thống kê cho thấy, tổng số vụ vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn xã Đại Lãnh trong năm 2018 giảm cả về số vụ lẫn số đối tượng so với năm 2017", Đại úy Cường thông tin thêm.
Cùng Đại úy Cường, chúng tôi đến Hội thánh Tin lành Đại An ở thôn 9, xã Đại Lãnh. Tiếp chúng tôi, mục sư Trần Can, Quản nhiệm Hội thánh Tin lành Đại An vui vẻ cho biết, cơ sở Tin lành này được thành lập từ năm 1924. Và cá nhân Mục sư Trần Can đã có 26 năm làm quản nhiệm tại đây. Nhiều năm qua, giữa Hội thánh và lực lượng Công an xã Đại Lãnh, Công an huyện Đại Lộc luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi về tình hình ANTT, phòng chống cháy nổ.
Mục sư Trần Can tâm sự: "Tôi rất yêu quý mảnh đất này và các tín đồ nơi đây cũng rất yêu quý tôi nên tôi mới gắn bó lâu như thế. Từ khi lên đây, tôi cũng đã đưa cả vợ con đi cùng nên các con tôi đều trưởng thành từ mảnh đất này. Trong các giờ sinh hoạt, chúng tôi thường xuyên lồng ghép việc tuyên truyền cho các tín đồ sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật, tham gia làm tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".
Ngọc Thi
Theo CAND
Quảng Nam yêu cầu thủy điện tích nước, Đà Nẵng đi "xin nước" TP Đà Nẵng đang thiếu nước nên đề nghị Quảng Nam điều tiết, nâng cao trình đỉnh đập sông Quảng Huế đưa nước về sông Vu Gia phục vụ việc đẩy mặn, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội... nhưng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các thủy điện tích nước cuối mùa lũ....