Đề nghị Thủ tướng cho phép huy động nguồn lực để mua ấn Hoàng đế chi bảo
Tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị huy động mọi nguồn lực xã hội hóa nhằm mua lại ấn Hoàng đế chi bảo đưa về nước.
Ngày 7-11, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị đồng ý chủ trương cho phép xã hội hóa để hồi hương ấn Hoàng đế chi bảo.
Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị huy động mọi nguồn lực xã hội hóa cho Quỹ Bảo tồn di sản Huế và sử dụng nguồn lực từ quỹ này để thương lượng với nhà đấu giá Millon ( Pháp) nhằm kịp thời mua lại, hồi hương chiếc ấn nói trên. Bên cạnh đó vận động mạnh thường quân là tổ chức cá nhân yêu quý di sản thương lượng, mua lại ấn Hoàng đế chi bảo để đưa về nước, góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản quốc gia.
Tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị Thủ tướng giao Bộ VH-TT&DL, Bộ Ngoại giao phối hợp tỉnh này và các tổ chức, cá nhân thương lượng với nhà đấu giá Millon mua lại ấn.
Ấn Hoàng đế chi bảo
Trước đó một ngày, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế có văn bản báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cho phép tỉnh này được huy động tối đa các nguồn lực xã hội hóa cho Quỹ bảo tồn di sản Huế, và trước mắt cho phép sử dụng nguồn lực này trong việc thương lượng với Nhà đấu giá Millon nhằm kịp thời thương lượng, mua lại và hồi hương chiếc ấn Hoàng đế chi bảo.
Trong công văn, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế, khẳng định Ấn Hoàng đế chi bảo do vua Minh Mạng đúc năm 1823 bằng vàng mười tuổi, nặng 282 lạng 9 tiền 2 phân (10,78kg) với chức năng đặc biệt quan trọng gắn liền với các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn (vào các dịp khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, ban sắc thư cho nước ngoài…). Đây không chỉ là chiếc ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất của triều Nguyễn mà còn là một cổ vật mang những giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn cận – hiện đại.
Đặc biệt là với Thừa Thiên – Huế, kinh đô của triều Nguyễn, cũng là nơi đã xảy ra sự kiện ngày 30-8-1945, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn là vua Bảo Đại trao lại ấn kiếm cho đại diện của Chính quyền cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam.
Do những sự cố không mong muốn, bộ ấn kiếm trên đã rơi vào tay thực dân Pháp. Và ngày 8-3-1952, phía Pháp đã trao lại cho “Quốc trưởng” Bảo Đại và sau đó được đưa qua Paris. Vì vậy, rất cần thiết phải huy động mọi nguồn lực có thể để thương lượng, mua lại và hồi hương chiếc ấn vàng đặc biệt này.
Trong điều kiện hiện nay, việc bố trí ngân sách Nhà nước để mua lại ấn Hoàng đế chi bảo là khó khả thi, trong khi Quỹ Bảo tồn di sản Huế vừa được Chính phủ cho phép thành lập có cơ chế hoạt động linh hoạt, có hiệu quả rất cao trong việc huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công cuộc bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản cố đô Huế.
Trước đó, nhà đấu giá Millon dự kiến đấu giá Hoàng đế chi bảo vào ngày 31-10. Tuy nhiên, ngày 28-10, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng hòa Pháp; và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cũng có thư gửi Tổng Giám đốc UNESCO đưa ra khỏi danh mục đấu giá cổ vật và tạo điều kiện để phía Việt Nam thương lượng và hồi hương.
Nhà đấu giá Millon sau đó đã có thông báo đưa Hoàng đế chi bảo ra khỏi danh mục đấu giá cổ vật ngày 31-10 và dời sang ngày 10-11.
Thủ tướng: 'Tính toán giao đầu mối quản lý xăng dầu cho Bộ Công thương'
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đang giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo, đánh giá lại để tính toán phương án thống nhất theo hướng giao đầu mối quản lý xăng dầu về Bộ Công thương.
Chiều 2.11, chia sẻ bên hành lang Quốc hội liên quan đề xuất giao quản lý xăng dầu về một đầu mối là Bộ Công thương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đã giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ý kiến tại thảo luận tổ Quốc hội. Ảnh GIA HÂN
"Trước hết cần phải đánh giá lại, trên cơ sở đó mới tính toán phương án theo hướng thống nhất. Hướng là giao cho Bộ Công thương", Thủ tướng nói.
Trao đổi với báo chí, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc quy quản lý xăng dầu về một đầu mối và giao cho Bộ Công thương là "hợp lý".
Ông Trần Văn Lâm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, cho hay luật Giá đang được sửa đổi theo hướng tăng phân cấp, phân quyền quản lý với một số mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý về bộ, ngành liên quan, chứ không tập trung hết về đầu mối quản lý giá là Bộ Tài chính.
"Ví dụ giao Bộ Công thương quản lý về xăng dầu là hợp lý, sẽ giúp giảm tải đầu mối", ông Lâm nhìn nhận. Cho rằng vấn đề này còn chờ Quốc hội bàn, song ở góc độ cá nhân, ông thấy việc đề cao trách nhiệm hơn nữa của từng bộ, ngành trong quản lý giá là định hướng hợp lý.
Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) phân tích, Bộ Công Thương ngoài quản lý nguồn cung, tính toán xem chi phí kinh doanh xăng dầu, còn Bộ Tài chính có quyền kiểm tra, giám sát qua các tiêu chí, tiêu chuẩn.
"Nên tập trung quy trách nhiệm một đầu mối quản lý xăng dầu", ông Cường nêu quan điểm.
Chiều 1.11.2022: Giá xăng tăng từ 380- 410 đồng/lít
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội nhìn nhận, thời gian vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng phải thay đổi toàn diện cơ chế, cách thức, "tránh tình trạng khi có vấn đề là đổ trách nhiệm cho nhau. Bộ Tài chính đổ cho Bộ Công thương còn Bộ Công thương lại đổ cho Bộ Tài chính".
Đại biểu Trịnh Xuân An trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội. Ảnh GIA HÂN
"Cá nhân tôi cho rằng nên đưa về một đầu mối Bộ Công thương. Xăng dầu là hàng hóa, liên quan đến xuất nhập, liên quan đến thị trường, đến điều tiết và Bộ Công thương sẽ có khả năng, bộ máy, thực hiện được chức năng, nhiệm vụ quản lý. Lâu nay, Bộ Tài chính, Bộ Công thương là liên bộ nhưng cũng không thể can thiệp sâu vào việc xác định giá. Việc lằng nhằng như vậy khiến việc điều hành không có sự linh hoạt", ông An phân tích.
Theo ông, cả sự linh hoạt và nguyên tắc thị trường trong điều hành cung ứng xăng dầu chúng ta chưa đảm bảo được cho nên phải thay đổi một cách toàn diện.
"Một đất nước với nền kinh tế mở, GDP mấy trăm tỉ đô mà lại thiếu xăng ở thành phố lớn thì không thể chấp nhận dù lý do gì đi chăng nữa", ông An nêu quan điểm và nhấn mạnh đây là "câu chuyện cần thay đổi ngay và luôn".
"Các đại biểu Quốc hội nói nhiều rồi. Không thể chấp nhận được giữa thế kỷ 21 mà ở Hà Nội và TP.HCM phải xếp hàng mua xăng", đại biểu đoàn Đồng Nai nhấn mạnh.
Hậu duệ nhà Nguyễn gửi văn bản phản đối đấu giá ấn Hoàng đế chi bảo Trong văn bản này, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam khẳng định Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên đã ký Công ước UNESCO vào năm 1970 nhằm tăng cường cuộc chiến chống buôn bán các hiện vật văn hóa từ năm 2005. Ngày 27-10, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam (hoàng tộc nhà Nguyễn) cho biết...